Thiết kế giao diện thương mại điện tử điển hình

Một phần của tài liệu Bài giảng phân tích, thiết kế hệ thống thương mại điện tử (Trang 123 - 126)

Mục này trình bày về thiết kế hệ thống TMĐT, hệ thống có thể hướng khách hàng đến quyết định mua. Việc thiết kế, đàm phán vả hiện thực hóa giao dịch mua sẽ được đề cập đến ở mục sau. Trong khi bàn về những đặc điểm chung về một số các website TMĐT thành công, cần phải cẩn trọng trong việc thiết kế một trang web TMĐT cụ thể để có thể đáp ứng những yêu cầu của một phân tích triệt để và không “copy” những trang web khác. Việc cẩn trọng cần đặc biệt lưu ý khi các trang web được lập ra có lợi thế cạnh tranh đáng kể để đảm bảo cho sự thành công của nó.

Thiết kế giao diện cần phải khuyến khích khách hàng viếng thăm và mua sắm. Thiết kế này thường kết hợp ba hoạt động kinh doanh trong quá trình lập kế hoạch giao dịch kinh doanh, xác định giao dịch kinh doanh và hoạt động sau giao dịch vào một số trang web có liên kết khác nhau.

Hình 4.7 minh họa một kinh doanh điện tử điển hỉnh có thể hoàn thành mục tiêu của mình như thế nào. Các trang web được biểu diễn trong các khung nét liền. Đường liên kết các chức năng cơ bản với các trang web khác nhau chứa nó. Đường đứt nét đậm được dùng để minh họa càng nhiều càng tốt các trang web có khả năng cho phép và khuyến khích khách hàng lựa chọn sản phẩm đế mua như thế nào. Khách hàng cần được

122 cung cấp khả năng đặt hàng qua mạng. Mũi tên đứt nét thể hiện số trang web có thể cho phép, khuyến khích khách hàng lựa chọn sản phẩm mua và khả năng mua thực sự.

Khuyến khích khách hàng tham quan các trang web không chỉ là trang chủ. Cần phải có càng nhiều càng tốt các trang chào đón vào dễ tiếp cận cho người sử dụng. Mỗi trang nên thỏa mãn được một nhu cầu nào đó và nên có liên kết với các trang khác trong cùng một website để thỏa mãn các nhu cầu có liên quan. Ngoài việc đảm bảo rằng các thiết kế trực quan trang web sẽ hấp đẫn và hữu ích (sẽ được đề cập ở phần dưới), mỗi trang có thể có một từ khóa mô tả hữu ích gắn liền với nó để hỗ trợ các công cụ tìm kiếm tìm thấy trang web. Bằng cách này càng nhiều công cụ tìm kiếm sẽ hướng các khách hàng tiềm năng đến với trang web. Những mô tả này có thể được phát triển từ các mô tả phân đoạn trình diễn được tạo nên như một phần của thiết kế cao cấp.

Dù có hay không có sự hỗ trợ của các công cụ tìm kiếm thì hy vọng người dùng có thể tìm được một trang web là không đủ. Các tổ chức cần phải quảng bá trang web của mình ở bất kỳ nơi nào có thể. Trong khi việc quảng bá không được đề cập tới trong giáo trình này, nhưng sẽ là một việc thực sự cần thiết để có được sự quan tâm của người sử dụng đối với website. Thông tin về tổ chức sẽ giúp người sử dụng đánh giá tổ chức như một nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ. Thay vì chỉ được liên kết với trang chủ, cần phải hướng người sử dụng đến với thông tin về các dòng sản phẩm của tổ chức được cung cấp trên các catalog trực tuyến.

Trang chủ vẫn là những trang dễ tìm nhất bởi vì chúng được đặt vào những địa chỉ đơn giản nhất. Chúng biến đổi một cách rất linh hoạt. Những trang này đưa tên của tổ chức và hướng người dùng theo một đường dẫn đến trang thứ hai khác trước khi có thể làm bất kỳ một việc gì đó làm lãng phí thời gian của khách hàng. Các trang web này đặc biệt làm khách hàng khó chịu nếu như chúng tiêu phí thời gian vào các thứ đồ họa hay hình động tốn thời giờ trước khi cho phép người dùng tiếp tục truy cập. Trang chủ cần chào đón người dùng và tạo ra sự truy cập dễ dàng tới các phần chính của website. Cách tiếp cận đơn giản này có thể được nâng cao bằng việc cho phép người dùng tìm kiếm trên website những nội dung đối tượng truyền thông mong muốn từ trang chủ.

