Quần thể di tích cảnh quan.

Một phần của tài liệu Bài giảng Quy hoạch cảnh quan (Trang 26 - 27)

2. Quy hoạch cảnh quan vùng – nông thôn

2.3.3. Quần thể di tích cảnh quan.

Quần thể di tích cảnh quan là một bộ phận quan trọng của cảnh quan vùng. Vùng Hà Nội có Cổ Loa, khu đền Sóc... vùng Quảng Ninh có Yên Tử... vùng thành phố Hồ Chí Minh có Củ Chi...

Quần thể di tích cảnh quan bao gồm di tích kiến trúc và sân vườn bao quanh, hoặc danh lam thắng cảnh hay cảnh quan chứa đựng các sự kiện

trọng đại của đất nước. Vì vậy việc quy hoạch cảnh quan vùng – những nơi có

quần thể di tích cảnh quan trước hết phải xác định được vành đai bảo vệ di tích. Thông thường (theo thông tư số 206/VH – TT), di tích có 3 vành đai tính từ trong ra ngoài:

1- Vành đai 1: khu vực bảo tồn nguyên gốc – là khu vực chứa đựng di tích cần phải giữ gìn những giá trị lịch sử – nghệ thuật của nó. Kích thước khoanh vùng phụ thuộc vào hình thể và tính chất di tích. Có thể sử dụng một trong hai phương pháp sau đây:

- Khi chiều cao di tích lớn hơn bề mặt ngang, lấy chiều cao nhân 3 lần làm bán kính khoanh vùng.

- Nếu bề mặt ngang hơn chiều cao di dích và di tích là một quần thể lớn, khoanh vùng có chiều rộng tính từ chân di tích ra ngoài 100 – 500m, hoặc lấy chiều ngang lớn nhất nhân với 3 lần làm bán kính khoanh vùng.

2- Vành đai 2: khu vực bảo vệ di tích cảnh quan

Trong khu vực này có thể xây dựng một số công trình quản lý, khai thác và tôn tạo di tích (như nhà trưng bày bổ sung để làm rõ thêm giá trị của di tích,

nhà quản lý, đón tiếp, nhà dịch vụ văn hoá và dịch vụ đời sống, khu vườn nghỉ). Song các khối hình kiến trúc phải hài hoà và tôn giá trị của di tích.

Kích thước vành đai 2, tính từ giới hạn vành đai 1 ra ngoài từ 100 – 200m hoặc hơn còn tuỳ thuộc vào đặc điểm di tích và điều kiện hiện trạng.

3- Vành đai 3: khu vực điều chỉnh xây dựng

Trong khu vực này được phép xây dựng các công trình nhưng phải được nghiên cứu giới hạn kích thước, khống chế sự phát triển để không ảnh hưởng đến di tích cảnh quan.

Căn cứ vào lực thị giác, tính từ vành đai 1 ra ngoài 500m – là khoảng cách mắt người còn nhìn thấy tương đối rõ đường bao. Ngoài phạm vi này, các vật thể bị mờ ảo. Do đó giới hạn vành đai 3 nằm ngoài khoảng cách này.

Một phần của tài liệu Bài giảng Quy hoạch cảnh quan (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)