3.2.3.1 Một số vấn đề cần lưu ý khi phân tích hướng đối tượng
Phân tích thường là một quá trình tương tác. Nhà phát triển thực hiện một số phân tích, tính toán kết quả và thường xác định rằng những phân tích cụ thể hơn cần được tiến hành và bổ sung vào những thứ đã có. Sự tương tác tiếp tục cho đển khi sự phân tích hoàn thành. Một công cụ CASE có thể trợ giúp trong việc thu thập thông tin phân tích, phát triển lớp và các biểu đồ có nghĩa trong quá trình phân tích những nơi mà nhiều thông tin được yêu cầu.
Câu hỏi đặt ra là “Làm thế nào để ta biết được hệ thống đã hoàn thành?”. Có rất nhiều những câu trả lời không chính xác như:
- Khi phân tích càng cụ thể càng tốt - bởi vì bạn có thể thiếu nhiều thông tin chung;
- Khi phân tích được tất cả những khái niệm chính - bởi vì bạn có thể thiếu mối liên quan giữa chúng vả các khái niệm khác;
- Khi bạn không thể tìm từ nào để bổ sung - vì bạn không thể quan sát thêm điều gì nữa;
101 Một quy tắc tốt hơn được áp dụng là: Khi tất cả thông tin phân tích bạn thu thập được không giống với những gì bạn đã có được (một phần có thể chỉ khác nhau về từ ngữ).
Trong các phần trên đã trình bày các tiếp cận phân tích phát triển hệ thống. Ngoài ra, các nhà phát triển có thể dùng các phương pháp khác như:
- Phân tích từ trên xuống: Trước tiên tìm kiếm thông tin tổng quát nhất, sau đó phát triển trên đó những chi tiết cụ thể.
- Phân tích từ dưới lên: Xem xét các chi tiết cụ thể trước, sau đó cố gắng xây dựng một chuỗi tổng quát các công việc bằng cách tăng số các chi tiết cụ thể.
- Phân tích theo phương ngang: Dịch chuyển các phương pháp hay mô hình để xem xét và tìm kiếm các thông tin bổ sung ở mức độ chi tiết tương đương.
Trong khi tiếp cận theo trình tự từ trên xuống là phương pháp truyền thống được dùng cho giảng dạy phát triển hệ thống, các nhà phát triển thường đi theo phương án mang lại cơ hội, phát triển theo bất kỳ hướng nào làm việc tốt với hoàn cảnh hiện tại. Do đó, trong thực tế rất nhiều sự phát triển được xây dựng theo hướng từ dưới lên.
3.2.3.2 Một số thách thức có thể gặp trong phân tích hướng đối tượng
- Việc lựa chọn lớp:
+ Các lớp sẽ rất khó để nhận biết nếu việc phân tích đối tượng được thực hiện mà không tiến hành phân tích người sử dụng, nội dung và công cụ.
+ Một số lớp ban đầu được nhận biết quá phức tạp (chúng có thể được chia thành hai lớp phân biệt và liệu có cùng lớp gốc).
+ Khi đã nhận biết được các đối tượng bổ sung, dựa trên người dùng, nội dung, công cụ ban đầu, phân tích nhiệm vụ kỹ hơn là cần thiết để nhận biết cách những đối tượng bổ sung này tương tác với ứng dụng.
+ Nếu nhà phát triển không đặt tên lớp đơn giản và ngắn gọn, rất dễ dẫn đến sự nhầm lẫn.
- Khó khăn với phân tích chi tiết:
+ Một số nhà phát triển tập trung sự chú ý của họ vào các lớp dễ hiểu thay vì các lớp quan trọng nhất với ứng dụng của họ.
+ Một số nhà phát triển không cung cấp các mô tả đủ cho các lớp, các thuộc tính và các hoạt động để làm rõ là mỗi thứ đó có mục đích gì.
+ Các thuộc tính và các hoạt động được liệt kê trong một lớp nên được giới hạn các thao tác liên quan đến ứng dụng.
+ Mục “Kiểu” của một mô tả lớp có thể được sử dụng không đúng. Thay vì một lóp như: “Kiểu: một lớp khác”, một số nhà phát triển sử dụng “Kiểu” như là “người dùng”, “công cụ”, hay “nội dung”.
102 + Một số lớp có thể không có thuộc tính rõ ràng để phân biệt với một số lớp khác. Ví dụ, tên người có thể là khó nhận biết vì một số người có thể có cùng tên. Trong trường hợp này, ngày sinh hay một số thuộc tính khác là cần thiết để phân biệt hai người.
+ Khi các thuộc tính được nhận biết đầu tiên với các hoạt động, một số thuộc tính quan trọng có thể thiếu. Việc nhận biết các thuộc tính và các hoạt động cần được tương tác và được đưa vào tài khoản một cách độc lập giữa các thuộc tính và các hoạt động.
- Khó khăn với các hoạt động:
+ Các hoạt động cần mô tả hành động mà một lớp các đối tượng thực hiện hơn là các hành động được thực hiện trên lớp các đối tượng.
+ Các hoạt động có thể cần chi tiết hơn các nhiệm vụ mà chúng đã hoàn thành. Một số hoạt động có thể được dùng cho cho một phần hoặc tất cả các phần của các nhiệm vụ khác nhau.
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3
1. Nêu các bước cần tiến hành khi phân tích các yêu cầu phát triển hệ thống TMĐT.
2. Thông qua ví dụ cụ thể về một hệ thống TMĐT, hãy tiến hành xác định các yêu cầu và mô tả chúng?
3. Hãy trình bày nội dung về phân tích các yêu cầu và các khó khăn có thể gặp phải.
4. Thế nào là phân tích định hướng đối tượng?
5. Áp dụng phân tích định hướng đối tượng trong phân tích hệ thống TMĐT. 6. Một số vấn đề cần lưu ý và các thách thức có thể gặp phải trong phân tích hướng đối tượng là gì?
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 3
1. Thạc Bình Cường, Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin, NXB Khoa học và kỹ thuật, 2002.
2. Nguyễn Văn Hồng và Nguyễn Văn Thoan (chủ biên) – Trường ĐH Ngoại thương, Giáo trình Thương mại điện tử căn bản, NXB Bách khoa, Hà Nội, 2013.
3. Nguyễn Văn Minh (chủ biên), Giáo trình phát triển hệ thống thương mại điện tử, NXB Thống kê, 2014.
103 4. Trần Đình Quế, Giáo trình phân tích thiết kế Hệ thống thông tin, Học viện Công nghệ BCVT.
5. Jim Carter, Developing e-commerce systems, Prentice Hall, 2002.
6. Wasim Rajput, E-commerce Systems Archetecture and Applications, Artech House Boston, London, 2000.
104
CHƯƠNG 4. THIẾT KẾ TỔNG THỂ HỆ THỐNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