Hệ thống hóa phân tích

Một phần của tài liệu Bài giảng phân tích, thiết kế hệ thống thương mại điện tử (Trang 90 - 91)

3.2.1 Khái niệm

Cho đến giai đoạn này, nhà phát triển đã hiểu biết tương đối về những yêu cầu chủ yếu của ứng dụng, Đây là điểm bắt đầu cho một phân tích chi tiết có thể mất nhiều thời gian mới có thể hoàn thành. Về phía người sử dụng và nhà đầu tư ứng dụng, phép phân tích được xem là có ý nghĩa nhất. Phần này mô tả sự chuyển biến đến một phép phân tích có hệ thống hơn, được kết cấu hơn, và được tinh chỉnh mang lại nhiều ý nghĩa to lớn đối với các chuyên gia máy tính.

Người ta cho rằng, phép phân tích được đưa ra dựa trên ý nghĩa của nó đối với một nhóm. Điều đó không có nghĩa là nó đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nhóm đó hay dẫn đến sự khó hiểu cho các nhóm khác. Tuy nhiên, mỗi nhóm đều có ý định và tập trung vào các khía cạnh liên quan trực tiếp đến công việc. Các ý định khác nhau có thể tạo nên những khó khăn đáng kể trong quá trình tương tác (có thể đẫn đến những khó khăn trong hệ thống sau này nếu cả hai không nỗ lực tìm hiểu lẫn nhau).

Cho đến nay, phép phân tích vẫn dựa trên việc phân tích các nhiệm vụ và các thành phần khác liên quan đến việc hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên, các nhiệm vụ lại là một khái niệm tương đối trừu tượng và là một vấn đề thường hay gây ra các tranh luận.

Để hiểu về thế giới thực, ta thường tập trung vào các thực thể tương tác lẫn nhau trong nó. Bạn có thể nhìn thấy, sờ thấy, thậm chí là thuê người dùng, tài liệu và trang thiết bị, Bạn có thể thấy những yếu tố ấy tương tác với nhau trong đòi sống thật. Bạn cũng có thể phác thảo hay xây dựng mô hình để minh họa các tương tác đó, cho dù bạn không hề biết mục đích hay mục tiêu của chúng. Bạn cũng có thể lập trình những hệ thống bất chước theo tương tác ấy, dĩ nhiên tất cả những mô hình này sẽ là vô ích nếu như việc tập họp các đối tượng được mô hình hóa không mang lại kết quả.

89

Một phần của tài liệu Bài giảng phân tích, thiết kế hệ thống thương mại điện tử (Trang 90 - 91)