Các câu hỏi nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tạo động lực làm việc cho đội ngũ cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn huyện Na Hang, tỉnh Tuyển Quang (Trang 37)

5. Kết cấu của luận văn

2.1. Các câu hỏi nghiên cứu

Để thực hiện luận văn, cần phải trả lời các câu hỏi chính sau đây:

- Thực trạng công tác tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức huyện Na Hang trong thời gian qua như thế nào?

- Nhân tố nào ảnh hưởng đến tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức huyện Na Hang?

- Những giải pháp cần có để nâng cao động lực làm việc đối với CBCC cấp xã tại huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang trong thời gian tới?

2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Để thu thập thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu đề tài sử dụng nguồn số liệu thứ cấp và nguồn số liệu sơ cấp.

2.2.1.1. Ph ơng pháp thu thập thông tin thứ cấp

Việc xác định các tiêu thức dùng để nghiên cứu các giải pháp tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức trên địa bàn huyện Na Hang dựa trên cơ sở thu thập và tham khảo các số liệu từ việc:

- Thu thập thông tin trên các trang web, diễn đàn như cổng thông tin điện tử của huyện Na Hang.

- Thu thập thông tin từ tạp chí khoa học, sách, báo.

- Thu thập thông tin, số liệu của các cơ quan chức năng huyện Na Hang. - Thu thập thông tin về luật, nghị định, thông tư và chỉ thị của chính phủ, thông báo, công văn về công tác tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức.

- Thu thập thông tin từ các báo cáo tổng kết cuối năm, các báo cáo hoặc các thông tin khác về phát triển nguồn nhân lực của huyện Na Hang.

2.2.1.2. Ph ơng pháp thu thập thông tin sơ cấp a. Ph ơng pháp phỏng vấn sâu

Mục đích phỏng vấn sâu các đối tượng khác nhau để nhận thông tin giúp học viên có thể so sánh các thông tin thu thập được từ các đối tượng khác nhau, đánh

29

giá tính logic khoa học của kết quả phân tích định lượng với những thông tin phỏng vấn thu thập được.

b. Ph ơng pháp điều tra bằng phiếu hỏi

- Nội dung phương pháp:sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu trực tiếp qua đối tượng nghiên cứu. Được thực hiện bằng hình thức trả lời bảng câu hỏi về động lực làm việc cho cán bộ, công chức huyện Na Hang.

- Đối tượng điều tra: toàn bộ cán bộ công chức đang công tác tại các xã trên bạn huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang.

- Quy mô mẫu

Để thực hiện đề tài này, tác giả sử dụng bảng hỏi để thu thập thông tin sơ cấp. Mẫu khảo sát định lượng được xác định theo công thức Slovin.

n = N/(1+Nx e2)

Với N: Tổng số cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn huyện Na Hang Chọn e = 0,05 tương ứng 5% (khoảng sai số cho phép nhỏ hơn 10%)

Tính đến hết năm 2019, số lượng CBCC cấp huyện trên địa bàn huyện Na Hang là 241 người. Từ công thức Slovin ở trên ta tính được số lượng CBCC cần điều tra là 151 người. Như vậy, tác giả sẽ phát ra 151 phiếu.

Để ước lượng mức độ đánh giá đối với thực trạng quản lý nguồn nhân lực trên địa bàn huyện Na Hang tác giả sử dụng thang đo Likert 5 mức độ. Thang đo được tính như sau: 1- Hoàn toàn không đồng ý, 2- Không đồng ý, 3- Bình thường (Không ý kiến ), 4- Đồng ý, 5- Hoàn toàn đồng ý.

Cách xác định khoảng đo bằng cách xác định giá trị khoảng như sau: Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum)/n = (5 -1)/5= 0.8 Ý nghĩa của giá trị trung bình đối với thang đo đánh giá ảnh hưởng:

1.00 - 1.80: Rất không đồng ý; 1.81 - 2.60: Không đồng ý; 2.61 - 3.40: Bình thường; 3.41 - 4.20: Đồng ý; 4.21 - 5.00: Rất đồng ý.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin

Sau khi thu thập được các tài liệu cần thiết đã tiến hành phân loại tài liệu đã thu thập được; liên kết các yếu tố, các thành phần thông tin thu thập được thành một chỉnh thể để tổng hợp xây dựng cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng về công tác tạo động lực cho đội ngũ CBCC cấp xã trên địa bàn huyện Na Hang.

