5. Kết cấu của luận văn
3.1.2. Điều kiện về kinh tế, xã hội của huyện Na Hang,tỉnh Tuyên Quang
Huyện Na Hang có 10 xã thuộc diện đầu tư của Chương trình 135. Điều kiện kinh tế huyện nói chung còn nhiều khó khăn. Theo kết quả cuộc tổng điều tra dân số
34
và nhà ở năm 2016, dân số thường trú trên địa bàn huyện Na Hang là 64742 người, có 4 dân tộc anh em chung sống, trong đó dân tộc Tày chiếm hơn 50%, dân tộc Dao chiếm hơn 20%, Kinh chiếm 9,1%, H’Mông chiếm 5%, còn lại là các dân tộc khác.
Điều kiện kinh tế của huyện Na Hang nói chung còn nhiều khó khăn. Hoạt động kinh tế trên địa bàn huyện chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất trang thiết bị còn nhiều khó khăn. Trong giai đoạn 2017, tổng thu ngân sách của huyện chỉ đạt hơn 400 tỷ đồng và tăng lên đến gần 570 tỷ đồng vào năm 2019. Phần lớn ngân sách của huyện do điều tiết từ ngân sách cấp tỉnh và một phần nhỏ từ thu kinh tế địa phương. So với các huyện khác thì tình hình kinh tế Na Hang còn gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, Na Hang cũng chưa có thu từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và các hoạt động xuất nhập khẩu nào khác.
Huyện Na Hang có nền kinh tế còn kém phát triển, điểm xuất phát còn khá thấp so một số huyện khác trong tỉnh Tuyên Quang. Sự phát triển dân số sẽ có tác động lớn đến quá trình phát triển kinh tế và ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của người dân trên địa bàn huyện. Do vậy để góp phần tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển một cách bền vững, ngay từ bây giờ Na Hang cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt việc sinh đẻ có kế hoạch, đồng thời phải tiến hành việc bố trí dân cư một cách hợp lý trên cơ sở gắn với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn.
Trên cơ sở phát triển qui mô dân số ở từng giai đoạn, huyện cần có kế hoạch bố trí dân cư theo hướng tập trung có gắn với việc bố trí phát triển đô thị cùng các trung tâm thị trấn, thị tứ và các vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Đối với khu vực thị trấn Na Hang, đây là trung tâm của huyện, hiện nay đã được qui hoạch khá chi tiết. Do vậy quá trình triển khai và giám sát việc thực hiện theo qui hoạch cần được thực hiện một cách nghiêm túc đối với tất cả các lĩnh vực như không gian lãnh thổ, bố trí các điểm dân cư, các cơ sở sản xuất, các cơ quan hành chính, khu vui chơi giải trí.
Những năm gần đây chất lượng lao động ở Tuyên Quang nói chung và ở Na Hang nói riêng đã được cải thiện một bước. Tỷ lệ lao động không biết chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học cùng trung học cơ sở đã giảm dần, số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật tăng nhanh trong các ngành kinh tế, đặc biệt là trong các
35
ngành công nghiệp - xây dựng, và dịch vụ - thương mại. Song có thể đánh giá: chất lượng nguồn nhân lực của Na Hang hiện nay còn thấp so với các địa phương khác, tỷ lệ lao động qua đào tạo đến nay chỉ chiếm khoảng 20 - 21% tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế. Mặt khác, hầu hết lao động qua đào tạo đều là cán bộ, công chức làm việc trong các lĩnh vực quản lý nhà nước, các đơn vị sự nghiệp và các tổ chức đoàn thể... tập trung ở thị trấn Thị trấn Na Hang. Tại các khu vực khác, số lao động có kỹ thuật hầu như không đáng kể. Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật của từng ngành cũng như toàn huyện còn hạn chế, do huyện mới được thành lập cho nên việc đào tạo mới chỉ bắt đầu và tập trung chủ yếu vào việc nâng cao kiến thức cho đội ngũ cán bộ hiện có thông qua các hình thức đào tạo tại chỗ và thông qua các lớp tập huấn ngắn hạn.
Nhìn chung nguồn nhân lực của Na Hang hiện còn rất nhiều bất cập cả về số lượng cũng như chất lượng và cơ cấu. Với tình trạng nguồn nhân lực như hiện nay, lao động của Na Hang chưa thể đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện cả hiện tại và trong tương lai.