Ảnh hưởng của H2O2

Một phần của tài liệu Trung tâm Thông tin – Thư viện Library and Information Center34112 (Trang 133 - 196)

Tốcđộ phản ứng phân hủy quang xúc tác phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó sự tăng nồng độ của gốc •OH sẽlàm tăng tốc độ phản ứng phân hủy quang. Nồng độ gốc •OH có thể được tăng lên bằng sự thêm H2O2, đồng thời nó cũng có thể kìm hãm quá trình tái hợp giữa e- và h+theo phương trình:

TiO2(e-) + H2O2→ TiO2 + OH- + •OH

Vì vậy, sự cho thêm H2O2 có thể đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tốc độ phân hủy phẩm nhuộm [7, 106].

Để khảo sát ảnh hưởng của H2O2, chúng tôi tiến hành phân hủy quang 3 mẫu: mẫu 1 chỉ có H2O2 (0,2 ml H2O2 30%/100 ml dung dịch nước thải); mẫu 2 chỉ có chất xúc tác TiO2-CeO2; mẫu 3 có cả chất xúc tác TiO2-CeO2 và H2O2. Các lượng chất khác được giữ không đổi: 0,15 g bột xúc tác TiO2-CeO2, 100 ml dung

dịch nước thải dệt nhuộm ở pH = 3. Tiến hành phân hủy quang trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời trong 3 giờ, từ 10 ÷ 13 giờ trong ngày. Các kết quả COD và hiệu suất phân hủy quang được thể hiện trong Bảng 3.32 và Hình 3.81.

Các kết quả từ Bảng 3.32 cho thấy, khi có mặt của H2O2 thêm vào đã làm tăng đáng kể hiệu suất phân hủy quang nước thải dệt nhuộm. Sau khi xử lý thì phẩm nhuộm trong nước thải gần như bị phân hủy hoàn toàn, dung dịch thu được không còn màu, không mùi và COD sau 3 giờ xử lý dưới ánh sáng mặt trời là 45 mg/l. Chỉ số COD này đạt chuẩn nước thải công nghiệp loại A (theo Tiêu chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp của Việt Nam – QCVN 24: 2009/BTNMT – Phụ lục 3.126) và cho thấy tính khả thi cao trong việc ứng dụng chất quang xúc tác hệ TiO2-CeO2 tổng hợp được đối với xử lý nước thải dệt nhuộm nói riêng, cũng như trong xử lý môi trường nói chung.

Bảng 3.32. Ảnh hưởng của H2O2đến hiệu suất phân hủy quang nước thải dệt nhuộm

Mẫu COD trước

(mg O2/l) COD sau (mg O2/l) Hiệu suất (%) 1 440 362 17,7 2 440 96 78,2 3 440 45 89,8 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 1 2 3 Mẫu H iệ u s u t p h â n h y ( % )

Hình 3.81.Ảnh hưởng của H2O2đến hiệu suất phân hủy quang nước thải dệt

3.5.4. Kết luận

Đã khảo sát thăm dò được một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất quá trình quang xúc tác phân hủy nước thải dệt nhuộm dưới ánh sáng mặt trời của chất xúc tác hệ TiO2-CeO2 tổng hợp bằng phương pháp đồng kết tủa, như: thời gian chiếu sáng, pH của dung dịch, ảnh hưởng của H2O2. Khi thời gian chiếu sáng tăng, hiệu suất phân hủy tăng và sau 4 giờ phản ứng chỉ số COD đã giảm xuống đáng kể (từ 440 mg/l xuống 115 mg/l). pH của dung dịch có ảnh hưởng đến hiệu suất quang xúc tác, môi trường axit tạo thuận lợi cho quá trình hấp phụ phẩm nhuộm lên xúc tác và làm tăng hiệu suất quang xúc tác. Sự có mặt của H2O2 với vai trò là tác nhân bắt electron tạo gốc •OH và làm kìm hãm quá trình tái hợp e- - h+, đã góp phần làm tăng mạnh tốc độ phản ứng quang xúc tác xử lý nước thải dệt nhuộm của chất xúc tác hệ TiO2-CeO2. Dung dịch nước thải dệt nhuộm ở pH = 3, sử dụng xúc tác TiO2-CeO2 1,5 g/l và H2O2 0,02 mol/l, sau 3 giờ xử lý dưới ánh sáng mặt trời chỉ số COD = 45 mg/l, đạt chuẩn về chỉ tiêu COD của nước thải công nghiệp loại A (QCVN 24: 2009/BTNMT).

