3. Quy hoạch cảnh quan đô thị
3.1. Nhiệm vụ – mục tiêu của quy hoạch cảnh quan đô thị
Sự phát triển của đô thị hoá đi đôi với việc xuất hiện các đô thị mới, mở rộng các đô thị cũ làm cho con người ngày càng xa rời thiên nhiên. Vì vậy việc đưa yếu tố thiên nhiên vào cảnh quan đô thị là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết trong quá trình đô thị hoá hiện nay.
- Sự nhiễm bẩn môi trường ngày càng trầm trọng do quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá đòi hỏi việc đưa thiên nhiên vào đô thị để bảo vệ và cải thiện môi trường.
- Các nhân tố mạnh của thiên nhiên (các mặt nước lớn, đồi núi, các mảng rừng tự nhiên) ảnh hưởng quyết định đến giải pháp quy hoạch đô thị. Bao gồm:
+ ảnh hưởng đến việc lựa chọn phạm vi đất đai xây dựng đô thị ở giai đoạn ngắn hạn và dài hạn;
+ ảnh hưởng tới việc xác dịnh vị trí các vùng chức năng của đô thị; hướng các tuyến giao thông chính; giải pháp bố cục không gian kiến trúc đô thị.
- Ngược lại, việc xác định hình thái không gian của kiến trúc đô thị sẽ ảnh hưởng tới việc khai thác và nhân giá trị của cảnh quan thiên nhiên.
Vì vậy khi quy hoạch cảnh quan đô thị cần xác định nhiệm vụ – mục tiêu cụ thể:
- Tạo được cảnh quan phù hợp để con người được gần với thiên nhiên, được sống chung với thiên nhiên.
- Đưa thiên nhiên vào đô thị để cải thiện môi trường sinh thái.
- Cảnh quan thiên nhiên trong đô thị là nơi nghỉ ngơi giải trí phong phú và đa dạn.
- Phải tạo ra được sự thống nhất giữa các yếu tố tự nhiên và nhân tạo.