Phân tích thực trạng hoạt động phát triểncho vay đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Phát triển cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Cao Bằng (Trang 72 - 82)

2.2.1.1. Phân tích thực trạng công tác nghiên cứu nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, kế hoạch phát triển cho vay và chính sách cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của Vietinbank Chi nhánh Cao Bằng

- Thực trạng nghiên cứu nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

Bảng 2.11. Thực trạng nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 1 Tổng số DNVVN trên địa bàn tỉnh CB Doanh nghiệp 1.894 2.150 2.503 3.194

2 Nhu cầu vốn tín dụng của các

DNVVN Tỷ đồng

6.025,

3 6.425,4 6.956,7 7.337,5 3 Số lượng các doanh nghiệp đã

tiếp cận được vốn tín dụng Doanh nghiệp 1.112 1.313 1.566 2.097 4 Số vốn tín dụng các DNVVN đã tiếp cận được Tỷ đồng 2.143, 0 2.522,5 2.915,8 2.929,6 5 Số lượng các DNVVN chưa tiếp

cận được vốn tín dụng

Doanh

nghiệp 782 837 937 1.097

6 Tỷ lệ DNVVN chưa tiếp cận được

vốn tín dụng % 41,29 38,93 37,44 34,35

7 Nhu cầu vốn cần vay nhưng chưa

tiếp cận được của các DNVVN Tỷ đồng

3.882,

3 3.902,9 4.040,9 4.407,9

(Nguồn: Báo cáo của Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Cao Bằng, 2016 - 2019)

Qua bảng trên cho thấy trên địa bàn tỉnh Cao Bằng hiện nay mới có khoảng 2.097 DNVVN tiếp cận được vốn tín dụng, chiếm tỷ lệ 65,65% trong tổng sốDNVVN trên địa bàn, còn khoảng 1.097 doanh nghiệp, tương ứng với tỷ lệ 34,35% doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa tiếp cận được hoặc tiếp cận được rất ít vốn tín dụng so với nhu cầu vốn của doanh nghiệp, chưa đủ để doanh nghiệp mở rộng

đầu tư sản xuất kinh doanh. Hiện nay nhu cầu vay vốn tín dụng của các DNVVN trên địa bàn khoảng hơn 4.000 tỷ đồng. Lý do các doanh nghiệp chưa tiếp cận được vốn do các doanh nghiệp này không có đủ tài sản đảm bảo khoản vay, báo cáo tài chính, hồ sơ vay vốn của Chi nhánh không rõ ràng minh bạch…Đây cũng là một lợi thế cho Vietinbank chi nhánh tỉnh Cao Bằng trong việc phát triển cho vay DNVVN.

- Lập kế hoạch phát triển cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Vietinbank chi nhánh Cao Bằng

Trên cơ sở Hội sở chính giao chỉ tiêu, tình hình nội bộ của Chi nhánh và bối cảnh thị trường tài chính trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Trong 4 năm 2016-2019, trên cơ sở các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh hàng năm của toàn hệ thống Vietinbank và định hướng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn hoạt động, Vietinbank chi nhánh Cao Bằng lập kế hoạch phát triển cho vay nói chung và phát triển cho vay DNVVN nói riêng. Kế hoạch phát triển cho vay DNVVN hàng năm phải phù hợp với thực trạng hoạt động kinh doanh của Chi nhánh từng giai đoạn và sự phát triển của kinh tế tỉnh Cao Bằng từng năm, mục tiêu tăng trưởng tín dụng trên cơ sở thỏa thuận với khách hàng và khả năng kiểm soát rủi ro cho vay; đảm bảo vốn khả dụng cho các nhu cầu thanh toán, an toàn hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.

