Không gian vườn – công viên là khoảng trống lớn nhất trong đô thị và là khoảng trống quan trọng trong vùng miền dành cho các hoạt động nghỉ ngơi – giải trí; đặc biệt đây là nơi lý tưởng cho việc tổ chức lễ hội truyền thống và hiện đại mang tính cộng đồng và giao lưu quần chúng với quy mô rộng lớn. Đồng thời công viên là tác phẩm nghệ thuật có giá trị lớn trong việc giáo dục thẩm mỹ cho con người và góp phần vào việc hình thành gương mặt đô thị, nông thôn.
1.1. Quan niệm mới về công viên hiện đại
- Vườn - công viên ngày nay là một phần sống thực sự của thành phố. Tổ chức công viên phải làm sao cho bất kỳ ai đến cũng đều phải cảm thấy có phần phù hợp với mình.
- Vườn - công viên là một tổ chức không gian chiếm ưu thế về thiên nhiên (cây xanh, mặt nước, địa hình) nhưng phải là một thiên nhiên có phong cách.
- Vườn - công viên cần tổ chức các hoạt động phù hợp với quy mô và tính chất tạo những điểm hấp dẫn thường xuyên có người lui tới. Toàn công viên phải mang tính chất sống động, ban ngày cũng như ban đêm, mùa hè cũng như mùa đông. Trong công viên không được có những góc chết.
- Vườn - công viên là nơi thư giãn tinh thần và thể xác, có phòng ấm khi mùa đông, có mái che khi trời mưa, có thể có nơi tắm nước nóng, tắm hơi... Sự thư giãn đó không chỉ thu hẹp trong phạm vi chơi thể thao.
- Vườn - công viên sẽ thực hiện những hoạt động không tách rời giữa hiểu biết và thực nghiệm. Do đó có thể có những khu vực như hoạt động âm nhạc, chiếu bóng, vô tuyến...
- Vườn - công viên ngoài nhiệm vụ là một môi trường nghỉ ngơi phải còn là biểu tượng của thời đại, là hình ảnh thu gọn của lịch sử liên tục và là sự kết hợp hài hoà giữa khoa học về đô thị và những cách tân về văn hoá.
- Vườn - công viên là phần chủ yếu của kiến trúc phong cảnh. Vì vậy việc nghiên cứu kiến trúc phong cảnh liên quan chặt chẽ đến việc nghiên cứu các quy luật phong cảnh thiên nhiên.
Quy hoạch cảnh quan ngày nay chiếm vai trò quan trọng trong việc tạo nên môi trường hài hoà của cuộc sống con người. Vì vậy khuynh hướng phát triển là xây dựng nhanh, dùng kỹ thuật hịên đại, phát triển cả về thẩm mỹ và tiện nghi.
1.2. Phân loại công viên
Chức năng công viên phụ thuộc vào thể loại, quy mô và tính chất của công viên. Mỗi loại công viên có một vài chức năng chủ đạo biểu hiện tính chất công viên.
- Công viên trung tâm là cảnh quan có quy mô, vị trí và những đặc tính thiên nhiên đảm bảo điều kiện tốt nhất cho nhân dân nghỉ ngơi và tổ chức các biện pháp văn hóa – giáo dục chính trị quần chúng, giải trí, thể dục thể thao.
Công viên trung tâm có thể có các dạng: công viên trung tâm có ý nghĩa toàn quốc hoặc vùng, công viên trung tâm đô thị, liên xã.
- Công viên thể thao là cảnh quan có các công trình thể thaokhác nhau, các công trình mang chức năng nghỉ ngơi và trau dồi văn hóa – giáo dục. Diện tích cây xanh chiếm hơn 50% diện tích toàn công viên.
- Công viên giải trí là cảnh quan có số lượng lớn các công trình biểu diễn và vui chơi. Diện tích cây xanh thường dưới 40% diện tích toàn công viên.
- Công viên triển lãm là cảnh quan trong đó có các công trình triển lãm mang ý nghĩa quốc tế, toàn quốc, vùng hoặc đô thị. Trong công viên còn có các công trình biểu diễn và dịch vụ. Diện tích cây xanh không nhỏ hơn 35 – 40% diện tích công viên.
