Nội dung của một bản kế hoạch nghiên cứu

Một phần của tài liệu Bài giảng nghiên cứu marketing 3 (Trang 28)

Một bản đề xuất nghiên cứu nên chứa tất cả các yếu tố chính liên quan đến quá trình nghiên cứu và bao gồm đầy đủ thông tin đểngười đọc đánh giá nghiên cứu được

đề xuất.

Thông thường một đềcương nghiên cứu bao gồm các nội dung cơ bản sau:  Tiêu đề (Title)

Tiêu đề của đề xuất nghiên cứu phải ngắn gọn, xúc tích và đọc lên là có thể biết ngay nghiên cứu này nói về cái gì. Bạn không cần phải đặt tên đề tài ngay từđầu, cứ

hoàn thành xong nội dung chính của đề xuất nghiên cứu rồi lựa chọn một cái tên phù hợp.

 Giới thiệu (Introduce)

Mục đích chính của phần giới thiệu là cung cấp nền tảng cần thiết hoặc bối cảnh cho vấn đề nghiên cứu. Làm thếnào để hệ thống được vấn đề nghiên cứu có lẽ là vấn đề lớn nhất trong việc viết đề xuất. Việc giới thiệu thường bắt đầu với một tuyên bố chung cho lĩnh vực của vấn đề, với một tập trung vào một vấn đề nghiên cứu cụ

thể, được theo sau bởi sự hợp lý hoặc biện minh cho nghiên cứu được đề xuất. Nói nôm na là, trả lời cho câu hỏi vì sao bạn muốn làm nghiên cứu này. Hay nói một cách khác, bạn đưa ra những lý do để thúc đẩy cho việc cần làm nghiên cứu đó. Có hai

nguồn lý do để thực hiện một đề tài nghiên cứu: một là những hiểu biết hoặc kiến thức hiện tại còn thiếu sót, chưa chứng minh và làm rõ vấn đề này; hai là vấn đề này xuất phát từ thực tiễn mà chưa có một nghiên cứu nào tập trung giải quyết nó hoặc đề xuất câu trả lời cho nó. Cuối mục này, bạn sẽ đưa ra kết luận rằng: đề tài nghiên cứu mà bạn chọn là hoàn toàn có ý nghĩavà nên được thực hiện.

 Câu hỏi nghiên cứu hoặc mục tiêu nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu (Research question) có thể hơi trùng với đoạn cuối phần giới thiệu nhưng tách câu hỏi làm mục riêng sẽ khiến cho một đề xuất nghiên cứu rõ ràng và cụ thể. Trong mục này, sau khi nói đến chủ đề nghiên cứu, bạn hoàn toàn có thể đưa ra những giả thuyết (hypothesis) mà bạn phỏng đoán về kết quả của nghiên cứu. Nói một cách khác là trong nghiên cứu đó bạn sẽ cố gắng chứng minh những giả

thuyết của mình là đúng.

Mục tiêu nghiên cứu (Objectives of the study) cần phát biểu hoặc tuyên bố rõ ràng, phải thật rõ ràng và xúc tích, đồng thời phải khả thi và đo lường được.

 Tổng quan (Literature review)

Mục này có thể coi là dài nhất trong cảđề xuất nghiên cứu. Mục đích cung cấp

28

phản biện (critical thinking) trong lĩnh vực mà bạn chọn. Literature review tức là nhà nghiên cứu đọc những nghiên cứu có liên quan đến đề tài được lựa chọn và tổng hợp lại sự phát triển của những tri thức đã được tìm ra. Suy cho cùng thì làm nghiên cứu không phải là phải tạo ra những thứ cao siêu, bay bổng mà là sự kế thừa và phát triển những kiến thức đã có. Điều nên làm, đó là nghiên cứu những bài nghiên cứu có liên

quan, đọc, phân tích, tổng hợp, so sánh và tìm ra những thứ có thể phát triển hơn. Khi đọc một bài nghiên cứu, hãy tựđặt ra cho mình những câu hỏi:

+ Vấn đề được nghiên cứu trong bài nghiên cứu này là gì? (Câu hỏi nghiên cứu).

+ Tác giả sử dụng dữ liệu và phương pháp nào để giải quyết các câu hỏi nghiên cứu? (Dữ liệu và phương pháp)

+ Tác giảđã tìm ra được những kết quả gì từ nghiên cứu đó? (Kết quả)

+ Đóng góp của nghiên cứu đó là gì? (Đóng góp)

+ Kết quả của nghiên cứu đó có khác gì, giống hay bước phát triển sâu hơn của nghiên cứu khác. (So sánh và tương phản với bài báo khác)

+ Những gì hạn chế của nghiên cứu? (giới hạn và cơ hội cho nghiên cứu sau…)  Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu rất quan trọng vì nó nói đến cách mà nhà nghiên cứu giải quyết vấn đề nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu cung cấp kế hoạch làm việc và mô tả các hoạt động cần thiết để hoàn thành dự án nghiên cứu.

