Mô hình nghiên cứu được xem như cầu nối giữa các mục tiêu nghiên cứu đã đề
ra với việc thực hiện các mục tiêu đó. Với ý nghĩa đó, mô hình nghiên cứu dự kiến
trước những yêu cầu cụ thể của các nhà quản trị về thời hạn, cũng như kết quả nghiên cứu. Vì vậy, mô hình nghiên cứu giúp cho các nhà nghiên cứu hiểu rõ các công việc phải làm, dự kiến các sai lầm có thể gặp phải trong quá trình nghiên cứu. Đây là cơ sở để nhà nghiên cứu chứng minh với những người có liên quan về sự am tường công việc của mình.
Mô hình nghiên cứu giúp các nhà nghiên cứu xác định rõ các loại dữ liệu cần thu thập, tránh sự thu thập dữ liệu không cần thiết, vừa mất thời gian, vừa gây rắc rối trong việc xử lý thông tin. Vì vậy, khi thiết kế mô hình nghiên cứu, các nhà nghiên cứu phải xem xét ngay từđầu loại dữ liệu nào là cần thiết cho cuộc nghiên cứu.
Mô hình nghiên cứu là cơ sở thực hiện việc phân tích dữ liệu, giải thích ý nghĩa
của từng loại dữ liệu. Nó hỗ trợ việc dự đoán và xem xét quá trình lựa chọn và giới thiệu dự án nghiên cứu.
Trong thực tế, mô hình nghiên cứu không có tính cố định cứng nhắc, nó có thể được vận dụng, điều chỉnh phù hợp với thực tế trong quá trình thực hiện dự án nghiên cứu. Cho nên, nhà nghiên cứu cần linh hoạt sử dụng mô hình trong quá trình nghiên cứu Marketing. Gỉa thuyết mới thường xuyên xuất hiện khi thực hiện dự án nghiên cứu; đây cũng là điều mang tính hấp dẫn đối với các nhà nghiên cứu.