KẾT LUẬN

1. Đã thành công trong việc biến tính nano TiO2 bằng cách pha tạp xeri theo 3 phương pháp: tẩm, sol-gel và đồng kết tủa, từ các tiền chất Ti(OC4H9)4 và (NH4)2Ce(NO3)6. Sản phẩm pha tạp TiO2-CeO2 giữ được cấu trúc anata đặc trưng của TiO2, có khả năng hấp thụ ánh sáng ở vùng nhìn thấy và có hoạt tính quang xúc tác cao hơn đáng kể so với TiO2 không pha tạp dưới ánh sáng mặt trời.

Xúc tác hệ TiO2-CeO2 tổng hợp bằng phương pháp khác nhau, có cơ chế pha tạp và cơ chế kích thích quang khác nhau. CeO2 có thể pha tạp bề mặt tạo thành cặp bán dẫn với TiO2 (phương pháp tẩm) hoặc pha tạp vào cấu trúc của TiO2 (phương pháp sol-gel và đồng kết tủa). CeO2 làm giảm Eg của sản phẩm, đồng thời có vai trò là tâm bắt các e- quang sinh, kìm hãm sự tái hợp giữa các e- và h+, làm tăng hoạt tính quang xúc tác.

2. Đã nghiên cứu một cách hệ thống các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp xúc tác hệ TiO2-CeO2 và hoạt tính quang xúc tác của sản phẩm. Các đặc trưng vật lý của sản phẩm có nhiều thay đổi, như: kích thước hạt, diện tích bề mặt riêng, khả năng hấp thụ ánh sáng,… và phụ thuộc vào nhiều yếu tố: phương pháp tổng hợp, hàm lượng CeO2 pha tạp, chế độ xử lý nhiệt, độ pH,... Sự có mặt của CeO2 pha tạp kìm hãm quá trình chuyển pha từ anata sang rutin của TiO2, đồng thời làm giảm kích thước hạt của sản phẩm.

Xác định được điều kiện thích hợp cho quá trình tổng hợp xúc tác nano hệ TiO2-CeO2 bằng phương pháp tẩm, sol-gel và đồng kết tủa.

+ Phương pháp tẩm: pha tạp 0,075%CeO2 theo khối lượng, tỉ lệ thể tích EOH/TBOT = 2/1, thời gian khuấy tẩm 5 giờ, nhiệt độ sấy 110oC, nhiệt độ nung 600oC trong 5 giờ với tốc độ nâng nhiệt 2oC/phút.

+ Phương pháp sol-gel: pha tạp 0,025%CeO2 theo khối lượng, tỉ lệ thể tích EOH/TBOT = 3/1, tỉ lệ mol H2O/TBOT = 3/1, thời gian già hóa gel 9 ngày, nhiệt độ sấy gel 110oC, nhiệt độ nung 600oC trong 30 phút với tốc độ nâng nhiệt 2oC/phút.

+ Phương pháp đồng kết tủa: pha tạp 0,025%CeO2 theo khối lượng, tỉ lệ thể tích EOH/TBOT = 4/1, thủy phân ở pH = 9, nhiệt độ thủy phân 60oC,nhiệt độ sấy 110oC, nhiệt độ nung 700oC trong 1 giờ với tốc độ nâng nhiệt 2oC/phút.

Tổng hợp bằng phương pháp đồng kết tủa, sản phẩm có diện tích bề mặt riêng lớn nhất (SBET = 35,55 m2/g), các hạt sản phẩm có độ phân tán cao và có hoạt tính quang xúc tác tốt nhất.

3. Đã khảo sát thăm dò khả năng ứng dụng thực tế với vai trò quang xúc tác của oxit hệ TiO2-CeO2 tổng hợp bằng phương pháp đồng kết tủa đối với quá trình xử lý nước thải dệt nhuộm làng nghề Vạn Phúc – Quận Hà Đông – Hà Nội. Sau khi tiến hành phân hủy dưới ánh sáng mặt trời trong 3 giờ (có mặt của H2O2 với nồng độ 0,02 mol/l làm chất trợ xúc tác), phẩm nhuộm trong nước thải đã gần như bị phân hủy hoàn toàn (COD = 45 mg/l), đạt chuẩn về chỉ tiêu COD của nước thải công nghiệp loại A (QCVN 24: 2009/BTNMT). Kết quả này cho thấy tính khả thi của việc ứng dụng vật liệu quang xúc tác nano hệ TiO2-CeO2 tổng hợp được trong xử lý môi trường.

