Hệ thống khách hàng là doanh nghiệpvừa và nhỏ của Ngân hàng thương

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Phát triển cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Cao Bằng (Trang 58 - 63)

CHI NHÁNH CAO BẰNG

2.1. Hệ thống các khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cao Bằng và điều kiện phát triển cho vay của Ngân hàng

2.1.1. Hệ thống khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàngthương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cao Bằng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cao Bằng

2.1.1.1. Tỉnh Cao Bằng và hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ của tỉnh Cao Bằng

Về vị trí địa lý: Cao Bằng là một tỉnh miền núi vùng cao biên giới phía Bắc của Tổ quốc. Tọa độ địa lý tự nhiên: 22022' - 23008' vĩ độ Bắc;105040' - 106040' kinh độ Đông. Phía Bắc và Đông Bắc tỉnh Cao Bằng giáp tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc; Phía Nam giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Kạn, Tuyên Quang, phía Tây giáp tỉnh Hà Giang. Cao Bằng có tất cả 13 huyện, thành phố, với tổng số 199 xã, phường, thị trấn.

Về dân số và lao động: Theo thống kê năm 2019, dân số tỉnh Cao Bằng là 522.365 người, mật độ dân số 78 người/km2. Trên địa bàn tỉnh có 8 dân tộc anh em, đông nhất là dân tộc Tày chiếm 42,54%; dân tộc Nùng chiếm 32,86%; dân tộc Dao chiếm 9,63%; dân tộc Mông chiếm 8,45%; dân tộc Kinh chiếm 4,68%; còn lại là các dân tộc khác như Sán Chỉ, Lô Lô, Hoa... Dân số trong độ tuổi lao động là 348.265 người, chiếm 66,67% dân số toàn tỉnh. Lực lượng lao động của tỉnh chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp.

- Về kinh tế: Cao Bằng có nhiều cửa khẩu thông thương với Trung Quốc tạo thuận lợi giao lưu, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu hàng hoá. Bên cạnh đó nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng cũng là tiền đề để phát triển ngành công

nghiệp của tỉnh.

Giai đoạn 2016 - 2019, Cao Bằng không ngừng đổi mới, phát triển, đã đạt được những kết quả quan trọng: Tăng trưởng kinh tế đạt 6,57%/năm; thu nhập bình quân đầu người đạt 1.100 USD/người/năm; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 58,72% so với GRDP; thu ngân sách trên địa bàn tỉnh có bước phát triển ổn định, vượt so với dự toán Trung ương giao bình quân 27%/năm; tỷ lệ giảm nghèo bình quân trên 3%/năm, trong đó các huyện nghèo giảm bình quân trên 4%/năm; tỷ lệ che phủ rừng 54,5%; tỷ lệ dân cư thành thị được dùng nước sạch đạt trên 86%; tỷ lệ dân cư nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh trên 88%. Giai đoạn 2014- 2018, có 87 dự án được cấp chứng nhận đầu tư, với tổng số vốn đầu tư: 12.308 tỷ đồng.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) ước tăng 7%; GRDP bình quân đầu người/năm ước đạt 24,9 triệu đồng, tương đương 1.100 USD, đạt kế hoạch; tổng thu ngân sách năm 2019 trên địa bàn đạt 1.550 tỷ đồng, tăng 37,9% so với dự toán Trung ương giao; tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu qua địa bàn ước đạt 680 triệu USD. Tổng kim ngạch tính cả kim ngạch giám sát đạt trên 2.500 triệu USD; giảm tỷ lệ hộ nghèo trên 3% theo chuẩn nghèo đa chiều; tỷ lệ che phủ rừng 54,5%. Năm 2018, có 26 dự án được cấp chứng nhận đầu tư, với tổng số vốn đầu tư 2.025 tỷ đồng.

Ở Cao Bằng, chính quyền địa phương đã xúc tiến hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp cho doanh nghiệp bằng nhiều hình thức phù hợp với điều kiện, đặc thù riêng biệt, qua đó, đã tạo nên một khí thế khởi nghiệp trong mỗi doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và nhóm cá nhân, trên nhiều lĩnh vực; đồng thời quan tâm cử công chức phụ trách công tác khởi nghiệp ở các sở, ngành tham dự các khoá đào tạo do các bộ, ngành và đặc biệt là Bộ KH&CN tổ chức để nâng cao năng lực và khả năng tổ chức thực hiện công tác khởi nghiệp tại địa phương. Tỉnh Cao Bằng cũng đã công bố kết quả xác định Chỉ số cải cách hành chính các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện năm 2019; xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch cải cách hành chính năm 2020, Kế hoạch nâng cao Chỉ số cải cách hành chính và Chỉ số hài lòng của người dân; chỉ đạo các cấp, các ngành trong tỉnh tổ chức gặp gỡ và đối thoại doanh nghiệp theo

từng nhóm doanh nghiệp và chủ đề; thành lập Tổ công tác hỗ trợ doanh nghiệp. Tổ Công tác hỗ trợ doanh nghiệp liên tiếp tổ chức 03 cuộc làm việc trong tháng 5/2019 để tháo gỡ khó khăn cho các chủ đầu tư trên địa bàn, do vậy số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh tăng nhanh.

Bảng 2.1. Thực trạng doanh nghiệp tại tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2016 – 2019 Loại hình

doanh nghiệp

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Số DN Lao động (người) Số DN Lao động (người ) Số DN Lao động (người ) Số DN Lao động (người ) 1. Doanh nghiệp lớn 20 5938 21 6300 22 6622 22 6645 2.DNVVN 1.894 25.769 2.150 27.769 2.503 29.877 3.194 31.958 Tổng 1.914 31.707 2.171 34.069 2.525 36.499 3.216 38.603

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cao Bằng, 2019)

Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cao Bằng, đến ngày 31/12/2019 tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là 3.216 doanh nghiệp sử dụng 38.603 lao động, trong đó có 22 doanh nghiệp có quy mô lớn và 3.194 doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ chiếm tỷ lệ 99,3% tổng số doanh nghiệp trên địa bàn.