- Vườn bách thảo là công trình dùng để nghiên cưu khoa học và tổ chức các hoạt động văn hóa – giáo dục. Đồng thời vườn bách thảo còn là nơi nghỉ ngơi, giải trí cho dân đô thị.
- Vườn thú là công trình để nghiên cứu khoa học và tổ chức các hoạt động văn hóa – giáo dục. Trong vườn thú, các nhóm loài động vật được bố trí theo hoàn cảnh sinh thái chuẩn.
- Công viên tưởng niệm là cảnh quan có các công trình có giá trị di tích cách mạng hoặc di tích văn hóa. Công viên có thể được gắn với một sự kiện lịch sử hay tên tuổi của các nhà hoạt động cách mạng, văn hóa...
- Công viên trẻ em là mảng cây xanh lớn, kết hợp giữa công trình kiến trúc với thiên nhiên nhằm phục vụ nghỉ ngơi – giải trí và bảo đảm sự phát triển toàn diện cho trẻ em. Đồng thời công viên còn là nơi để các em tìm hiểu và sưu tầm thế giới tự nhiên, là nơi tổ chức học ngoại khoá, tổ chức các trò vui, thể thao...
- Công viên rừng là mảng rừng rộng lớn (thường có vị trí ở ngoại đô) hình thành trên cơ sở cải tạo mảng rừng hiện có theo nguyên tắc bảo tồn động thực vật và địa hình tự nhiên nhằm phục vụ nghỉ ngơi, dạo chơi du lịch và thể thao. Ngoài ra còn có nơi phục vụ công tác nghiên cứu khoa họcvà tìm hiểu động, thực vật địa phương.
- Công viên bảo tồn là khu rừng ngoài điểm dân cư, thế giới sinh vật và địa hình của khu rừng còn nguyên vẹn dấu tích tự nhiên. Do đó khu rừng cần được bảo tồn và sử dụng cho công tác nghiên cứu khoa học và tìm hiểu thiên nhiên trong các hoạt động du lịch – nghỉ dưỡng.
1.3. Các khuynh hướng phân bổ chức năng công viên:
Chức năng của công viên được phân bổ trong quy hoạch mặt bằng theo hai khuynh hướng:
1.3.1. Khuynh hướng chức năng hoá công viên
Khu đất công viên được phân chia giới hạn rõ ràng phù hợp với từng chức năng. Trong trường hợp này, cơ cấu công viên bao gồm các thành phần sau:
Các vùng chức năng được phân chia một cách rõ ràng và thường nằm ở phần đất ngoại vi công viên.
Trung tâm công viên (hoặc hệ thống trung tâm trong những trường hợp công viên có quy mô lớn và phức tạp bao gồm 1 trung tâm chính và các trung tâm phụ).
Hệ thống cổng và giao thông bao gồm cổng chính và các cổng phụ, đường chính và đường liên hệ giữa các vùng, đường ranh giới giữa các vùng và đường trong từng vùng.
Các vùng chức năng của công viên tuỳ thuộc vào tính chất, loại công viên mà có số lượng và nội dung chức năng khác nhau.
+ công viên trung tâm có 6 chức năng: biểu diễn, văn hóa – giáo dục, thể thao, thiếu nhi, nghỉ tĩnh và phục vụ.
+ công viên thú có 4 chức năng: trưng bày, nghỉ ngơi, nghiên cứu khoa học và phục vụ.
+ công viên thực vật có 4 chức năng: trưng bày, nghỉ ngơi, nghiên cứu khoa học và phuc vụ.
+ công viên thể thao có 3 chức năng: luyện tập và thi đấu thể dục thể thao, nghỉ ngơi và phục vụ.
+ công viên giải trí có 4 chức năng: giải trí, biểu diễn, nghỉ ngơi và phục vụ. + công viên tưởng niệm có chức năng: hành lễ, nghỉ ngơi, văn hóa – giáo dục và phục vụ.
+ công viên thiếu nhi có 4 chức năng: vui chơi – giải trí, văn hóa – giáo dục, thể thao và phục vụ.
+ công viên rừng có 5 chức năng: du lịch nghỉ – dạo, thể thao, nghiên cứu khoa học và phục vụ.