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Nguyễn Đình Bảng, Nghiêm Xuân Thung, Mạc Đình Thiết, Nguyễn Minh Việt (2008), “Tổng hợp oxit hỗn hợp TiO2-CeO2 có kích thước nanomet bằng phương pháp sol-gel”, Tạp chí Hóa học Tập 46 (2A), tr. 1-6.

2. Mạc Đình Thiết, Nguyễn Đình Bảng, Nghiêm Xuân Thung (2010), “Khảo sát

ảnh hưởng của nhiệt độ nung đến các đặc trưng và hoạt tính xúc tác quang hóa của oxit hỗn hợp TiO2-CeO2”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Tập 48 (2A), tr. 102- 107.

3. Nguyễn Đình Bảng, Nghiêm Xuân Thung, Mạc Đình Thiết (2010), “Tổng hợp oxit hỗn hợp TiO2-CeO2 có kích thước nano bằng phương pháp tẩm và khảo sát hoạt tính xúc tác quang hóa của nó”, Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học Tập 15 (2), tr. 45-49.

4. Mạc Đình Thiết, Nguyễn Đình Bảng, Nghiêm Xuân Thung (2010), “Ảnh hưởng

của điều kiện nung đến cấu trúc tinh thể, kích thước hạt và hoạt tính quang xúc tác của oxit hỗn hợp TiO2-CeO2”, Tạp chí Hóa học Tập 48 (4C), tr. 135-140.

5. Mạc Đình Thiết, Nguyễn Đình Bảng, Nghiêm Xuân Thung (2010), “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố thủy phân đến quá trình điều chế oxit hỗn hợp TiO2-CeO2 bằng phương pháp đồng kết tủa và hoạt tính quang xúc tác của oxit”,

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

[1]. Vũ Đăng Độ, Triệu Thị Nguyệt (2008), Hóa học vô cơ, Tập 2, NXB Giáo dục.

[2]. Đặng Thanh Lê, Mai Đăng Khoa, Ngô Sĩ Lương (2008), “Khảo sát hoạt tính xúc tác quang của bột TiO2 kích thước nano mét đối với quá trình khử màu thuốc nhuộm”, Tạp chí Hóa học Tập 46 (2A), tr. 139-143.

[3]. Ngô Sỹ Lương, Lê Diên Thân, Nguyễn Huy Phiêu (2011), “Ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian sấy, nung đến cấu trúc và hoạt tính quang xúc tác của bột N- TiO2 kích thước nano điều chế theo phương pháp thủy phân TiCl4 trong dung dịch nước có mặt amoniac”, Tạp chí Hóa học Tập 49 (2ABC), tr. 599-604.

[4]. Nguyễn Đức Nghĩa (2007), Hóa học nano: công nghệ nền và vật liệu nguồn, NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.

[5]. Hoàng Nhâm (2000), Hóa học vô cơ, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[6]. Trần Văn Nhân, Ngô Thị Nga (2005), Công nghệ xử lý nước thải, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

[7]. Nguyễn Văn Nội, Bùi Thị Quỳnh Trang, Vũ Văn Nhượng (2008), “Tổng hợp xúc tác quang hóa silica-titania và ứng dụng trong xử lý nước thải của làng nghề dệt nhuộm”, Tạp chí Hóa học Tập 46 (2A), tr. 239-244.

Tiếng Anh

[8]. Akpan U.G., Hameed B.H. (2010), “The advancements in sol-gel method of doped-TiO2 photocatalysts”, Applied Catalysis A. Rev: General 375, pp. 1-11. [9]. Alberici R.M., Jardim W.F. (1997), “Photocatalytic destruction of VOCs in the gas phase using titanium dioxide”, Applied Catalysis B: Environmental 14, pp. 55-68.

[10]. Aman N., Satapathy P.K., Mishra T., Mahato M., Das N.N. (2012), “Synthesis and photocatalytic activity of mesoporous cerium doped TiO2 as visible light sensitive photocatalyst”, Materials Research Bulletin 47, pp. 197-183.

[11]. Amquist C.B., Biswas P. (2002), “Role of Synthesis Method and Particle Size of Nanostructured TiO2 on Its Photoactivity”, Journal of Catalysis 212, pp. 145-156.

