7. Vïng trung t©m 6. Khu phôc vô
Bố cục công viên theo khuynh hướng chức năng hoá 1.3.2. Khuynh hướng đa chức năng công viên
Ngược lại với khuynh hướng chức năng hoá công viên, khuynh hướng đa chức năng công viên quan niệm rằng phải hoàn thiện điều kiện tiện nghi trong hoạt động nghỉ ngơi, giải trí của con người trong thời gian ngắn nhất. Việc phân vùng chức năng quá rành rọt của khuynh hướng chức năng hoá công viên không còn thích hợp với thời kỳ hậu công nghiệp . Trong công viên và giữa công viên với khu xây dựng bao quanh cần có sự đan xen các chức năng tạo thành các vùng liên kết chức năng với một vài chức năng chủ đạo. Do đó khuynh hướng này còn được gọi là khuynh hướng cấu trúc hạt nhân. Cơ cấu quy hoạch theo khuynh hướng này bao gồm các thành phần sau:
Các công trình hoặc hợp thể công trình chức năng.
Trung tâm công viên (hoặc hệ thống trung tâm trong những trường hợp công viên có quy mô lớn và phức tạp bao gồm một trung tâm chính và các trung tâm phụ)
Hệ thống cổng và giao thông chính, bao gồm cổng chính và đường trục chính nối cổng với trung tâm, các cổng phụ nối với các hợp thể chức năng bằng các đường giao thông phụ.
Với khuynh hướng cấu trúc hạt nhân, có 3 dạng sơ đồ cơ cấu quy hoạch: tập trung, hợp thể phân tán và tia.
- Sơ đồ cơ cấu quy hoạch tập trung là tập hợp toàn bộ các chức năng của công viên vào khu trung tâm, cạnh cổng chính tạo thành khu liên kết chức năng với mật độ nhân tạo cao nhất, hoàn thiện nhất. Khu đất còn lại của công viên là khu thiên nhiên. Sơ đồ này đáp ứng được đòi hỏi của con người hiện đại có một môi trường sống tiện nghi với mức độ cao nhất, lại vừa có môi trường thiên nhiên “hoang dã” như khi con người còn dựa vào thiên nhiên để sống và phát triển.
- Sơ đồ cơ cấu quy hoạch hợp thể phân tán bao gồm một số khu liên chức năng được bố trí phân tán trong công viên. Mô hình này cho phép hoà nhập giữa các yếu tố thiên nhiên và nhân tạo mạnh hơn vì mối quan hệ tương hỗ giữa công viên và vùng xung quanh gắn bó hơn. Mô hình này thích hợp với các đô thị cực lớn, nhằm phân tán hoạt động quá lớn trên công viên. Ngoài ra nó còn thích hợp trên địa hình phức tạp.
- Sơ đồ cơ cấu quy hoạch tia là khu liên chức năng được bố trí trên những tuyến nhất định, có hướng đổ về trung tâm và cổng chính. Mô hình này phù hợp với các đô thị trung bình và lớn ở đồng bằng và phù hợp với các công viên chuyên dụng. Các khu liên chức năng đổ dồn về trung tâm – nơi thể hiện chức năng chính, là chủ đề tư tưởng của công viên.
a) b) c)
a) Sơ đồ cơ cấu quy hoạch tập trung; b) Sơ đồ cơ cấu quy hoạch hợp thể phân tán; c) Sơ đồ cơ cấu quy hoạch tia.
1.4. Các nguyên tắc quy hoạch không gian cảnh quan công viên
Công viên có thể có vị trí độc lập hoặc kết hợp tạo nên không gian các loại công viên với quy mô lớn. Quần thể các công viên là không gian trống thống nhất và liên tục, do đó không thể nghiên cứu tách rời trong quá trình thiết kế và xây dựng.
Đặc điểm chung của quần thể vườn – công viên là giao thông xuyên qua. Việc bố cục và tổ chức chức năng quần thể là một khối thống nhất với nhiều chức năng đa dạng và phong phú.
Quần thể vườn – công viên gồm hai không gian chủ yếu: không gian hình nêm và hình điểm.
Không gian hình nêm có quần thể công viên được hình thành trên cơ sở điều kiện thiên nhiên của mặt nước hoặc dải rừng hiện có. Loại hình không gian này cho phép hình thành môi sinh đô thị thuận lợi nhất và cải thiện một cách hữu hiệu tình trạng môi trường đô thị.
Không gian hình điểm của quần thể công viên thường bao quanh hồ nước lớn. Đặc điểm chung của loại hình không gian này là bị bao kín cả bốn phía bởi khu xây dựng. Do đó nó có tác dụng cải thiện môi trường và hình thành mối quan hệ sinh thái rất lớn, được áp dụng chủ yếu trong các đô thị nhỏ và trung bình.
Cả hai loại hình không gian của quần thể công viên đều có các yếu tố thiên nhiên chiếm ưu thế trong việc tạo cảnh và trang trí. Địa hình, mặt nước đều ở dạng tự nhiên.
Công viên độc lập chủ yếu có không gian dạng điểm trong các khu xây dựng. Trong trường hợp này, mối quan hệ tương hỗ giữa không gian với khu xây dựng bao quanh biểu hiện chủ yếu ở ba hình thức:
- Công viên trên địa hình cao: công viên sẽ được thụ cảm từ mọi hướng trong khu xây dựng với các lớp cảnh phong phú, có chiều sâu không gian.
- Công viên trên địa hình bằng phẳng với khu xây dựng: bề mặt khu xây dựng bao quanh hướng về công viên có ý nghĩa quyết định đến các giải pháp tạo cảnh và trang trí trong công viên.
- Công viên trên địa hình thấp hơn khu xây dựng: mối liên hệ giữa khu xây dựng bao quanh với công viên là các sân trống và đường rộng thẳng chạy sâu vào trong công viên.
Ngoài ra, hiện nay đã xuất hiện thể loại công viên mới: công viên bảo tàng – nơi trưng bày các di sản văn hóa thế giới hay của một nước.
Việc tạo hình không gian trong công viên dựa trên tương quan giữa không gian kín (mảng cây) và không gian trống (rừng thưa, mặt nước). Vấn đề còn lại là bố cục, trang trí và tạo cảnh trong không gian trống ấy.
1.5. Vườn
Loại hình cảnh quan nhỏ hơn công viên là vườn. Vườn bao gồm: vườn cảnh (có ý nghĩa công cộng) và vườn công trình (trong khuôn viên của nhà ở và công trình công cộng, công trình sản xuất, kho tàng).
1.5.1. Vườn cảnh (vườn hoa) có vị trí trên đường phố, quảng trường là không
gian xanh giữa đô thị, là nơi nghỉ ngơi, cải tạo vi khí hậu cho đô thị và làm đẹp cảnh quan bên cạnh những công trình xây dựng.
1.5.2. Vườn công trình là không gian chức năng chuyển tiếp của công trình,
do đó phong cảnh vườn bị chi phố bởi giải pháp kiến trúc công trình và ý đồ bố cục chung. Vườn công trình gồm 3 loại: vườn nhà ở, vườn công trình công cộng và vườn công trình sản xuất – kho tàng.