30

Từ các số liệu thứ cấp và sơ cấp thu thập được tổng hợp xây dựng các bảng số liệu thống kê theo các tiêu chí phục vụ cho việc đánh giá thực trạng công tác động lực cho đội ngũ CBCC cấp xã trên địa bàn huyện Na Hang.

* Triển khai thu thập số liệu:

Để thu thập số liệu phục vụ cho nghiên cứu này, tác giả sử dụng 2 phương thức khảo sát: 1, phỏng vấn trực tiếp CBCC cấp xã; 2, gửi email cho những CBCC mà tác giả không gặp được sau đó gọi điện nhờ họ tích vào phiếu khảo sát và gửi lại cho tác giả để tổng hợp.

Các bước triển khai trong quá trình thu thập số liệu được thu thập như sau:

B ớc 1: Tiến hành phát phiếu điều tra cho các đối tượng phỏng vấn, nói rõ các yêu cầu điều tra và nội dung kèm theo cho việc trả lời các câu hỏi. Ngoài ra, đề cương nghiên cứu giới thiệu về đề tài cũng được đính kèm theo bảng câu hỏi để phục vụ cho những người có nhu cầu hiểu rõ hơn về đề tài cũng như khái niệm được sử dụng trong bảng câu hỏi.

Nhằm đảm bảo đối tượng khảo sát là phù hợp đối với nghiên cứu này, trong phiếu điều tra phát ra và trên bảng câu hỏi nghiên cứu đều có nhấn mạnh đến các đặc điểm của đối tượng khảo sát để loại các đối tượng không phù hợp. Nhằm đảm bảo tính bảo mật của người trả lời, trên bảng câu hỏi đã thể hiện cam kết chỉ sử dụng thông tin cho mục đích nghiên cứu của đề tài cùng với cam kết bảo mật thông tin cho người trả lời.

B ớc 2: Nhận các trả lời và tổng hợp các kết quả trả lời của nhân lực.

B ớc 3: Tiến hành điều tra lại một số đối tượng khác nếu như các câu trả lời chưa đủ ý hoặc rõ nghĩa.

2.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin

Sử dụng kết hợp những phương pháp khác nhau để phân tích thông tin thu được như:

2.2.3.1. Ph ơng pháp thống kê mô tả

Nghiên cứu việc tổng hợp, số hóa, biểu diễn bằng đồ thị các số liệu thu thập được. Sau đó tính toán các tham số đặc trưng cho tập hợp dữ liệu như: trung bình, phương sai... nhằm mô tả tập dữ liệu. Đề tài tập trung lấy số liệu từ năm 2017 - 2019 về nội dung tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức trên địa bàn huyện Na Hang với các mẫu đã được lựa chọn.

31

2.2.3.2. Ph ơng pháp so sánh

Lấy các số liệu và tính toán kết quả sau đó so sánh kết quả của các năm 2017 - 2019 từ đó có thể thấy được xu hướng của tổng thể, đồng thời cũng thấy được những ưu điểm và nhược điểm để đưa ra những giải pháp nhanh chóng và kịp thời để nâng cao hiệu quả làm việc cho cán bộ công chức trên địa bàn huyện Na Hang.