[12]. Asahi R., Morikawa T., Ohwaki T., Aoki K., Taga Y. (2001), “Visible-Light Photocatalysis in Nitrogen-doped Titanium Oxides”, Science 293, pp. 269-271.

[13]. Augugliaro V., Coluccia S., Loddo V., Marchese L., Martra G., Palmisano and Schiavello M. (1999), “Photocatalytic oxidation of gaseous toluene on anatase TiO2 catalyst: mechanistic aspects and FT-IR investigation”, Applied Catalysis B:

Environmental 20, pp. 15-27.

[14]. Bamwenda G.R., Uesigi T., Abe Y., Sayama K., Arakawa H. (2001), “The photocatalytic oxidation of water to O2 over pure CeO2, WO3, and TiO2 using Fe3+ and Ce4+ as electron acceptors”, Applied Catalysis A: General 205, pp. 117-128. [15]. Bandara J., Humphry Baker R., Kiwi J. and Pulgarin C. (1996), “Oxidative Degradation of Fluorescence of Non-biodegradable Brightener via Titania Suspensions induced Visible Light. Implications for the Natural Cycle”, J.

Advanced Oxidation Technologies 1, pp. 126-132.

[16]. Behnajady M.A., Modirshahla N., Shokri M., Rad B. (2008), “Enhancement of photocatalytic activity of TiO2 nanoparticles by silver doping: Photodeposition versus liquid impregnation methods”, Global Nest Journal 10 (1), pp. 1-7.

[17]. Birkefeld L.D., Azad A.M., Akbar S.A. (1992), “Carbon monoxide and hydrogen detection by anatase modification of titanium dioxide”, J. Am. Ceram. Soc. 75, pp. 2964-2968.

[18]. Boer K.W. (1990), Survey of Semiconductor Physics, Van Nostrand. Reinhold, New York.

[19]. Braginsky L., Shklover V. (1999), “Light Absorption in TiO2 Nanoparticles”. Eur. Phys. J. D. 9, pp. 627-630.

[20]. Braun A.M., Oliveros E. (1997), “How to evaluate photochemical methods for water treatment”, Water. Sci. Technol. 35, pp. 17-23.

[21]. Brinker C.J., George W.S. (1990), Sol-Gel Science: The Physics and

Chemistry of Sol-Gel Processing, Academic Press. INC.

[22]. Cai R., Hashimoto K., Kubota Y. and Fujishima A. (1992), “Increment of photocatalytic killing of cancer cells using titanium dioxide with the aid of superoxide dismutase”, Chemistry Letters 3, pp. 427-430.

[23]. Carneiro J.O., Teixeira V., Portinha A. et al. (2007), “Iron-doped photocatalytic TiO2 sputtered coatings on plastics for selfcleaning applications”,

Materials Science and Engineering B 138 (2), pp. 144-150.

[24]. Carp O., Huisman C.L., Reller A.. (2004), “Photoinduced reactivity of titanium dioxide”, Progress in Solid State Chemistry 32, pp. 33-177.

[25]. Carraway E.R., Hoffman A.J., Hoffman M.R. (1994), “Photocatalytic oxidation of organic acids on quantum-sized semiconductor colloids”, Environ. Sci.

Technol. 28 (5), pp. 786-793.

[26]. Chao-hai W., Xin-hu T., Jie-rong L., Shu-ying T. (2007), “Preparation, characterization and photocatalytic activities of boron and cerium-codoped TiO2”,

Journal of Environmental 19, pp. 90-96.

[27]. Chemseddine A. and Moritz T. (1999), “Nanostructuring titania: Control over nanocrystal structure, size, shape, and organization”, Eur. J. Inorg. Chem. 2, pp. 235-245.

[28]. Chen C., Wang Z., Ruan S., Zou B., Zhao M. and Wu F. (2008), “Photocatalytic degradation of C.I. Acid Orange 52 in the presence of Zn-doped TiO2 prepared by a stearic acid gel method”, Journal of Dyes and Pigments 77, pp. 204-209.

[29]. Chen D., Ray A.K. (1999), “Photocatalytic kinetics of phenol and its derivatives over UV irradiated TiO2”, Appl. Catal. B: Environ. 23, pp. 143-157. [30]. Chen X. and Mao S.S. (2007), “Titanium dioxide nanoparticles: Synthesis, properties, modifications, and applications”, American Chemical Society: Chem.

Rev. 107, pp. 2891-2959.

