CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 10 <TH>: Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống vừa
ở nước vừa ở cạn.
Đáp án
Đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn a. Đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước:
- Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành 1 khối thuôn nhọn về phía trước → giảm sức cản của nước khi bơi.
- Da trần phủ chất nhầy và ẩm dễ thấm khí → giúp hô hấp trong nước.
- Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón → tạo thành chân bơi để đẩy nước.
b. Đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở cạn:
- Mắt và lỗ mũi ở vị trí cao trên đầu (mũi ếch thông với khoang miệng và phổi vừa để ngửi vừa để thở)→ dễ quan sát.
- Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ → bảo vệ mắt, giữ mắt khỏi bị khô, nhận biết âm thanh trên cạn.
- Chi 5 phần có ngón chia đốt linh hoạt → thuận lợi cho việc di chuyển
Câu 11 <VD>: Hãy giải thích vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và
bắt mồi về ban đêm.
Đáp án
- Ếch hô hấp chủ yếu qua da, khi da trao đổi khí cần phải ẩm để khí có thể khếch tán qua da. Nếu ếch rời xa nơi ẩm ướt lâu, da sẽ bị khô, không thực hiện được sự trao đổi khí qua da ếch sẽ chết. Ngoài ra vào ban đêm, độ ẩm thường cao hơn, nhiệt độ thấp hơn ban ngày nên cơ thể ếch ít bị thoát hơi nước.
- Ếch bắt mồi vào ban đêm vì thức ăn chủ yếu của ếch là sâu bọ, sâu bọ hoạt động vào ban đêm nên ếch dễ dàng kiếm được mồi.
BÀI 36. THỰC HÀNH: QUAN SÁT CẤU TẠO TRONG CỦA ẾCH ĐỒNGTRÊN MẪU MỔ TRÊN MẪU MỔ
CÂU HỎI TNKQ
Câu 1 <NB>: Hệ cơ của ếch phát triển nhất là ở
A. đầu. B. đùi.