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình cơ cấu cán bộ công chức huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang Hang, tỉnh Tuyên Quang

- Chỉ tiêu phản ánh sự phân bổ CBCC cấp xã theo địa bàn - Chỉ tiêu phản ánh trình độ CBCC cấp xã

- Chỉ tiêu phản ánh về độ tuổi, giới tính của CBCC cấp xã - Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu CBCC cấp xã theo chức danh

2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức cấp xã chức cấp xã

a) Tạo động lực làm việc thông qua chính sách về môi tr ờng làm việc

- Người lao động được tạo môi trường làm việc thoải mái và bình đẳng - Môi trường làm việc tại cơ quan phù hợp với văn hoá ứng xử

- Cấp trên và đồng nghiệp luôn hỗ trợ, động viên

- Được cung cấp đầy đủ các phương tiện, máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho công việc.

b) Tạo động lực làm việc thông qua chính sách bản chất công việc

- Cơ hội thăng tiến trong công việc phù hợp với năng lực của bản thân - Công việc kích thích sáng tạo và không nhàm chán

- Công việc không bị áp lực, không căng thẳng - Công việc có tính ổn định

c) Tạo động lực làm việc thông qua chính sách về l ơng và phúc lợi

- Tiền lương phản ánh đúng giá trị đóng góp của cá nhân

- Tiền lương được chi công bằng dựa trên kết quả thực hiện công việc - Tiền lương nhận được đảm bảo cho cuộc sống của bản thân và gia đình - Chính sách tiền lương được công khai minh bạch

32

- Mức chi phúc lợi phù hợp

- Chế độ phúc lợi rõ ràng, minh bạch

- Việc sử dụng quỹ phúc lợi công bằng, hợp lý

d) Tạo động lực làm việc thông qua chính sách tuyển dụng, đào tạo và bổ nhiệm cán bộ

- Chính sách đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng CBCC - Chính sách bổ nhiệm cán bộ, luân chuyển cán bộ

- Chính sách tuyển dụng CBCC

e) Tạo động lực làm việc thông qua chính sách về con ng ời

- Mối quan hệ với cấp trên - Mối quan hệ với đồng nghiệp

2.3.3. Các tiêu chí phản ánh các nhân tố ảnh hưởng tới tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang

- Các nhân tố thuộc về cá nhân các bộ, tổ chức - Các nhân tố thuộc về cơ quan làm việc - Các nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô.

33

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NA HANG,

TỈNH TUYÊN QUANG

3.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang

Huyện Na Hang nằm về phí Bắc của Tuyên Quang, Thị trấn Na Hang cách thành phố Tuyên Quang chừng 110 km, với diện tích 1.471 km2 Vị trí huyện Na Hang như sau:

- Phía Bắc giáp tỉnh Hà Giang và tỉnh Cao Bằng - Phía Đông giáp tỉnh Bắc Kạn

- Phía Nam giáp huyện Chiêm Hoá - Phía Tây giáp huyên Lâm Bình

Huyện Na Hang nằm trong lưu vực của 2 sông lớn: sông Gấm bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua núi Đỗ xã Thượng Tân huyện Bắc Mê vào địa phân Na Hang với chiều dài 53km. Sông Năng bắt nguồn từ tỉnh Cao Bằng xuống hồ Ba Bể (Bắc Kan) chảy qua Thác Đầu Đẳng vào địa bàn huyện Na Hang với chiều dài 25 km. Ngoài 2 con sông Gâm và Sông Năng, huyện Na Hang còn có nhiều khe, lạch, suối nhỏ và trung bình. Như vậy có thể thấy huyện Na Hang có địa hình phức tạp.

Huyện Na Hang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh. Mùa hè từ tháng 4 đến tháng 9, khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều. Mùa Đông từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, không khí lạnh, khô hanh ít mưa, có nhiều sương muối cục bộ. Nhiệt độ trung bình năm 230C. Lượng mưa trung bình năm 1.800 mm. Độ ẩm không khí trung bình 85%.

Điều kiện khí hậu ở đây thích hợp với nhiều loại cây trồng vật nuôi, đây là một trong những điều kiện thuận lợi để huyện có thể đẩy mạnh phát triển sản xuất đa dạng các loại các loại sản phẩm hàng hoá.