[31]. Chong M.N., Jin B., Chow W.K., Saint C. (2010), “Recent developments in photocatalytic water treatment technology: A Review”, Journal homepage 44, pp. 2997-3027.

[32]. Damm C., Völtzke D., Abicht H.P., Israel G. (2005), “Influence of TiO2 particles on the photocatalytic acrylate polymerization”, Journal of Photochemistry

and Photobiology A: Chemistry 174, pp. 171-179.

[33]. Eufinger Karin (2007), Effect of deposition conditions and doping on the structure, optical properties and photocatalytic activity of d.c.magnetron sputtered

TiO2 thin films, Maart.

[34]. Fallet M., Permpoon S., Deschanvres J.L., Langlet M. (2006), “Influence on the physicostructural properties on the photocatalytic activity of sol-gel derived TiO2 thin films”, Journal of Materials Science 41, pp. 2915-2927.

[35]. Fang J., Bi X., Si X., Jiang Z., Huang W. (2007), “Spectroscopic studies of interfacial structures of TiO2-CeO2 mixed oxides”, Applied Surface Science 253, pp. 8952-8961.

[36]. Feltes T.E., Alonso L.E., Smit E., Souza L., Meyer R.J. (2010), “Selective adsorption of manganese onto cobalt for optimized Mn/Co/TiO2 Fischer–Tropsch catalysts”, Journal of Catalysis 270, pp. 95-102.

[37]. Fujishima A. & Honda K. (1972), “Electrochemical photolysis of water at a semiconductor electrode”, Nature 238, pp. 37-38.

[38]. Fujishima A., Ohtsuki J., Yamashita T., Hayakawa S. (1986), “Behavior of tumor cells on photoexcited semiconductor surface”, Photomed. Photobiol. 8, pp. 45-46.

[39]. Fujishima A., Rao T.N., Tryk D.A. (2000), “Titanium dioxide photocatalysis”, Journal of Photochemistry and Photobiology C: Photochem. Rev.

1, pp. 1-21.

[40]. Galindo F., Gómez R., Aguilar M. (2008), “Photodegradation of the herbicide 2,4-diclorophenoxyacetic acid on nanocystalline TiO2-CeO2 sol-gel catalysts”, Journal of Molecular Catalysis A:Chemical 281, pp. 119-125.

[41]. George Kutty Reenamole (2009), Enhanced absorption metal oxides for

photocatalytic applications, Dublin Institute of Technology.

[42]. Gratzel M. (1989), “Heterogeneous Photochemical Electron Transfer”, CRC.

Press: Boca Raton.Florida., pp. 43-86.

[43]. Gribb A.A. and Banfield J.F. (1997), “Particle size effects on transfor- mation kinetics and phase stability in nanocrystalline TiO2”, Am. Mineral. 82, pp. 717-728.

[44]. Ha M.G., Jeong E.D., Won M.S. and Kim H.G. (2006), “Electronic Band Structure and Photocatalytic Activity of M-Doped TiO2 (M = Co and Fe)”, Journal

of the Korean Physical Society 49, pp. 675-679.

[45]. Haga Y., An H. and Yosomiya R. (1997 ), “Photoconductive. Properties of TiO2 Films Prepared by the Sol-gel Method and Its Application”, J. Mater. Sci. 32, pp. 3183-3188.

[46]. Han F., Kambala R., Srinivasan M., Rajarathnam D., Naidu R. (2009), “Tailored titanium dioxide photocatalysts for the degradation of organic dyes in wastewater treatment”, Applied Catalysis A: General 395, pp. 25-40.

[47]. Hathway T., Rockafellow E.M., Oh Y.C., Jenks W.S. (2009), “Photocatalytic degradation using tungsten-modified TiO2 and visible light: Kinetic and mechanistic

effects using multiple catalyst doping strategies”, Journal of Photochemistry and

Photobiology A: Chemistry 207, pp. 197-203.

[48]. Herrmann J.M., Disdier J., Mozaneg M.N. and Pichat P. (1979), “Heterogeneous Photocatalysis: In situ photoconductivity study of TiO2 during oxidation of isobutane into acetone”, Journal of Catalysis 60, pp. 369-377.

[49]. Hidaka H., Zhao J., Pelizzetti E., Serpone N. (1992), “Photodegradation of surfactants.8. Comparison of photocatalytic processes between anionic DBS and cationic BDDAC on the titania surface”, J. Phys. Chem. 96, pp. 2226-2230.