Bảng 2.12. Kế hoạch phát triển cho vay DNVVN của Vietinbank chi nhánh Cao Bằng

Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

1.Tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh 890 990 1100 1150 2.Dư nợ CV Doanh nghiệp 610 740 870 910 -Dư nợ cho vay DNNVV 470 570 670 680 -Dư nợ cho vay doanh nghiệp lớn 140 170 200 230 3.Dư nợ CV TPKT khác 280 250 230 240

(Nguồn: Vietinbank – Chi nhánh Cao Bằng, 2016, 2017, 2018, 2019)

Dựa trên kế hoạch phát triển cho vay đối với DNVVN của từng năm, Chi nhánh ban hành chính sách và phân bổ cho các đơn vị, phòng trực thuộc thực hiện kế hoạch.

nhỏ của Vietinbank Chi nhánh Cao Bằng

Trong những năm qua, Vietinbank Chi nhánh Cao Bằngluôn thực hiện tốt chủ trương phát triển cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của Vietinbank nói chung và Vietinbank Chi nhánh Cao Bằngnói riêng. Vietinbank Chi nhánh Cao Bằngđã có nhiều chương trình, chính sách ưu đãi cho vay khách hàng DNVVN nhằm thu hút và phát triển cho vay khách hàng DNVVN. Vietinbank Chi nhánh Cao Bằng đã triển khai chương trình “Đồng hành cùng doanh nghiệp khởi nghiệp” do Vietinbank Chi nhánh Cao Bằng phát động từ ngày 15 tháng 6 năm 2017. Chương trình có quy mô 3,000 tỷ đồng với các đối tượng áp dụng là các doanh nghiệp khởi nghiệp có sản phẩm, dịch vụ kinh doanh mới, sáng tạo. Chương trình có mức lãi suất cho vay ưu dãi từ 6,6%/Năm đối với vay ngắn hạn và 8,85%/năm đối với các khoản cho vay trung và dài hạn.

+ Điều kiện cho vay DNVVN

Điều kiện cho vay đối với DNVVN được quy định cụ thể trong công văn 550/2017/QĐ-TGD-NHCT35 ngày 09/03/2017 và 552/2017/QĐ-TGD-NHCT35 ngày 09/03/2017được ban hành của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, theo đó: DNVVNđược cấp giới hạn tín dụng (GHTD) theo nhu cầu vốn, tùy thuộc vào kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm được phê duyệt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giới hạn tối đa cấp cho DNVVN không được vượt quá các mức như sau: Đối với DNVVN có vốn điều lệ từ 50 tỷ đồng trở xuống: giới hạn tín dụng không vượt quá:10 lần vốn của sở hữu của DNVVN theo số liệu trên BCTC gần nhất tại thời điểm cấp GHTD hoặc 10 lần vốn điều lệ của DNVVN (trừ trường hợp khách hàng mới thành lập để thực hiện dự án đầu tư).

Đối với DNVVN có vốn điều lệ trên 50 tỷ đồng: giới hạn tín dụng không vượt quá:8 lần vốn của sở hữu của DNVVN theo số liệu trên BCTC gần nhất tại thời điểm cấp GHTD hoặc 8 lần vốn điều lệ của DNVVN (trừ trường hợp khách hàng mới thành lập để thực hiện dự án đầu tư). Ngoài ra, đối với nhu cầu vay vốn lưu động phục vụ cho hoạt động kinh doanh/phương án vay vốn ngăn hạn khác:

vốn của phương án. Trường hợp cho vay vốn lưu động để duy trì hoạt động của dự án đầu tư mà NHCT cho vay trung, dài hạn hiện đang còn dư nợ, NHCT có thể xem xét, quyết định cho vay tối đa 90% tổng nhu cầu của phương án.

Các trường hợp khác: Tùy thuộc vào từng khoản vay cụ thể, NHCT có thể xem xét, quyết định cho vay tối đa 100% tổng nhu cầu vốn của phương án.

Đối với nhu cầu vay vốn đầu tư dự án/ vay vốn đầu tư TSCĐ: DNVVN phải có vốn thuộc chủ sở hữu của khách hàng tham gia vào dự án/phương án tối thiểu bằng 30% tổng nhu cầu vốn thoặc tổng mức đầu tư sau khi trừ phần vốn lưu động của dự án/phương án.

