Lựa chọn nguồn chiếu sáng và điều kiện thử hoạt tính

Một phần của tài liệu Trung tâm Thông tin – Thư viện Library and Information Center34112 (Trang 56 - 57)

Đối với phản ứng quang xúc tác, việc lựa chọn nguồn chiếu sáng để hoạt hóa chất quang xúc tác là quan trọng. Như đã đề cập trong các phần trước, chất bán dẫn cần được chiếu sáng với ánh sáng có năng lượng cao hơn hoặc bằng năng lượng vùng cấm để tạo ra các cặp e--h+ hoạt hóa các quá trình hóa học. Vì vậy, với mục đích là tổng hợp được chất quang xúc tác TiO2-CeO2 có hoạt tính cao dưới áng sáng mặt trời nhờ vào khả năng kìm hãm tốc độ tái hợp giữa e- và h+(làm tăng thời gian sống của các hạt tải điện e-, h+) cũng như có thể hoạt động trong vùng nhìn thấy của

ánh sáng mặt trời. Chúng tôi sử dụng trực tiếp ánh sáng mặt trời để kích thích phản ứng quang xúc tác trong quá trình thử hoạt tính.

Việc sử dụng trực tiếp ánh sáng mặt trời mang lại khả năng ứng dụng thực tiễn cao. Tuy nhiên, bên cạnh đó lại có khó khăn nhất định, đó là ở các thời điểm khác nhau cường độ ánh sáng mặt trời có thể khác nhau. Hiệu suất quang xúc tác của sản phẩm tỉ lệ với cường độ chiếu sáng (theo Mục 1.2.2.4). Do đó, việc thử hoạt tính quang xúc tác của các mẫu sản phẩm thuộc cùng một thông số nghiên cứu được tiến hành đồng thời (đảm bảo sự đồng nhất về điều kiện chiếu sáng). Lựa chọn thời điểm thử hoạt tính từ 11 ÷ 12 giờ trưa, trời quang mây và có cường độ chiếu sáng trung bình ~ 13 mW/cm2. Lặp lại thực nghiệm 3 lần và lấy giá trị trung bình. Mẫu có hoạt tính quang xúc tác tốt nhất được lưu lại và tiếp tục được so sánh với các mẫu khác trong cùng điều kiện thử tiếp theo.

Một phần của tài liệu Trung tâm Thông tin – Thư viện Library and Information Center34112 (Trang 56 - 57)