III. Kết luận và đề xuất
1. Sự cần thiết của việc triển khai học phần Khởi nghiệp và Đổi mới Sáng tạo cho sinh viên
cho sinh viên
Tại hội thảo “Giáo dục bậc cao và đổi mới sáng tạo – động lực thúc đẩy phát triển Việt Nam từ nay tới năm 2035” được diễn ra từ ngày 11-25/3/2015 đã chỉ ra những kinh nghiệm quốc tế về Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo (Entrepreneurship
Innovation) và nhìn nhận vai trò quan trọng của đổi mới sáng tạo đối với tăng trưởng
kinh tế, đ ng thời là yếu tố không thể thiếu góp phần tạo cơ hội việc làm cho lao động. Nghiên cứu gần đây cho thấy rằng lực lượng lao động đóng góp chính vào phát triển kinh tế là thanh niên và sức sáng tạo của tuổi trẻ. Tuy nhiên, phần lớn thanh niên Việt Nam hiện nay tập trung nhiều vào các hoạt động phong trào, mang tính bề nổi nhưng lại thiếu các việc làm thể hiện giá trị tăng sự sáng tạo và hàm lượng chất xám ở trong đó. Đây là một trong những hạn chế cơ bản ảnh hưởng đến những đóng góp thực sự có
42
giá trị của thế hệ trẻ cho phát triển kinh tế, xã hội, và cộng đ ng(Viện Chiến lược Phát triển, 2015).
Số liệu thống kê từ Đề án Hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp của Bộ giáo dục và Đào tạo tại 120 trường đại học, 115 trường cao đẳng cho thấy: (i) Hoạt động khởi nghiệp và hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp tại các nhà trường hầu như chưa được triển khai; (ii) 10/120 trường bước đầu hình thành các Câu lạc bộ Vườn ươm doanh nhân, câu lạc bộ được điều hành bởi Ban chủ nhiệm là những sinh viên có nhiệt huyết và đam mê kinh doanh từ tất cả các khoa của nhà trường; (iii) Tỉ lệ khởi sự kinh doanh của của sinh viên Việt Nam sau tốt nghiệp là 2% (so với trung bình các nước phát triển là 12,4%). Đ ng thời, trong số hơn 412 cơ sở đào tạo học viện, trường đại học, cao đẳng có tỷ lệ đào tạo ngành kinh tế lớn, tuy nhiên số lượng các trường đưa nội dung về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp vào giảng dạy rất ít (VCCI, 2015). Bên cạnh đó, mặc dù có những trường đưa nội dung này vào giảng dạy, nhưng chương trình đào tạo, bài giảng phát triển chưa thống nhất, dựa trên nhiều ngu n tài liệu thiếu tính chính thống. Do đó, nhu cầu có một bộ chương trình đào tạo về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp hoàn chỉnh, chất lượng là hết sức cấp thiết không chỉ của các trường đại học Việt Nam mà còn ở các cấp bậc đào tạo khác.
Nhận thấy xu hướng phát triển và nhu cầu cấp bách trong đào tạo nhân lực nhằm thúc đẩy năng lực sáng tạo và khởi nghiệp của thế hệ trẻ nhất là học sinh, sinh viên, năm 2016, Chính phủ đã xây dựng đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”. Vì thế, trong năm 2017 được xem là năm các trường đại học thể hiện vai trò tiên phong của mình để thực hiện sứ mệnh Khởi nghiệp và Đổi mới Sáng tạo để cung cấp cho xã hội những tài năng đượctrang bị tư duy và kỹ năng cần thiết cho công cuộc đó. Để thực hiện trách nhiệm của Giáo dục đại học đối với Chiến lược Quốc gia Khởi nghiệp và theo kịp xu hướng của thế giới, trường Đại học Nha Trang cần chung tay tạo môi trường và điều kiện thuận lợi, cùng thắp sáng và kích thích tinh thần đổi mới sáng tạo. Một trong những việc cần được thực hiện trong thời gian gần nhất chính là triển khai giảng dạy học phần “Khởi nghiệp và Đổi mới Sáng tạo” với mục tiêu b i dưỡng kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp sáng tạo cho sinh viên tất cả các ngành trong trường.