Đối với DNVVN xếp hạng từ B trở xuống của kỳ chấm điểm gần nhất, GHTD tối đa được xác định bằng tổng dư nợ tại thời điểm hêt GHTD đã cấp, đồng thời có lộ trình giảm dần và thu hết nợ trong thời gian tối đa không quá 2 năm kể từ khi cấp lại GHTD. Trường hợp xét thấy có thể xác định giới hạn tín dụng lớn hơn mức thẩm quyền, Chi nhánh chuyển hồ sơ trình Trụ sở chính phê duyệt, trong đó có ý kiến của Chi nhánh sau.

+ Điều kiện về phân cấp cho vay DNVVN

Theo Quyết định số 799/2017/QĐ – HĐQT – NHCT9 ngày 3/10/2017 về việc sửa đổi lần 2 quy định thẩm quyền tín dụng trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Theo đó, đối với phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, Vietinbank Chi nhánh Cao Bằng được phép cho vay tối đa 40 tỷ đồng. Đối với những khách hàng DNVVN thỏa mãn các điều kiện vay vốn của Chi nhánh vay với số tiền cao hơn 40 tỷ đồng thì phải trình Trụ sở chính và phê duyệt theo phân cấp dư nợ vay trình. Tuy nhiên tại Vietinbank Chi nhánh Cao Bằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn chủ yếu là doanh nghiệp siêu nhỏ và doanh nghiệp nhỏ nên trong giai đoạn 2016 – 2019 chưa có doanh nghiệp nào vay quá 40 tỷ, vượt thẩm quyền của Chi nhánh.

+ Sản phẩm cho vay khách hàng DNVVN

Hiện nay, Vietinbank Chi nhánh Cao Bằng cho vay DNVVN các sản phẩm sau

theo công văn 6121/TGĐ-NHCT56+6+3 ngày 30/08/2019; Chương trình ưu đãi dành cho các DNVVN ngành thương mại, phân phối theo Công văn số 8560/TGĐ- NHCT56+3 ngày 28/06/2017

Cho vay trung dài hạn: Chương trình cho vay trung dài hạn VNĐ lãi suất cố định theo Công văn 11573/TGĐ – NHCT56+3 ngày 20/12/2018

Ngoài ra, Vietinbank Chi nhánh Cao Bằng luôn tìm các để nắm bắt được nhu cầu của khách hàng từ đó tư vấn, giúp khách hàng lựa chọn được sản phẩm vay vốn phù hợp với nhu cầu và điều kiện của mình. Tuy nhiên, so với các ngân hàng thương mại khác, số lượng sản phẩm cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Vietinbank Chi nhánh Cao Bằng vẫn còn ít. Vietinbank Chi nhánh Cao Bằng hiện vẫn chưa triển khai được một số phương thức cho vay như: Cho vay thấu chi doanh nghiệp, cho vay cầm cố trái phiếu doanh nghiệp, cho vay cầm cố khoản phải thu của doanh nghiệp vừa và nhỏ…

+ Quy trình cho vay khách hàng DNVVN

Hiện nay, quy trình cấp và quản lý tín dụng đối với khách hàng nói chung và đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏnói riêng được ban hành theo Công văn số 3045/2017/TGĐ-NHCT35 ngày 15/11/2017, theo đó:

Cán bộ Quan hệ khách hàng (CB QHKH) tìm kiếm tiếp xúc với khách hàng thu thập các hồ sơ, tài liệu cần thiết và lập bảng đánh giá về khách hàng, thực hiện thẩm định khách hàng, lập tờ trình đề xuất đồng ý/không đồng ý cấp tín dụng và các điều kiện kèm theo (nếu có) lên lãnh đạo phòng KHDN. Lãnh đạo phòng KHDN thực hiện rà soát thẩm định, quyết định cấp tín dụng/từ chối cấp tín dụng (nếu thuộc thẩm quyền) hoặc đề xuất cấp tín dụng/không cấp tín dụng lên Ban giám đốc (nếu vượt thẩm quyền). Ban giám đốc Quyết định/từ chối cấp tín dụng (nếu thuộc thẩm quyền) hoặc đề xuất trình Trụ sở chính (nếu vượt thẩm quyền)