Bảng 2.2. Cơ cấu doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

Đơn vị tính: doanh nghiệp

Tiêu chí

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

DN Tỷ lệ (%) DN Tỷ lệ (%) DN Tỷ lệ (%) DN Tỷ lệ (%) 1.Doanh nghiệp siêu nhỏ 1093 57,7 1.256 58,4 1473 58,8 1911 59,8 2. Doanh nghiệp nhỏ 484 25,6 571 26,6 661 26,4 805 25,2 3. Doanh nghiệp vừa 317 16,7 323 15,0 369 14,7 478 15,0 Tổng cộng 1.894 100 2150 100 2.503 100 3.194 100

Qua bảng số liệu cho thấy tại tỉnh Cao Bằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ có chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ: năm 2017 doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm 60,5%, năm 2018 và năm 2019 là 60,7%. Chiếm tỷ trọng lớn thứ hai là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ có tỷ trọng khoảng 29% và tiếp đến là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, chiếm tỷ trọng khoảng 31%.

2.1.1.2. Khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cao Bằng

Trong những năm qua định hướng của tỉnh Cao Bằng về phát triển kinh tế - xã hội là các đơn vị tín dụng trên địa bàn tỉnh ưu tiên tập trung nguồn vốn cho vay đầu tư các dự án, ngành nghề trọng điểm của tỉnh. Theo đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực ưu tiên sẽ được tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi đúng quy định. Các ngân hàng thương mại trên địa bàn đã chủ động thực hiện giảm lãi suất cho khách hàng theo chủ trương, chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước; thường xuyên triển khai các chương trình tín dụng với lãi suất cho vay ưu đãi để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh và tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, duy trì hoạt động, tạo việc làm cho người lao động và đảm bảo an sinh xã hội ở địa phương.

Ngân hàng Vietinbank tỉnh Cao Bằng, trong những năm qua, luôn coi phân khúc khách DNVVN là khách hàng trọng tâm và chiến lược của Ngân hàng. VietinBank chi nhánh tỉnh Cao Bằng đã cung cấp tới khách hàng các gói sản phẩm, dịch vụ (SPDV) toàn diện bao gồm các sản phẩm tín dụng, tiền gửi, tài trợ thương mại, dịch vụ thanh toán, bảo hiểm trên nền tảng công nghệ Core Banking hiện đại nhất hiện nay. Một số gói sản phẩm được thiết kế theo đối tượng khách hàng như: Gói SPDV dành cho KHDN ngành dệt may, Combo 6 trong 1 dành cho KHDN vừa và nhỏ mới, gói ưu đãi dành cho đối tác thụ hưởng của khách hàng tiền vay. Năm 2019 vừa qua, VietinBank cũng vừa ra mắt sản phẩm thẻ tín dụng dành cho DNVVN với hạn mức lên đến 5 tỷ đồng. Với sự quan tâm đó của ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ nên số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng sản phẩm dịch vụ của Chi nhánh ngày càng nhiều. Tình hình khách hàng DNVVN tại Chi nhánh trong giai đoạn 2016 – 2019 được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.3. Hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng sản phẩm dịch vụcủa Vietinbank – Chi nhánh Cao Bằng giai đoạn 2016 – 2019

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 1 Tổng số DNVVN trên địa bàn tình CB Doanh nghiệp 1.894 2.150 2503 3.194 2 Số lượng DNVVN sử dụng dịch vụ tại Chi nhánh Doanh nghiệp 483 615 741 873 3 Tỷ lệ DNVVN sử dụng dịch vụ tại CN/Tổng số % 25,50 28,60 29,60 27,33

(Nguồn: Vietinbank – Chi nhánh Cao Bằng, 2016, 2017, 2018, 2019)

Qua bảng số liệu cho thấy, tỷ lệ DNVVN có quan hệ sử dụng dịch vụ tại Vietinbank Chi nhánh Cao Bằng như vay vốn, sử dụng thẻ, mở tài khoản ngân hàng, cho vay…. chiếm tỷ lệ ngày càng cao: năm 2016 có 483 DNVVN có quan hệ với Chi nhánh, chiếm tỷ lệ 25,5%, sang năm 2019 có 873 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 27,33% trong tổng số DNVVN trên địa bàn. Sự gia tăng số lượng DNVVN sử dụng sản phẩm dịch vụ của Vietinbank – Chi nhánh Cao Bằng, một mặt đã phản ánh được uy tín của Chi nhánh trong việc thu hút các khách hàng DNVVN, mặt khác thể hiện Chi nhánh đã thực hiện đúng các chủ trương của Nhà nước, của tỉnh Cao Bằng trong việc giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ duy trì, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế bằng cách duy trì các gói cho vay lãi suất ưu đãi để gia tăng doanh số cho vay, hỗ trợ khách hàng giảm chi phí vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh; nỗ lực huy động vốn các thành phần kinh tế trên địa bàn để tạo nguồn cho vay. Tập trung phát triển các sản phẩm dịch vụ hiện đại như dịch vụ thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử để tạo thói quen cho khách hàng trên địa bàn sử dụng các kênh thanh toán hiện đại, tăng cường giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt. Tuân thủ thực hiện các chương trình giảm lãi suất cho vay, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng, nhất là đối với các đơn vị doanh nghiệp khởi nghiệp; mở rộng phát triển hoạt động, doanh nghiệp hoạt động

SXKD trong lĩnh vực ưu tiên do Chính phủ quy định.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Phát triển cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Cao Bằng (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w