Đối với nghiên cứu định tính, nghiên cứu định tính triển khai các nhận định tri thức, các chiến lược tìm hiểu, và các phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu khác với nghiên cứu định lượng. Các quy trình định tính dựa vào dữ liệu bằng lời (chữ) và hình ảnh, có các bước tiến hành riêng trong phân tích dữ liệu, và dựa vào các chiến

lược tìm hiểu đa dạng.

Đối với các nghiên cứu định lượng, phương pháp thường bao gồm các phần sau:

- Thiết kế nghiên cứu - Có phải câu hỏi nghiên cứu hoặc thử nghiệm trong phòng thí nghiệm không? Chọn loại thiết kế nào (mô tả, thăm dò, nhân quả)?

- Lựa chọn vị trí nghiên cứu

- Đối tượng hoặc người tham gia - Ai sẽ tham gia vào nghiên cứu? Sử dụng

phương pháp lấy mẫu / thủ tục lấy mẫu nào? Quyết định tiêu chuẩn bao gồm và loại trừ.

- Cỡ mẫu - Cần tính kích thước mẫu dựa trên loại nghiên cứu đang tiến hành. Có một số công thức đểtính toán kích thước mẫu.

29

- Dụng cụ nghiên cứu - Sử dụng loại công cụđo lường hoặc bảng câu hỏi nào? Tại sao chọn chúng? Chúng có hợp lệvà đáng tin cậy không?

- Thu thập dữ liệu - Dự định thực hiện nghiên cứu như thế nào? Những hoạt

động nào có liên quan? Mất bao lâu?

- Phân tích và giải thích dữ liệu - bao gồm các kế hoạch xử lý và mã hóa dữ

liệu, phần mềm máy tính được sử dụng (ví dụ: SPSS, AMOS, STATA…), lựa chọn

phương pháp thống kê, mức độ tin cậy, mức ý nghĩa…  Dự kiến cấu trúc đề tài

Trình bày các phần dự kiến của nghiên cứu (phần mở đầu, phần nội dung, phần phụ lục, ..) của nghiên cứu. Người nghiên cứu sẽ phác thảo ra mục lục dự kiến mỗi phần gồm các chương nào và những đề mục nào. Để làm được điều này, người nghiên cứu cần đọc nhiều tài liệu để thực sự hiểu vềđề tài và nội dung nghiên cứu cần thiết

 Kết quảmong đợi và đóng góp

Đây là phần nêu lên những kết quả mà nhà nghiên cứu kỳ vọng sẽ thu được từ

nghiên cứu của mình, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của nó. Nói chung thì mục này sẽ có sự trùng lặp một chút với các phần trước đó, nhưng nó giúp người đọc tổng kết lại những gì mà nghiên cứu của bạn hướng đến. Phần này không cần phải viết dài, cần ngắn gọn và đủ ý.

 Kế hoạch nghiên cứu

Cần nêu về cách tổ chức thực hiện nghiên cứu như thế nào? - Nhân lực.

- Phương tiện thực hiện. - Kinh phí

- Thời gian biểu các hoạt động: nêu rõ mốc thời gian của các bước tiến hành đề

tài (thu thập tài liệu, viết đề cương, thông qua đềcương, thu thập số liệu, xử lý số liệu, viết đềtài…)

- Dự trù những khó khăn và cách giải quyết.  Tài liệu tham khảo

Liệt kê toàn bộ các tài liệu được trích dẫn trong đề cương, tuân theo quy định về cách trích dẫn và tài liệu tham khảo (tùy theo quy định của cơ quan chủ quản hoặc

nơi nghiên cứu).

Tài liệu tham khảo là những ấn phẩm bao gồm: Sách, tạp chí,... đã đọc và được trích dẫn hoặc được sử dụng vềý tưởng vào đề tài. Tác giả phải trình bày rõ những tài liệu tham khảo đã đọc để xây dựng đề cương. Những tài liệu được liệt kê có chọn lọc phù hợp với phạm vi của đề tài nghiên cứu. Bao gồm:

30 + Nguồn tài liệu định hướng

+ Các chủtrương của Đảng, Nhà nước, Bộ giáo dục và đào tạo và các loại văn

bản quy định khác...

+ Sách chuyên khảo về vấn đề nghiên cứu trong và ngoài nước. + Các kết quả nghiên cứu về khoa học đã được công bố.

+ Các loại tạp chí, báo chí,... + Các tài liệu hội thảo khoa học.