Quy trình cho vay DNVVN tại Vietinbank Chi nhánh Cao Bằnghiện nay chưa thực sự thuận tiện dễ hiểu đối với các DNVVN, thời gian xét duyệt và giải ngân khoản vay chưa thực sự nhanh chóng, và hồ sơ thủ tục chưa thực sự đơn giản đã làm hạn chế việc tiếp cận vốn tín dụng kịp thời của DNVVN, đặc biệt đối với

những DNVVN đang cần vốn lưu động để quay vồng vốn đáp ứng vốn cho hoạt động SXKD được liên tục.

2.2.1.2. Phân tích thực trạng thực hiện kế hoạch cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của Vietinbank Chi nhánh Cao Bằng

-Tập huấn cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ cho đội ngũ nhân lực của Vietinbank Chi nhánh Cao Bằng

Để phát triển cho vay DNVVN, ngoài kiến thức về học vấn, Vietinbank Chi nhánh Cao Bằng cũng thường xuyên cử CBNV tham gia các lớp tập huấn các khóa đào tạo về kỹ năng xử lý tình huống, xử lý thông tin, kỹ năng bán hàng nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu của các khách hàng và khai thác được tối đa lợi ích cho Ngân hàng. Mặt khác ngân hàng cũng thường xuyên tập huấn về luật doanh nghiệp, tập huấn về phân tích tài chính doanh nghiệp, tập huấn về thẩm định dự án đầu tư, tập huấn về kỹ năng tiếp xúc khách hàng và xử lý tình huống… Qua đó đã góp phần nâng cao kỹ năng cũng như củng có kiến thức về pháp luật về cho vay DNVVN.

Bảng 2.13. Tình hình thực hiện tập huấn về cho vay DNVVN của Ngân hàng Vietinbank – Chi nhánh Cao Bằng giai đoạn 2016 – 2019

TT Nội dung Đơn vị 2016 2017 2018 2019

1 Số đợt tập huấn được tổ chức Đợt 1 1 2 3 2 Tỷ lệ cán bộ nhân viên tham

gia tập huấn % 66,2 63,5 65,7 71,2 3 Tỷ lệ cán bộ nhân viên đạt

yêu cầu sau kiểm tra % 80 80,2 83,6 85,4

(Nguồn: Vietinbank – Chi nhánh Cao Bằng, 2019)

Thực tế trong quá trình triển khai đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ nhân viên tín dụng tại Vietinbank Chi nhánh Cao Bằng nói chung và bộ phận phụ trách hoạt động cho vay đối với DNVVN cũng gặp những thách thức không nhỏ cả về mặt chủ quan lẫn khách quan, nhiều nhân viên tham gia không đầy đủ các buổi học mà mình được cử đi học vì họ bận việc cá nhân hoặc các công việc được giao chưa giải quyết xong. Chính điều này đã đem lại kết quả không cao trong những đợt bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, tỷ lệ cán bộ nhân viên tham gia tập huấn chiếm tỷ trọng lần lượt là 63,5% năm

2017; 65,7% năm 2018 và 71,2% năm 2019. Mặc khác do công tác đào tạo nhân lực ở Vietinbank Chi nhánh Cao Bằng còn hạn chế là do chương trình, nội dung nâng cao nghiệp vụ và kỹ năng chuyên môn mang nặng lý thuyết, sơ sài chưa bắt kịp đòi hỏi của tình hình thực tế nên tỷ lệ cán bộ nhân viên đạt yêu cầu sau kiểm tra chỉ đạt cao nhất 85,4% năm 2019.

