Các giải pháp từ phía cá nhân

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tạo động lực làm việc cho đội ngũ cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn huyện Na Hang, tỉnh Tuyển Quang (Trang 87 - 88)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.2. Các giải pháp từ phía cá nhân

Động lực được xem như niềm hy vọng hay một sức mạnh khác giúp khởi đầu một hành động với nỗ lực tạo ra một kết quả cụ thể nào đó. Tạo động lực cho bản thân chính là tự xây dựng cho mình những điều kiện vật chất và tinh thần để làm việc hiệu quả nhất.

Điều kiện đó là: Tự bản thân mỗi cán bộ, công chức phải có ý thức tự rèn luyện bản thân và không ngừng nâng cao trình độ học vấn. Chấp hành tốt các nội quy, quy chế làm việc của cơ quan. Không vi phạm pháp luật, tích cực đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, lãng phí, rèn luyện bản thân không theo bè cánh. Chủ động học hỏi đồng nghiệp, chủ động học tập nâng cao trình độ. Xây dựng cho bản thân kế hoạch học tập và làm việc.

Mỗi cá nhân cán bộ, công chức phải xác định rõ ràng mục tiêu của bản thân, khi có mục tiêu rõ ràng cán bộ, công chức sẽ có động lực và đích phấn đấu, chủ động tìm cách đạt được mục tiêu đó. Xác định mục tiêu phụ thuộc vào năng lực, không quá cao và cũng không quá thấp, nếu mục tiêu quá cao hoặc quá thấp chỉ mang tính hình thức không thể thực hiện được sẽ gây cho cán bộ, công chức tâm lý chán nản và mất đi động lực làm việc. Vì vậy, cần căn cứ vào mục tiêu của tổ chức và của đơn vị để cụ thể hóa thành mục tiêu cho từng cá nhân.

79

Để làm việc được hiệu quả, trước hết người cán bộ, công chức phải có sức khỏe, sức khỏe tốt làm việc sẽ tập trung hơn và hiệu quả cao. Chính vì vậy cải thiện sức khỏe góp phần giảm thiểu các áp lực trong công việc; tích cực tham gia các hoạt động thể dục, thể thao và các hoạt động xã hội có ích là cách nâng cao sức khỏe, giảm stress.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tạo động lực làm việc cho đội ngũ cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn huyện Na Hang, tỉnh Tuyển Quang (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)