II. Ứng dụng phƣơng pháp học tập phục vụ cộng đồng trong việc giảng dạy các học phần kỹ năng mềm
2. Học tập phục vụ cộng đ ng (tên tiếng Anh là ServiceLearning hoặc
Community- based learning) đã có từ năm những năm 1960 tại Mỹ
(Jacoby,1996). Service-Learning (SL) là một phương pháp dạy và học mà thông
qua đó người học áp dụng được những kiến thức học được trong lớp vào điều kiện thực tế, đ ng thời kết quả của quá trình học đáp ứng nhu cầu của cộng đ ng và được cộng đ ng sử dụng.
Như vậy, phương pháp học tập phục vụ cộng đ ng là:
- Một phương pháp vừa dạy và vừa học; - Một hình thức phục vụ cộng đ ng; - Một dạng học tập dựa trên kinh nghiệm;
- Kết hợp hoạt động cộng đ ng với học thuật; áp dụng kinh nghiệm hoạt
động như một đề mục giảng dạy.
PPHTPVCĐ được xem là một chiến lược phát triển bền vững của các trường ĐH tại Hoa K và đang dần dần ảnh hưởng sang các trường đại học khác tại châu Á. Phương pháp là sự phối hợp làm việc, hợp tác trên cơ sở các mối quan hệ của 4 thành phần tham gia là: nhà quản lý trường học (Administrator), giảng viên (Faculty), cộng đ ng (Community Partner) và sinh viên (Student). Ưu điểm của PPHTPVCĐ là giúp người học làm phong phú kiến thức của mình từ lý thuyết đến thực tế và ngược lại
(bring books to life and life to books), quá trình học này thông qua trải nghiệm nên người học có điều kiện tăng cường kiến thức học thuật, rèn luyện và phát triển các kỹ năng mềm như tư duy suy xét, phản biện (critical thinking), làm việc theo nhóm, giao tiếp, thuyết trình và các kỹ năng sống (Hình 1).
72
Hình 1. H t p p ụ vụ g đồ g tr g ối qu ệ giữ ạt đ g và p ụ vụ2
Phương pháp học tập phục vụ cộng đ ng được thực hiện theo các bước như sau: (1) Cộng đ ng nêu vấn đề cần giải quyết;
(2) Giảng viên l ng ghép các vấn đề cộng đ ng cần giải quyết vào môn học như là đề tài thực tập của sinh viên. Điều quan trọng cần lưu ý là các đề tài này phải phù hợp với nội dung môn học, trình độ và kỹ năng của sinh viên;
(3) Sinh viên được tổ chức thành nhóm thực hiện đề tài dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Khi thực hiện đề tài, sinh viên phải vận dụng các kiến thức của môn học để cùng cộng đ ng giải quyết các vấn đề;
(4) Kết quả của đề tài được cộng đ ng sử dụng.
Phương pháp này có thể giúp đạt được chuẩn đầu ra theo đề cương CDIO3 như: Vai trò và trách nhiệm đối với xã hội; Nhận biết được bối cảnh các tổ chức xã hội; Ham tìm hiểu và học tập suốt đời, Tư duy suy xét; Làm việc nhóm; Kỹ năng giao tiếp bằng văn viết và thuyết trình.