Định hướng phát triển chung của Chi nhánh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Phát triển cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Cao Bằng (Trang 99 - 101)

Trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế xã hội đến năm 2025 của đất nước và của địa phương; định hướng phát triển và hoạt động của ngành ngân hàng đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng; định hướng các chỉ tiêu, mục tiêu hoạt động đến năm 2025 của toàn hệ thống; Căn cứ tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh năm trước, Chi nhánh đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm, mục tiêu, chỉ tiêu đến năm 2020 như sau:

Trong dài hạn, VietinBank chi nhánh Cao Bằng luôn hoạt động với mục tiêu: tăng trưởng không ngừng đi đôi với hiệu quả, an toàn. Đồng thời triệt để tuân thủ kỷ cương, kỷ luật điều hành, và thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ.

Để đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững, Chi nhánh phải kiểm soát tốt tốc độ tăng trưởng, phòng ngừa rủi ro, nâng cao trách nhiệm của cán bộ nhân viên. Đồng thời chú trọng phát triển mạng lưới và tăng thêm kênh phân phối sản phẩm Ngân hàng.

Mặt khác, mọi hoạt động kinh doanh phải đảm bảo thực hiện theo đúng pháp luật của Nhà nước, các quy định của Ngành, đồng thời đảm bảo hiệu quả, an toàn vốn. Tạo ra môi trường thi đua lành mạnh, công bằng cho toàn thể cán bộ nhân viên trong Chi nhánh.

Cụ thể:

- Tăng trưởng tín dụng có hiệu quả phù hợp với nguồn vốn huy động và các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn, cùng toàn ngành ngân hàng thực hiện tốt nhiệm vụ

hỗ trợ nguồn vốn để phát triển kinh tế đất nước .

- Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với các dự án, chương trình được đầu tư từ vốn vay của Vietinbank Chi nhánh Cao Bằng. Ưu tiên tăng trưởng tín dụng ngắn hạn đối với các khách hàng tốt, tập trung vào khu vực sản xuất, hạn chế tập trung vào các lĩnh vực phát sinh đầu cơ (như kinh doanh bất động sản, chứng khoán). Tăng cường và nâng cao tỷ trọng cho vay đối với các ngành, lĩnh vực được Chính phủ ưu tiên khuyến khích: cho vay tài trợ xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngành công nghiệp hỗ trợ, phát triển nông nghiệp nông thôn, lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao

- Tiếp tục phát triển cho vay, đặc biệt là đối với các DNNVV. Sử dụng cơ chế lãi suất linh hoạt, áp dụng tốt các nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ để trợ giúp các doanh nghiệp; duy trì tốt đội ngũ khách hàng truyền thống và chủ động tìm kiếm, tiếp cận các khách hàng mới, các phương án, dự án kinh doanh khả thi phù hợp với cơ chế, chủ trương phát triển kinh tế của ngành và địa bàn huyền; đa dạng hoá các sản phẩm vay vốn, đa dạng hoá khách hàng thông qua các chương trình cho vay các DNNVV. Bên cạnh đó, đẩy nhanh tốc độ phát triển mạng lưới hoạt động trên các huyện; tích cực tìm kiếm địa điểm gần các khu công nghiệp, các khu đô thị mới để thành lập các chi nhánh cấp 2 và phòng giao dịch nhằm tạo ra không gian gần gũi hơn với nhu cầu của khách hàng, từ đó mở rộng lượng khách hàng sử dụng vốn vay của ngân hàng thuộc mọi thành phần kinh tế.

- Phát triển cho vay phải cùng với chất lượng cho vay theo phương châm “an toàn, hiệu quả”: Tăng cường công tác kiểm tra giám sát đối với hoạt động cho vay; Hoàn thiện chính sách và hệ thống pháp lý điều chỉnh hoạt động cho vay tại Vietinbank Chi nhánh Cao Bằng: đặc biệt chú ý công tác quản trị rủi ro theo định hướng một ngân hàng hiện đại.

- Về công tác xử lý nợ tồn đọng: Tiếp tục triển khai tích cực các biện pháp để xử lý nợ tồn đọng của ngân hàng. Thực hiện rà soát toàn bộ danh mục nợ xấu và đánh giá lại TSBĐ của từng khoản vay, quyết liệt xử lý tài sản đảm bảo theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ, giảm nợ xấu, đồng thời có biện pháp kiềm chế nợ

xấu phát sinh mới.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng trong ngân hàng về việc thực hiện các quy định tín dụng, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Tăng cường giám sát chất lượng tín dụng…

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Phát triển cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Cao Bằng (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w