Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro trong cho vay khách hàng doanh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Phát triển cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Cao Bằng (Trang 114 - 116)

Nhóm khách hàng DNVVN thường tồn tại nguy cơ rủi ro tín dụng cao do năng lực tài chính, năng lực quản trị kinh doanh còn hạn chế. Quản lý rủi ro là công tác cần thiết và quan trọng đối với mọi hoạt động của ngân hàng. Việc quản lý rủi ro tốt không chỉ giúp các ngân hàng giảm thiểu được những rủi ro khách quan lẫn chủ quan mà còn góp phần nâng cao được hiệu quả đối với hoạt động cũng như những sản phẩm – dịch vụ mà ngân hàng cung cấp đến khách hàng.

Đầu tiên để tăng cường công tác quản lý rủi ro tín dụng, chi nhánh cần xây dựng những giải pháp nhằm duy trì rủi ro tín dụng ở mức thấp với mục tiêu phấn đấu tỷ lệ dư nợ xấu trong hoạt động cho vay DNVVN luôn ở mức dưới 3%. Một số giải pháp có thể kể đến như:

năng quản lý rủi ro của chi nhánh nhằm mục đích chuyên nghiệp hóa công tác quản lý rủi ro, góp phần giúp giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng dành cho DNVVN.

-Tăng cường việc thực hiện xếp hạng DNVVN mà Vietinbank chi nhánh Cao Bằng đã và đang triển khai với những tiêu chí định hạng phù hợp với đối tượng khách hàng nhằm mục đích thẩm định, phân tích và định lượng rủi ro, quyết định cấp tín dụng, hạn mức tín dụng hoặc hạn mức các khoản vay độc lập cho từng đối tượng khách hàng cụ thể.

- Chủ động kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng các khoản cho vay DNVVN, đồng thời thường xuyên kiểm tra, đánh giá khả năng trả nợ, mức độ tín nhiệm của khách hàng trước, trong và sau khi cho vay để không ngừng nâng cao chất lượng khoản vay.

- Theo dõi chặt chẽ các món nợ đến hạn, quá hạn để có thể xử lý kịp thời. - Thực hiện trích lập đầy đủ và kịp thời quỹ dự phòng rủi ro theo quy định. - Thường xuyên thực hiện công tác dự báo diễn biến thị trường, thị hiếu khách hàng tại chi nhánh để chủ động hơn trong việc quản lý rủi ro thị trường, từ đó có thể đưa ra những quyết định đúng đắn và kịp thời, hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra.

Bên cạnh đó, chi nhánh cũng cần quan tâm hơn nữa đến việc quản lý tốt những rủi ro trong vận hành và tác nghiệp thông qua những giải pháp tổng thể:

- Thực hiện chuẩn hóa các chính sách, quy trình cung cấp sản phẩm – dịch vụ, tác nghiệp cũng như trong quản lý.

- Chi nhánh thường xuyên kiểm soát định kỳ và đột xuất việc tuân thủ các quy chế, quy trình nghiệp vụ, tác nghiệp và thể lệ tín dụng hiện hành. Đồng thời thực hiện theo dõi, quản lý nhân viên để kịp thời phát hiện những sai sót, vi phạm, tiêu cực nhằm hạn chế tổn thất về người và tài sản cũng như thương hiệu của Vietinbank chi nhánh Cao Bằng. Công tác kiểm tra và kiểm soát nội bộ trong hoạt động tín dụng là một công cụ vô cùng quan trọng, thông qua hoạt động kiểm soát có thể phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh kịp thời những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng. Bên cạnh đó, hoạt động kiểm soát cũng giúp phát hiện,

ngăn chặn những rủi ro đạo đức do cán bộ tín dụng gây ra.

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát của tất cả các cấp quản lý, điều hành đặc biệt là vai trò tự kiểm tra, giám sát của mỗi phòng và thực hiện chức năng tham mưu, quản lý trong việc phát hiện, ngăn ngừa hạn chế kịp thời các rủi ro, tổn thất trong hoạt động ngân hàng. Các bộ phận trong ngân hàng phải thực hiện triệt để công tác khắc phục và báo cáo theo đúng tiến độ đã quy định.

- Chi nhánh thường xuyên phổ biến, cập nhật kịp thời các chủ trương, chính sách, văn bản có liên quan đến hoạt động tín dụng đến từng cán bộ, nhân viên.

- Thường xuyên đào tạo dưới nhiều hình thức để nâng cao nhận thức, tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng cũng như trình độ chuyên môn của cán bộ. Đồng thời, đội ngũ cán bộ tín dụng cần được bố trí công việc hợp lý theo đúng năng lực, phân công nhiệm vụ cụ thể, quản lý hồ sơ vay theo địa bàn, từ đó có thể nắm bắt và xử lý công việc hiệu quả hơn.

- Thiết kế các sản phẩm cho vay DNVVN kết hợp với các sản phẩm bảo hiểm để hạn chế rủi ro.

Ngoài ra, nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng bán lẻ, chi nhánh cần nghiên cứu thực hiện việc phân tách về thu nhập – chi phí liên quan đến hoạt động cho vay DNVVN để từ đó có thể xác định chính xác hiệu quả của hoạt động này theo từng loại hình sản phẩm, theo từng bộ phận thực hiện, v.v… nhằm tạo cơ sở tin cậy để xây dựng những biện pháp cụ thể và phù hợp hơn.

3.3.Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Phát triển cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Cao Bằng (Trang 114 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w