- Tổ chức bộ máy và phân công bố trí các chỉ tiêu đối với nhân viên ngân hàng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ cho đội ngũ nhân lực của Vietinbank Chi nhánh Cao Bằng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tổ chức bộ máy phát triển cho vay DNVVN tại Chi nhánh như sau

Hình 2.3. Tổ chức bộ máy phát triển cho vay DNVVN tại Vietinbank Cao Bằng

(Nguồn: Vietinbank – Chi nhánh Cao Bằng, 2019)

+ Phân công bố trí chức năng, nhiệm vụ và các chỉ tiêu đối với từng bộ phận trong bộ máy phát triển cho vay DNVVN:

Giám đốc chi nhánh: Phối hợp với các Phó Giám đốc hoạch định chiến lược quản lý cho vay. Là người quyết định cuối cùng trong việc ban hành các chính sách

Giám đốc

Phòng khách hàng doanh nghiệp

Các phòng giao dịch

Ban kiểm soát nội bộ

Các phó Giám đốc

Phòng kế toán và ngân

cũng như quy trình cho vay DNVVN của chi nhánh, đồng thời là người đưa ra các phán quyết tín dụng đối với các khoản vay thuộc thẩm quyền của Hội đồng tín dụng chi nhánh với tư cách là Chủ tịch các Hội đồng: Hội đồng tín dụng; Hội đồng xử lý tài sản; Hội đồng bán nợ; Hội đồng giảm miễn lãi...

Các Phó giám đốc: Là người quyết định, đưa ra phán quyết tín dụng và chịu trách nhiệm với phán quyết của mình đối với các khoản vay của DNVVN trong thẩm quyền được Giám đốc ủy quyền. Đồng thời là thành viên các Hội đồng: Hội đồng tín dụng; Hội đồng xử lý tài sản; Hội đồng bán nợ; Hội đồng giảm miễn lãi...

Các phòng kế toán giao dịch và phòng tiền tệ kho quỹ có chức năng trực tiếp quản lý mạng, quản trị hệ thống phân quyền truy cập, kiểm soát tại chi nhánh, tổ chức vận hành hệ thống thiết bị tin học và các chương trình phần mềm được áp dụng theo đúng quy định, quy trình của ngân hàng. Đề xuất thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm hệ thống tin học vận hàng thông suốt trong mọi tình huống, đáp ứng yêu cầu hoạt động của ngân hàng; hướng dẫn, đào tạo, hỗ trợ, kiểm tra các phòng ban, chấp hành quy định và quy trình của ngân hàng;

Phòng khách hàng doanh nghiệp: Quản lý hoạt động tín dụng, nghiên cứu, đề xuất, cải tiến thủ tục cho vay; tổ chức quản lý và phân loại khách hàng; Phân tích kinh tế theo ngành nghề kinh tế kỹ thuật, lựa chọn đối tượng và các biện pháp cho vay đạt hiệu quả cao. Phân tích hoạt động tín dụng, phân loại nợ, phân tích nợ quá hạn để tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Chịu trách nhiệm cấp tín dụng đối với các khoản vay thuộc thẩm quyền của phòng đã được Giám đốc chi nhánh ủy quyền. Theo dõi đối với các khoản vay của các phòng giao dịch để yêu cầu hoàn thiện các công việc đối với khách hàng vay như: Chấm điểm tín dụng khách hàng; Phân loại nợ và tính toán trích lập DPRR; Đưa ra các thông tin cảnh báo về ngành, lĩnh vực vay vốn cần hạn chế…Đồng thời là Phòng đầu mối theo dõi, đánh giá, lên kế hoạch và chịu trách nhiệm xử lý các khoản nợ xấu phát sinh.

Đồng thời thực hiện giao chỉ tiêu cho các cán bộ, nhân viên của Chi nhánh thực hiện nhiệm vụ phát triển cho vay DNVVN

Đối với lãnh đạo chi nhánh: Giao chỉ tiêu cho từng phòng ban, sắp xếp, bố trí nhân sự, cơ sở vật chất, phân bổ chi phí theo từng kỳ.

Đối với cán bộ quản lý trung gian: giao chỉ tiêu đến từng cá nhân trong đơn vị mình quản lý

Đối với cán bộ nhân viên: Thực hiện theo phân công của cán bộ quản lý, đảm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Phát triển cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Cao Bằng (Trang 72 - 82)