Kiến nghị đối với Hội sở chính

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Phát triển cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Cao Bằng (Trang 117 - 121)

Vietinbank nên thành lập một ban tín dụng chuyên trách về đối tượng khách hàng doanh nghiệp để trực tiếp quản lý, tham mưu chỉ đạo hoạt động cho vay doanh nghiệp, chuyên sâu vào tìm hiểu thị trường, tìm kiếm khách hàng để tiếp cận một cách tốt nhất tới các doanh nghiệp.

Thành lập bộ phận lưu trữ thông tin khách hàng doanh nghiệp giúp cho các Chi nhánh có thể nắm bắt được thông tin kịp thời về các giao dịch lịch sử của khách hàng với ngân hàng để từ đó đánh giá khả năng và thái độ sẵn sàng trả nợ khách hàng được dễ dàng hơn.

Ngân hàng cần hỗ trợ cho các chi nhánh trong việc lắp đặt các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho các hoạt động của chi nhánh trong trong hệ thống, nâng cao chất lượng hệ thống đánh giá và chấm điểm tín dụng khách hàng phù hợp với từng loại khách hàng giúp cho quá trình thẩm định các dự án, khoản vay dễ dàng hơn.

quy chế cho vay phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, phù hợp với đối tượng cho vay có tính đặc thù như DNVVN. Cụ thể như: yêu cầu về vốn tự có của doanh nghiệp khi tham gia vào dự án sản xuất kinh doanh cần nghiên cứu để có thể giảm xuống sao cho phù hợp hơn với điều kiện thực tế của các DNVVN.

Cần nghiên cứu và ban hành biểu phí và lãi suất cạnh tranh, thay đổi theo từng thời kỳ, thiết kế các sản phẩm và tiện ích hỗ trợ, tăng cường công tác truyền thông, quảng bá sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

Cần xây dựng cơ chế phù hợp từ khâu định giá tài sản đến việc phân tích tính pháp lý và kiểm tra giám sát tài sản đảm bảo. Ngân hàng cần có đội ngũ chuyên môn am hiểu để định giá tài sản cho tương xứng với giá thị trường.

Ngân hàng nên mở các lớp đào tạo, tập huấn nghiệp vụ đối với cán bộ của ngân hàng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng. Ngoài ra Vietinbank cũng nên thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề, để các nhân viên cùng trao đổi và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.

Vietinbank cần thường xuyên cập nhật sự biến động thị trường nhằm có những cảnh báo sớm, những nhận định chính xác trong từng thời kỳ cho hoạt động cho vay đối với toàn bộ nền kinh tế nói chung và với DNVVN nói riêng.

KẾT LUẬN

Nhận thức được vai trò và sự ảnh hưởng của hệ thống DNVVN đối với nền kinh tế nên trong những năm qua Vietinbank Chi nhánh Cao Bằng đã có những hoạt động nhằm tạo điều kiện thuận lợi để phát triển cho vay đối với DNNVV cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Chi nhánh đã thực hiện chính sách cho vay DNNVV thống nhất theo Hội sở, trong đó quy định rõ nguyên tắc cho vay, điều kiện và quy trình cho vay. Quy mô cho vay đối với DNNVV của Chi nhánh các năm qua không ngừng tăng lên. Cho vay DNNVV ngày càng góp phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, tỷ trọng lợi nhuận từ cho vay đối với DNNVV ngày càng lớn trong tổng lợi nhuận của Chi nhánh. Tỷ lệ dư nợ có TSĐB luôn ở mức cao nhằm giảm thiểu rủi ro trong cho vay đối với DNNVV của Chi nhánh,….

