Câu 8 <NB>: Loài lưỡng cư nào sau đây trên lưng có những lỗ nhỏ, khi đẻ trứng,
con cái phết trứng đã thụ tinh lên lưng, trứng lọt vào các lỗ và phát triển thành nòng nọc?
A. Cóc mang trứng Tây Âu. B. Cóc tổ ong Nam Mĩ.
C. Nhái Nam Mĩ. D. Cá cóc Tam Đảo.
Câu 9 <NB>: Loài lưỡng cư nào sau đây sau khi ghép đôi trên cạn, con cái bỏ đi, con
đực cuốn đám trứng ở chi sau rồi ngâm mình xuống nước cho đến khi trứng nở thành nòng nọc?
A. Cóc mang trứng Tây Âu. B. Cóc tổ ong Nam Mĩ.
C. Nhái Nam Mĩ. D. Cá cóc Tam Đảo.
Câu 10 <TH>: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Đa số các loài thuộc bộ Lưỡng cư có đuôi hoạt động về ban đêm.B. Đa số các loài thuộc bộ Lưỡng cư không chân hoạt động về ban đêm. B. Đa số các loài thuộc bộ Lưỡng cư không chân hoạt động về ban đêm. C. Đa số các loài thuộc bộ Lưỡng cư không đuôi hoạt động về ban ngày. D. Đa số các loài thuộc bộ Lưỡng cư không đuôi hoạt động về ban đêm.
Câu 11 <TH>: Khi nói về đặc điểm chung của lớp Lưỡng cư, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Thụ tinh trong. B. Là động vật biến nhiệt.
C. Phát triển qua biến thái. D. Da trần, ẩm ướt.Câu 12 <TH>: Cho các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào có ở lưỡng cư? Câu 12 <TH>: Cho các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào có ở lưỡng cư?
I. Tim ba ngăn.
II. Máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi. III. Là động vật biến nhiệt.
IV. Phát triển không qua biến thái.
A. II, III. B. I, III. C. III, IV. D. I, II, III
CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 13 <NB>: Trình bày đặc điểm chung của lớp Lưỡng cư. Đáp án
Đặc điểm chung của lớp Lưỡng cư:
Lưỡng cư là động vật có xương sống thích nghi với đời sống vừa cạn vừa nước - Da trần và ẩm ướt, dễ thấm khí,
- Hô hấp bằng phổi và da. Hô hấp qua da là chủ yếu. - Di chuyển bằng 4 chi.
- Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu pha
- Sinh sản lệ thuộc vào môi trường nước, thụ tinh ngoài, nòng nọc phát triển qua biến thái
LỚP BÒ SÁT
BÀI 38. THẰN LẰN BÓNG ĐUÔI DÀICÂU HỎI TNKQ CÂU HỎI TNKQ
Câu 1 <NB>: Phát biểu nào sau đây về thằn lằn bóng đuôi dài là đúng? A. Không có mi mắt thứ ba. B. Không có đuôi. C. Da khô, có vảy sừng bao bọc. D. Vành tai lớn.
Câu 2 <NB>: Đặc điểm nào dưới đây không có ở thằn lằn bóng đuôi dài? A. Vảy sừng xếp lớp.
B. Màng nhĩ nằm trong hốc tai ở hai bên đầu.C. Bàn chân gồm có 4 ngón, không có vuốt. C. Bàn chân gồm có 4 ngón, không có vuốt. D. Mắt có mi cử động, có nước mắt.
Câu 3 <NB>: Thằn lằn có bao nhiêu đốt sống cổ?
A. 1. B. 5. C. 8. D. 10.
Câu 4 <TH>: Thằn lằn da khô, có vảy sừng bao bọc có tác dụng gì ? A. Bảo vệ cơ thể.
B. Ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể.C. Giúp di chuyển dễ dàng trên cạn. C. Giúp di chuyển dễ dàng trên cạn. D. Giữ ấm cơ thể.
Câu 5 <TH>: Thích phơi nắng là tập tính của
A. ếch đồng. B. chim bồ câu.
C. thằn lằn bóng. D. thỏ.
CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 6 <NB>: Thằn lằn bóng đuôi dài di chuyển như thế nào? Đáp án :
Khi di chuyển thân và đuôi thằn lằn uốn mình liên tục. Sự co, duỗi của thân và đuôi với sự hỗ trợ cùa chi trước, chi sau (cả hai còn ngắn, yếu) và vuốt sắc của chúng tác động vào đất làm con vật tiến lên phía trước.
Câu 7 <TH>: Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống
hoàn toàn ở cạn.
Đáp án :
Đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn: - Da khô, có vảy sừng bao bọc: Ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể
- Có cổ dài: Phát huy vai trò các giác quan nằm trên đầu, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng
- Mắt có mi cử động, có nước mắt: Bảo vệ mắt, có nước mắt để màng mắt không bị khô
- Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu: Bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động âm thanh vào màng nhĩ
- Bàn chân có 5 ngón có vuốt: Tham gia di chuyển trên cạn.
BÀI 39. CẤU TẠO TRONG THẰN LẰNCÂU HỎI TNKQ CÂU HỎI TNKQ
Câu 1 <NB>: Cấu tạo tim của thằn lằn:
A. 1 tâm nhĩ, 1 tâm thất.
B. 2 tâm thất và 1 tâm nhĩ.C. 2 tâm nhĩ và 1 tâm thất. C. 2 tâm nhĩ và 1 tâm thất.