[50]. Hoffman M.R., Martin S.T., Choi W. and Bahnemann D.W. (1995), “Environmental Applications of Semiconductor Photocatalysis”, Chemical Review 95, pp. 69-96.

[51]. Hsing-Chun, Chen J.M. (2006), “Kinetic of Photocatalytic Decomposition of Methylene Blue”, Ind. Eng. Chem. Res. 45, pp. 6450-6457.

[52]. Hwu Y., Yao Y.D., Cheng N.F. et al. (1997), “X-ray Absorption of Nanocrystal TiO2”, J. Nanostruct. Mater. 9, pp. 355-358.

[53]. Jang H.D., Kim S.K., Kim S.J. (2001), “Effect of particle size and phase composition of titanium dioxide nanoparticles on the photocatalytic properties”,

Journal of Nanoparticle Research 3, pp. 141-147.

[54]. Jolivet Jean-Piere (2000), Metal Oxide Chemistry and Synthesis, From

solution to solid state, John Wiley & Sons, LTD.

[55]. Jung K.Y., Jung Y.R., Jeon J.K., Kim J.H., Park Y.K. (2011), “Preparation of mesoporous V2O5/TiO2 via spray pyrolysis and its application to the catalytic conversion of 1,2-dichlorobenzene”, Journal of Industrial and Engineering

Chemistry 17, pp. 144-148.

[56]. Jung K.Y., Park S.B. (1999), “Anatase-phase titania: preparation by embedding silica and photoactivity for the decomposition of trichloroethylene”,

Journal of Photochemistry and Photobiology A: Chemistry 127, pp. 117-122.

[57]. Jung K.Y., Park S.B., Ihm S.K. (2002), “Linear relationship between the crystallite size and the photoactivity of non-porous titania ranging from nanometer to micrometer size”, Applied Catalysis A: General 224, pp. 229-237.

[58]. Jung K.Y., Park S.B. (2004), “Photoactivity of SiO2/TiO2 and ZrO2/TiO2 mixed oxides prepared by sol-gel method”, Materials Letters 58, pp. 2897-2900.

[59]. Kaneko M. and Okura I. (2002), “Photocatalysis science and technology”,

Springer, Tokyo, pp. 51-68.

[60]. Kim D.H., Hong H.S., Kim S.J., Song J.S., Lee K.S. (2004), “Photocatalytic behaviors and structural characterization of nanocrystalline Fe-doped TiO2 synthesized by mechanical alloying”, J. Alloys Compd. 375, pp. 259-264.

[61]. Klosek S., Raftery D. (2001), “Visible-light driven V-doped TiO2 photocatalyst and its photooxidation of ethanol”, J. Phys. Chem B. 105, pp. 2815- 2819.

[62]. Korologos C.A., Nikolaki M.D., Zerva C.N and et al. (2012), “Photocatalytic oxidation of benzene, toluene, ethylbenzene and m-xylene in the gas-phase over TiO2-based catalysts”, Journal of Photochemistry and Photobiology A: Chemmistry

244, pp. 24-31.

[63]. Kumbhar A., Chumanov G. (2005), “Synthesis of iron (III)-doped titania nanoparticles and its application for photodegradation of sulforhodamine-B pollutant”, J. Nanoparticle Res. 7, pp. 489-498.

[64]. Legrini O., Oliveros E. and Braun A.M. (1993), “Photochemical Processes for Water Treatment”, Chem. Rev. 93, pp. 671-698.

[65]. Lezner M., Grabowska E., Zaleska A. (2012), “Preparation and photocatalytic activity of iron-modified titanium dioxide photocatalyst”,

Physicochem. Probl. Miner. Process. 48(1), pp. 193-200.

[66]. Li B., Wang X., Yan M., Li L. (2002), “Preparation and characterization of nano-TiO2 powder”, Materials Chemistry and Physics 78, pp. 184-188.

[67]. Li F.B., Li X.Z., Ao C.H., Lee S.C., Hou M.F. (2005), “Enhanced photocatalytic degradation of VOCs using Ln3+-TiO2 catalysts for indoor air purification”, Chemosphere 59, pp. 787-800.

[68]. Li F.B., Li X.Z., Hou M.F. (2004), “Photocatalytic degradation of 2-

Một phần của tài liệu Trung tâm Thông tin – Thư viện Library and Information Center34112 (Trang 133 - 196)