+ Các sản phẩm kỹ thuật nghe nhìn (băng ghi âm, ghi hình)

3.3. Những yêu cầu khi lập đềcƣơng nghiên cứu

 Các thành phần của đềcương phải có sự gắn kết với nhau

Lí do nghiên cứu xuất phát từ tổng quan nghiên cứu, là các nghiên cứu có liên

quan đãđược xuất bản trước đây, kể cả các lý thuyết liên quan trong lĩnh vực của chủ đề. Từ đó tạo nên câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu đề xuất được hình thành từ câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu. Thời gian phân bố

phản ánh trực tiếp phương pháp sử dụng cũng như nguồn lực cần thực hiện.  Khảnăng phát triển đề cương

Yếu tố để đánh giá một đề xuất nghiên cứu là tốt hay không phụ thuộc vào ý

nghĩa và tính khả thi của nghiên cứu đó. Ý nghĩa của nghiên cứu thể hiện qua việc giải quyết câu hỏi nghiên cứu có đóng góp gì cho việc nâng cao tri thức nói chung hay không (contributions to knowledge and practice). Tính khả thi của nghiên cứu (feasible research) tức là nghiên cứu đó có khả năng thực hiện được hay không, điều này thể hiện qua việc lựa chọn dữ liệu và phương pháp nghiên cứu.

 Lập đềcương càng chi tiết càng tốt:

Đề cương này sẽ là bản khung nội dung, giúp cho nhà nghiên cứu kế thừa để

viết báo cáo toàn văn được nhanh hơn. Tác giả chỉ phải tập trung vào phần kết quả, bàn luận và kết luận. Lập đề cương nghiên cứu càng chi tiết bao nhiêu càng tốt và dễ

dàng khi ta tiến hành nghiên cứu và viết bài bấy nhiêu.  Phải tính đến các yếu tố bất trắc:

Khi lập đề cương, nghiên cứu viên phải tính đến những tình huống bất trắc khi tiến hành như thời tiết, không đủngười, thiếu nguyên vật liệu, thiếu tiền, kỹ thuật,...

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Trình bày khái niệm kế hoạch nghiên cứu và ý nghĩa của việc lập kế hoạch nghiên cứu.

31

3. Lập một đề cương nghiên cứu cho một đề tài mà bạn quan tâm theo mẫu đề cương đề tài nghiên cứu khoa học của trường ĐH Phạm Văn Đồng dưới đây:

Mẫu 2: Đềcương đề tài NCKH của SV

UBND TỈNH QUẢNG NGÃI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐH PHẠM VĂN ĐỒNG Độc lập-Tự do Hạnh phúc ĐỀCƢƠNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

Năm học: ... - ... A. PHẦN GIỚI THIỆU

1. Tên đề tài: ...

2. Loại đề tài (nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng hay nghiên cứu triển khai)...

3. Lĩnh vực khoa học (Khoa học tự nhiên và kỹ thuật, xã hội và nhân văn, công nghệ, giáo dục, nông - lâm - ngư, kinh tế - tài chính,...): ...

4. Sinh viên chịu trách nhiệm chính:

Họ và tên: ... Ngành học: ...Khoa: ...Năm thứ: ... Điện thoại:... ... E-mail: ...

5. Sinh viên tham gia nghiên cứu đề tài:

TT Họ và tên Khoa Năm thứ Chữ ký

1 2 3 4 6. Giảng viên hƣớng dẫn: Họ và tên: ...; Học vị: ... B. PHẦN THUYẾT MINH 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục tiêu nghiên cứu 3. Nội dung nghiên cứu

4. Đối tƣợng, phạm vi, phƣơng pháp nghiên cứu

5. Kế hoạch nghiên cứu (dự kiến thời gian thực hiện các nội dung nghiên cứu chính)

6. Dự kiến kết quảđạt đƣợc của đề tài và khảnăng ứng dụng 7. Kinh phí

32

Quảng Ngãi, ngày tháng năm

33

CHƢƠNG 4: LỰA CHN MÔ HÌNH NGHIÊN CU 4.1. Khái niệm, ý nghĩa của mô hình nghiên cứu

4.1.1. Khái niệm

Mô hình có thể đại diện hơn cho hệ thống mục tiêu theo một cách lý tưởng. Ngoài việc đại diện cho các hệ thống mục tiêu, một mô hình có thểđại diện cho một lý thuyết khoa học. Do đó, việc tạo ra các mô hình, phân tích và phát triển nó, cho phép các nhà khoa học hiểu được các hệ thống mục tiêu và các lý thuyết được trình bày (Vermaas, 2014). Tuy nhiên, có nhiều quan điểm về mô hình như:

- Theo Ed Seidewitz (2003) mô hình là một tập hợp các phát biểu về một số hệ

thống đang được nghiên cứu.

