PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU CHUNG

Một phần của tài liệu bao_cao_so_1666_vv_tong_ket_nam_hoc_2020-2021,_phuong_huong_nhiem_vu_nam_hoc_2021-2022.signed (Trang 34 - 35)

1. Nghiêm túc quán triệt và triển khai thực hiện các nghị quyết, kết luận của Đảng, Quốc hội, các văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Bộ GD&ĐT, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh về giáo dục và đào tạo, đặc biệt là triển khai thực hiện có hiệu quả Kết luận số 51-KL/TW ngày 30/5/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Kết luận số 49-KL/TW ngày 10/5/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW ngày 13/4/2007 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; triển khai Luật Giáo dục 2019; triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để thực hiện các mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, có lộ trình, bước đi cụ thể, chắc chắn trong triển khai thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu cơ bản về lĩnh vực giáo dục đào tạo mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã đề ra.

2. Nâng cao vai trò, trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo. Tiếp tục đổi mới công tác quản lý; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong các cơ quan, đơn vị của ngành, coi trọng chất lượng xử lý công việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong mỗi cơ quan, đơn vị. Tiếp tục bồi dưỡng, nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Triển khai thực hiện nghiêm túc quy định nêu gương đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao động trong toàn ngành.

3. Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, dân chủ, kỷ cương; tăng cường an ninh, an toàn trường học; chú trọng công tác giáo dục thể chất, y tế trường học; xây dựng “Trường học hạnh phúc”, ứng xử văn hóa học đường và môi trường giáo dục nhà trường lành mạnh, dân chủ, kỷ cương; giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh.

4. Tăng cường các điều kiện để nâng cao chất lượng thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới đối với lớp 1, lớp 2 và lớp 6; chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục phổ thông đáp ứng yêu cầu chương trình mới (lớp 3, lớp 7, lớp 10 và các lớp tiếp theo); tiếp tục đổi mới công tác quản trị, tăng quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục. Xây dựng xã hội học tập; nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp huyện.

5. Tiếp tục thực hiện tốt việc đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và phương thức thi, kiểm tra, đánh giá, tạo sự chuyển biến tích cực, rõ nét về chất lượng và hiệu quả giáo dục. Trong đó, chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục thực chất ở các cấp học, bậc học, công tác bồi dưỡng, ôn tập để nâng cao tỉ lệ các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2022, tạo chuyển biến về chất lượng giáo dục vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa; khắc phục “bệnh thành tích” trong giáo dục; quản lý chặt chẽ về công tác dạy thêm, học thêm.

6. Củng cố, nâng cao chất lượng công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ. Đẩy mạnh xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và tổ chức các hoạt động giáo dục. Đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng trong giáo dục phổ thông.

Một phần của tài liệu bao_cao_so_1666_vv_tong_ket_nam_hoc_2020-2021,_phuong_huong_nhiem_vu_nam_hoc_2021-2022.signed (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)