+ công viên bảo tồn có 3 chức năng: nghiên cứu khoa học, du lịch nghỉ dưỡng và phục vụ.
Trung tâm công viên thường chiếm 10 – 15 % diện tích toàn công viên, có vị trí gần cổng chính và được liên hệ thuận lợi với tất cả các vùng trong công viên. Cần chú ý nhiều nhất đến giải pháp quy hoạch – kiến trúc và cảnh quan nhằm làm nổi bật trung tâm. Còn vùng ngoại vi phải có đầy đủ các tính chất thiên nhiên nhằm sử dụng tối đa những góc đẹp của địa hình, mặt nước và cây xanh.
Lối vào chính của công viên phải tính đến cơ cấu quy hoạch đô thị, hướng dòng người tới công viên, cần có quảng trường trước cổng để phân tán người, làm nơi đỗ xe. Ngoài lối vào chính cần tổ chức thêm một số lối ra vào phụ, số lượng cổng phụ phụ thuộc vào quy mô và chức năng công viên. Hệ thống giao thông trong công viên được nối liền với cổng vào và bao gồm 4 loại giao thông chính: đường trục chính, đường giữa các vùng, đường vòng kín và đường trong từng vùng.
- Đường trục chính là đường dẫn từ cổng chính tới trung tâm công viên. Do đó đường trục chính có lưu lượng người đi lại lớn nhất.
+ Chiều rộng đường trục chính khoảng 12 – 30m, trong đó phần đi bộ không nhỏ hơn 10m.
+ Trục đường chính thẳng hay cong còn phụ thuộc vào địa hình và ý đồ bố cục. Nếu đường trục chính mang chức năng giao thông là chính, địa hình bằng phẳng thì trục đường thẳng và giải pháp bố cục phong cảnh đường trục chính ở dạng cân xứng đều đặn.
+ Nếu trục đường có cả chức năng dạo chơi, có mặt nước rộng nằm sát cổng chính hoặc có di tích lịch sử đã được xếp hạng hay cây cổ thụ nằm chếch cổng chính... thì trục đường ở dạng cong.
- Đường vòng kín là đường nối tất cả các vùng chức năng của công viên với nhau và là đường dài nhất trong công viên, có mức độ quan trọng sau đường trục chính, có chiều rộng từ 6 – 8 m trở lên.
+ Đường vòng kín là tuyến dạo dại nhất trong công viên.
+ Việc vạch tuyến đường vòng kín cần tránh độ dốc quá cao, liên hệ dễ dàng với các công trình phục vụ, các trung tâm của mỗi khu vực trong công viên.
+ Cần thay đổi các yếu tố tạo cảnh trên đường để luôn đổi khác, sinh động.
- Đường giữa các vùng là đường nối đường vòng kín với trung tâm công viên, giới hạn các vùng và liên hệ giữa vùng trung tâm với vùng ngoại vi công viên, làm đường dạo và bảo đảm sự phân bố đồng đều lượng người trên khu đất công viên, có chiều rộng 10 – 15m.
- Đường trong từng vùng: tuỳ vào ý nghĩa, chức năng, mật độ tập trung người của từng vùng mà đường có chiều rộng khác nhau. VD: chiều rộng đường cho vùng biểu diễn, văn hóa – giáo dục và vùng thể thao là 3 – 10m, vùng nghỉ ngơi yên tĩnh là 1,5 – 3m.
Mạng lưới đường trong vùng cần được tách ra một số con đường chính dẫn đến các công trình có sức hút số lượng lớn người đến.
Ngoài ra, việc lựa chọn dạng đường trong vùng rất cần thiết. Đường có thể ở dạng thẳng khi nối từ cổng đến công trình hay giữa các công trình với nhau để liên hệ được nhanh nhất. Con đường cong thường dẫn đến các công trình kiến trúc nhỏ, lối vào sân nghỉ, sân ngắm cảnh, chơi bóng mát, chơi cờ... Nhìn chung, đường trong công viên ngoài chức năng liên hệ giao thông còn là phương tiện để cảm thụ cảnh đẹp, là một trong những yếu tố tạo cảnh.
1 2 3 4 5 6 7 8 1. Khu nghØ tÜnh 2. Khu trÎ em