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động cho vay đối với DNNVV của Vietinbank Chi nhánh Cao Bằng vẫn còn có những tồn tại. Quy mô hoạt động cho vay đối với DNNVV của Vietinbank Chi nhánh Cao Bằng mặc dù trong những năm qua đã có những bước tăng trưởng đáng khích lệ nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển trên địa bàn. Chưa quan tâm đến việc mở rộng các đối tượng cho vay tín chấp, khi quyết định cho vay vẫn còn chú trọng nhiều về tài sản thế chấp mà chưa quan tâm nhiều về tính khả thi và hiệu quả của dự án, trong khi chất lượng tài sản đảm bảo chưa cao...Với định hướng ưu tiên tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh đặc biệt là các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính Phủ của Vietinbank Chi nhánh Cao Bằng thì các DNNVV là một trong hai nhóm khách hàng cần được Vietinbank Chi nhánh Cao Bằng lưu tâm phát triển thời gian tới. Do vậy, những hạn chế trong phát triển cho vay DNNVV của Chi nhánh hiện nay phải được khắc phục.

Trên cơ sở phân tích những thành tựu, hạn chế trong phát triển cho vay đối với DNNVV của Vietinbank Chi nhánh Cao Bằng, luận văn đã đề xuất những giải pháp phát triển cho vay đối với DNNVV tại Vietinbank Chi nhánh Cao Bằng trong thời gian tới.

hỗ trợ, Hà Nội.

2. Chính phủ (2015), Nghị định số 56/2009/NĐ-CP: Về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Hà Nội.

3. Chính phủ (2018), Nghị định 39/2018/NĐ-CP quy định chi tiết các tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa theo từng lĩnh vực

4. Chính phủ (2014), Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản

5. Cao Sĩ Kiêm (2015), “Vốn cho doanh nghiệp dưới góc nhìn chuyên gia kinh tế“ đăng trên Thời báo Kinh tế Việt Nam số ra ngày 30/11/2015.

6. Cao Thị Ý Nhi (2016), Lý thuyết Tài chính Tiền tệ, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

7. Dương Văn Bôn (2008), Nâng cao khả năng cạnh tranh cho các DNNVV của Việt Nam trong tiến trình hội nhập vào WTO, Luận văn Thạc sĩ Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh

8. Đàm Văn Huệ (2006), Hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Nhà xuất bản đại học Kinh Tế Quốc Dân.

9. Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền và Đỗ Thị Hải Hà (2012), Giáo trình Quản lý học, Nhà xuất bản Kinh tế quốc dân

10. Lê Hồng Minh (2016), “Mở rộng cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh tỉnh Thái Bình” luận văn thạc sĩ ngành Quản lý kinh tế trường Đại học Thương Mại, Hà Nội. 11. Nguyễn Hữu Tài (2012), Lý thuyết Tài chính Tiền Tệ, Nxb Đại học Kinh tế

Quốc Dân, Hà Nội

12. Nguyễn Trọng Đàn (2009), Từ điển Ngân hàng và tài chính quốc tế Anh Việt, Nxb ĐH Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh

13. Nguyễn Thùy Linh (2014), Quy trình thẩm định tín dụng 2014, Nhà Xuất Bản Tài Chính.

Kinh tế Quốc dân, Hà Nội

16. Phan Thị Thu Hà (2013), Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội

17. Quốc Hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH 12, Hà Nội. 18. Quốc Hội (2017), Luật số: 17/2017/QH14, Hà Nội

19. Trương Hữu Trầm (2017), Kinh nghiệp hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ của Singapore, bài đăng trên báo nhân dân số 11/2017

20. Trần Văn Hòe (2015), Thương mại điện tử căn bản, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.

21. Trần Huy Hoàng (2011), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Lao Động, Thành phố Hồ Chí Minh.

22. Ayyagari, Meghana, Thorsten Beck, and Asli Demirgüç-Kunt (2003) Small and Medium Enterprises across the Globe: A New Database. Washington, D.C: World Bank.

23. Peter S.Rose – Texas A&M University (2004), “Quản trị Ngân hàng thương mại”, Nxb Hà Nội

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Phát triển cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Cao Bằng (Trang 117 - 121)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w