3.1.2. Điều kiện về kinh tế, xã hội của huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang

Huyện Na Hang có 10 xã thuộc diện đầu tư của Chương trình 135. Điều kiện kinh tế huyện nói chung còn nhiều khó khăn. Theo kết quả cuộc tổng điều tra dân số

34

và nhà ở năm 2016, dân số thường trú trên địa bàn huyện Na Hang là 64742 người, có 4 dân tộc anh em chung sống, trong đó dân tộc Tày chiếm hơn 50%, dân tộc Dao chiếm hơn 20%, Kinh chiếm 9,1%, H’Mông chiếm 5%, còn lại là các dân tộc khác.

Điều kiện kinh tế của huyện Na Hang nói chung còn nhiều khó khăn. Hoạt động kinh tế trên địa bàn huyện chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất trang thiết bị còn nhiều khó khăn. Trong giai đoạn 2017, tổng thu ngân sách của huyện chỉ đạt hơn 400 tỷ đồng và tăng lên đến gần 570 tỷ đồng vào năm 2019. Phần lớn ngân sách của huyện do điều tiết từ ngân sách cấp tỉnh và một phần nhỏ từ thu kinh tế địa phương. So với các huyện khác thì tình hình kinh tế Na Hang còn gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, Na Hang cũng chưa có thu từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và các hoạt động xuất nhập khẩu nào khác.

Huyện Na Hang có nền kinh tế còn kém phát triển, điểm xuất phát còn khá thấp so một số huyện khác trong tỉnh Tuyên Quang. Sự phát triển dân số sẽ có tác động lớn đến quá trình phát triển kinh tế và ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của người dân trên địa bàn huyện. Do vậy để góp phần tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển một cách bền vững, ngay từ bây giờ Na Hang cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt việc sinh đẻ có kế hoạch, đồng thời phải tiến hành việc bố trí dân cư một cách hợp lý trên cơ sở gắn với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn.

Trên cơ sở phát triển qui mô dân số ở từng giai đoạn, huyện cần có kế hoạch bố trí dân cư theo hướng tập trung có gắn với việc bố trí phát triển đô thị cùng các trung tâm thị trấn, thị tứ và các vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Đối với khu vực thị trấn Na Hang, đây là trung tâm của huyện, hiện nay đã được qui hoạch khá chi tiết. Do vậy quá trình triển khai và giám sát việc thực hiện theo qui hoạch cần được thực hiện một cách nghiêm túc đối với tất cả các lĩnh vực như không gian lãnh thổ, bố trí các điểm dân cư, các cơ sở sản xuất, các cơ quan hành chính, khu vui chơi giải trí.

Những năm gần đây chất lượng lao động ở Tuyên Quang nói chung và ở Na Hang nói riêng đã được cải thiện một bước. Tỷ lệ lao động không biết chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học cùng trung học cơ sở đã giảm dần, số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật tăng nhanh trong các ngành kinh tế, đặc biệt là trong các

35

ngành công nghiệp - xây dựng, và dịch vụ - thương mại. Song có thể đánh giá: chất lượng nguồn nhân lực của Na Hang hiện nay còn thấp so với các địa phương khác, tỷ lệ lao động qua đào tạo đến nay chỉ chiếm khoảng 20 - 21% tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế. Mặt khác, hầu hết lao động qua đào tạo đều là cán bộ, công chức làm việc trong các lĩnh vực quản lý nhà nước, các đơn vị sự nghiệp và các tổ chức đoàn thể... tập trung ở thị trấn Thị trấn Na Hang. Tại các khu vực khác, số lao động có kỹ thuật hầu như không đáng kể. Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật của từng ngành cũng như toàn huyện còn hạn chế, do huyện mới được thành lập cho nên việc đào tạo mới chỉ bắt đầu và tập trung chủ yếu vào việc nâng cao kiến thức cho đội ngũ cán bộ hiện có thông qua các hình thức đào tạo tại chỗ và thông qua các lớp tập huấn ngắn hạn.

Nhìn chung nguồn nhân lực của Na Hang hiện còn rất nhiều bất cập cả về số lượng cũng như chất lượng và cơ cấu. Với tình trạng nguồn nhân lực như hiện nay, lao động của Na Hang chưa thể đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tạo động lực làm việc cho đội ngũ cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn huyện Na Hang, tỉnh Tuyển Quang (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)