Thông tin về tổ chức sẽ sử dụng thông tin bổ sung về sản phẩm liên quan tới các giao dịch kinh doanh đã được thực hiện, nhằm thuyết phục các khách hàng tiềm năng rằng doanh nghiệp sẽ cung cấp cho họ tất cảnhững sự giúp đỡ mà họ cần. Thêm vào đó, thông tin hỗ trợ sản phẩm có thể hướng dẫn khách hàng sử dụng sản phẩm và khuyến khích khách hàng mua sản phẩm đó.

123 Hình 4.7. Thiết kế giao diện của một hệ thống TMĐT điển hình

Trong khi các danh mục hàng hóa được in trên giấy hạn chế việc đưa thông tin về một sản phẩm tại nhiều địa điểm thì danh mục hàng hóa trực tuyến có thể sử dụng cấu trúc mạng liên kết ra ngoài để giúp khách hàng tìm được sản phẩm đối tượng truyền thông mong muốn, cấu trúc của một danh mục hàng hóa trực tuyến có thể được phát triển bằng cách kết hợp các cách thức khác nhau mà người dùng đối tượng truyền thông mong muốn để tìm kiếm sản phẩm. Một khi cấu trúc đã được thiết kế thì nguồn cơ sở dữ liệu có thể dùng để tự động tạo lập và cập nhật cấu trúc có sẵn cho người sử dụng.

Khả năng tìm kiếm cơ bản ở trang chủ sẽ giúp người dùng tìm sản phẩm hay các thông tin khác mà họ cần. Tuy nhiên, khả năng tìm kiếm sản phẩm nâng cao là cần thiết khi khách hàng có thể dễ dàng sử dụng kết hợp các tiêu chí để tìm một sản phẩm phù hợp nhất cho nhu cầu của mình. Những tìm kiếm phức tạp này nên được giải quyết trong chính trang web đang được mở. Người sử dụng nên được cho phép dễ dàng chuyển đổi giữa tìm kiếm và sử dụng danh mục hàng hóa.

Thông tin về sản phẩm có thể được cung cấp ở các mức độ khác nhau về chi tiết kỹ thuật, như đã được chỉ ra ở Hình 4.7 bằng các hộp chồng lên nhau. Khi thực hiện bước đầu tiên tiếp cận thông tin sản phẩm từ một vị trí nào đó trên website, người sử dụng thường được đưa đến một trang trình bày về sản phẩm phổ biến nhất, Họ có thể từ đây đi đến các trang web khác để tìm kiếm những thông tin chi tiết hơn nếu cần. Tất cả các trang có mang thông tin về sản phẩm nên khuyến khích và cho phép người sử dụng có thể lập tức chọn mua sản phẩm. Việc cho phép khách hàng thấy những lần giao dịch trước của mình là cần thiết để có thể xác định được những sản phẩm mà họ muốn đặt

124 hàng lại. Người sử dụng cần có khả năng dễ dàng đặt hàng lại một hay nhiều hoặc tất cả những sản phẩm mà họ đã mua trước đây.

Hầu hết các trang giao diện chủ yếu phục vụ việc xác định giao dịch kinh doanh. Một số hệ thống TMĐT có thể lựa chọn cung cấp cho người sử dụng sự hỗ trợ trong khâu lập kế hoạch giao dịch kinh doanh bằng việc giúp họ xác định được những nhu cầu của mình. Khi dịch vụ này được cung cấp, việc xác định nhu cầu cần được thực hiện theo cách hỗ trợ mua sản phẩm của doanh nghiệp và không hỗ trợ khách hàng trong việc mua sản phẩm từ các đối thủ cạnh tranh (các công cụ hỗ trợ người dùng trong việc đánh giá giữa các sản phẩm cạnh tranh có thể được cung cấp như một sản phẩm của riêng mình để bán cho các khách hàng tiềm năng).

Một phần của tài liệu Bài giảng phân tích, thiết kế hệ thống thương mại điện tử (Trang 123 - 126)