- Theo Sutton (2000) mô hình có nghĩa là một cấu trúc toán học, với việc bổ

sung một số cách giải thích bằng lời nói, mô tả các hiện tượng quan sát được (trích trong Goldfarb và Ratner, 2008).

Mặt khác, trong trường hợp người nghiên cứu cho rằng vấn đề nghiên cứu không thểđược giải quyết triệt để trong một lý thuyết hoặc khái niệm cư trú trong một lý thuyết, người nghiên cứu phải tổng hợp các quan điểm hiện có trong các tài liệu liên quan cả về lý thuyết và thực nghiệm. Sự tổng hợp có thể gọi là mô hình hoặc khung khái niệm “conceptual framework” (Liehr và Smith, 1999 trích trong Imenda,

2014). Do đó, một khung khái niệm/ mô hình có thể được định nghĩa là kết quả cuối cùng của việc đưa ra một số khái niệm liên quan để giải thích hoặc dự đoán một sự

kiện cụ thể hoặc hiểu rõ hơn về hiện tượng quan tâm - hoặc đơn giản là khung khái niệm cung cấp sự giải thích rõ ràng bằng cách chỉ rõ các biến liên quan đến các biến

khác như thế nào.

Để tạo sự nhất quán trong xem xét, các định nghĩa được rút ra như:

- Mô hình: thể hiện mối quan hệ có tính hệ thống giữa các nhân tố. Mô hình thể

hiện quy luật của hiện tượng sự vật dưới dạng đơn giản hoá.

- Mô hình nghiên cứu: thể hiện mối quan hệ của các nhân tố (biến) trong phạm vi nghiên cứu. Mối quan hệ này cần được phát hiện hoặc kiểm chứng.

Có nhiều cách khác nhau thể hiện mô hình: dạng sơ đồ, dạng phương trình toán

học, v.v…

- Dạng hàm rút gọn: thể hiện các nhân tốảnh hưởng. Ví dụ hàm sản xuất:Q = f(K, L, T, E)

- Dạng hàm: thể hiện ước lượng mức độảnh hưởng của các nhân tố. Ví dụ hàm kết quả hoạt động của doanh nghiệp:

34

- Dạng sơ đồ: thể hiện mối liên hệ giữa các yếu tố(thông qua mũi tên trong sơ đồ)

Ví dụ: Mô hình SERVQUAL (Parasuraman, Zeithaml, và Berry, 1988)

4.1.2. Ý nghĩa của mô hình nghiên cứu

Mô hình nghiên cứu được xem như cầu nối giữa các mục tiêu nghiên cứu đã đề

ra với việc thực hiện các mục tiêu đó. Với ý nghĩa đó, mô hình nghiên cứu dự kiến

trước những yêu cầu cụ thể của các nhà quản trị về thời hạn, cũng như kết quả nghiên cứu. Vì vậy, mô hình nghiên cứu giúp cho các nhà nghiên cứu hiểu rõ các công việc phải làm, dự kiến các sai lầm có thể gặp phải trong quá trình nghiên cứu. Đây là cơ sở để nhà nghiên cứu chứng minh với những người có liên quan về sự am tường công việc của mình.

Mô hình nghiên cứu giúp các nhà nghiên cứu xác định rõ các loại dữ liệu cần thu thập, tránh sự thu thập dữ liệu không cần thiết, vừa mất thời gian, vừa gây rắc rối trong việc xử lý thông tin. Vì vậy, khi thiết kế mô hình nghiên cứu, các nhà nghiên cứu phải xem xét ngay từđầu loại dữ liệu nào là cần thiết cho cuộc nghiên cứu.

Mô hình nghiên cứu là cơ sở thực hiện việc phân tích dữ liệu, giải thích ý nghĩa

của từng loại dữ liệu. Nó hỗ trợ việc dự đoán và xem xét quá trình lựa chọn và giới thiệu dự án nghiên cứu.

Trong thực tế, mô hình nghiên cứu không có tính cố định cứng nhắc, nó có thể được vận dụng, điều chỉnh phù hợp với thực tế trong quá trình thực hiện dự án nghiên cứu. Cho nên, nhà nghiên cứu cần linh hoạt sử dụng mô hình trong quá trình nghiên cứu Marketing. Gỉa thuyết mới thường xuyên xuất hiện khi thực hiện dự án nghiên cứu; đây cũng là điều mang tính hấp dẫn đối với các nhà nghiên cứu.

4.2. Nội dung của mô hình nghiên cứu

Một mô hình nghiên cứu gồm 2 thành phần cơ bản là (1) các biến nghiên cứu và (2) các mối quan hệ giữa các biến nghiên cứu (được thể hiện qua các giả thuyết nghiên cứu):

Một phần của tài liệu Bài giảng nghiên cứu marketing 3 (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)