Có hai dạng câu hỏi chính sau:
84
Câu hỏi mở là dạng câu hỏi mà trong đó câu hỏi được cấu trúc còn câu trả lời thì không. Người trả lời có thể trả lời với bất cứ thông tin nào và bất cứ câu nào được coi là thích hợp. Người phỏng vấn sẽ có nhiệm vụ viết lại chính xác những gì có thể thu thập được.
Có 3 loại câu hỏi mở:
a. Câu hỏi tự do trả lời
Theo câu hỏi này, người trả lời có thể tự do trả lời câu hỏi theo ý mình tùy theo phạmvi tự do trong nội dung câu hỏi đặt ra cho họ. Những thuận lợi của câu hỏi tự do trả lời:
- Cho phép người nghiên cứu thu được những câu trả lời bất ngờ, không dự liệu trước.
- Người trả lời có thể bộc lộ rõ ràng hơn quan điểm của mình về một cấn đề nào đó, mà không bị gò bó bởi nội dung câu hỏi.
- Giảm bớt sự thất vọng của người trả lời so với câu hỏi đóng là không có cơ hội phát biểu ý kiến, chỉ lựa chọn trong tình huống có sẵn.
- Có tác dụng tốt lúc mở đầu cuộc phỏng vấn, tạo mối quan hệ với người được hỏi.
Những khó khăn khi sử dụng câu hỏi tự do trả lời:
- Có thể gặp khó khăn để hiểu người trả lời khi họ diễn đạt kém.
- Khó mã hóa và phân tích.
- Phụ thuộc vào sự ghi chép của người phỏng vấn, nên có thể bỏ qua những chi tiết quan trọng không ghi chép lại vì cho rằngkhông cần thiết.
- Dạng câu hỏi này ít được dùng trong trường hợp phỏng vấn bằng thư tín vì tâm lý người được hỏi thường ngại viết hơn là nói.
- Đôi khi mất thời gian vì người trả lời nói lan man.
b. Câu hỏi thăm dò
Sau khi đã dùng một vài câu hỏi mở để tìm hiểu một chủ đề nào đó, người phỏng vấn có thể bắt đầu tiến hành những câu hỏi thăm dò thân mật để đưa vấn đề đi xa hơn. Chẳng hạn, trong các cuộc phỏng vấn, sau khi người được hỏi trả lời, có thể gợi mở thêm bằng những câu hỏi thăm dò.
Nhược điểm của câu hỏi thăm dò cũng giống như câu hỏi tự do trả lời, còn ưu điểm là: (1) gợi thêm ý cho câu hỏi nguyên thủy và gợi ý cho người trả lời nói đến khi họ không còn gì cần nói thêm, (2) tạo được câu trả lời đầy đủ và hoàn chỉnh hơn so với yêu cầu của câu hỏi nguyên thủy.
Ví dụ: “... có còn điều gì khác nữa không ?” “...có chê bai điều gì nữa không?”...
85
c. Câu hỏi thuộc dạng “kỹ thuật hiện hình”
Nội dung của phương pháp này là mô tả các tập hợp dữ liệu bằng việc trình bày một cách đầy đủ, rõ ràng những vấn đề còn chưa rõ nghĩa, chẳng hạn như những từ ngữ hoặc hình ảnh mà người trả lời phải mường tượng ra, trên cơ sở đó, người trả lời phải nói bằng lời những gì họ hình dung trong đầu về vấn đề đang bàn luận. Kỹ thuật này có 3 dạng chính sau:
- Dạng kỹ thuật liên kết : Theo kỹ thuật này, người hỏi sẽ đưa ra một chuỗi các từ hoặc hình ảnh (nghĩa đen, nghĩa bóng) và yêu cầu người được hỏi trả lời những vấn đề đó theo suy nghĩ của họ.
- Dạng kỹ thuật dựng hình: Theo kỹ thuật này, người được hỏi được cho xem một số tình huốnggợi mở nào đó, sau đó đề nghị họ viết lại câu chuyện hay phác họa diễn tả vấn đề cần nghiên cứu.
- Dạng kỹ thuật hoàn tất: Đây là dạng được dùng nhiều nhất, ở đây, người trả lời sẽ “hoàn tất” những câu còn “dở dang” (chưa hoàn chỉnh) và họ sẽ điền thêm vào bất kỳ nội dung gì mà họ chọn.
Ví dụ: Tôi không thích loại bia: ...
Loại bia được ưa chuộng nhất là ...
Câu hỏi thuộc dạng “kỹ thuật hiện hình” có những ưu thế: (1) có thể thu thập được các thông tin mà có thể sẽ không thể thu thập được nếu phỏng vấn trực tiếp bằng các phương pháp khác, (2) có thể tìm được những ý tưởng nội tại, sâu xa của người trả lời. Tuy nhiên, cũng có những nhược điểm sau: (1) đòi hỏi người phỏng vấn phải được huấn luyện kỹ lưỡng trước khi phỏng vấn, (2) đòi hỏi phân tích viên phải được đào tạo cẩn thận để diễn dịch các kết quả.
6.2.4.2. Câu hỏi đóng
Câu hỏi đóng là dạng câu hỏi mà cả câu hỏi lẫn câu trả lời đều được cấu trúc. Dựa trên cấu trúc câu trả lời người ta chia ra các dạng câu hỏi đóng sau:
a. Câu hỏi phân đôi
Là dạng câu hỏi mà người được hỏi chỉ có thể chọn một trong hai câu trả lời như “có hoặc không”, “đồng ý hoặc không đồng ý”.
Ưu điểm:
- Thiết kế nhanh chóng và dễ dàng, rất tiện lợi trong những câu hỏi có nhiều chi tiết.
- Dễ dàng cho người trả lời.
- Người phỏng vấn ít có thành kiến khi gặp các câu trả lời đặc biệt.
- Thuận tiện trong xử lý, tính toán và phân tích. Nhược điểm:
86 - Cung cấp không đủ thông tin chi tiết.
- Phải đặt câu hỏi và sử dụng từ ngữ chính xác.
- Bắt buộc người trả lời lựa chọn cho dù họ có thể chưa chắc chắn lắm khi
chọn câu trả lời.
b. Câu hỏi xếp hạng thứ tự
Là loại câu hỏi mà câu trả lời được thiết kế bằng nhiều khoản mục để người trả lời có thể so sánh, lựa chọn và xếp hạng chúng theo thứ tự.
87 Ưu điểm:
- Cho thông tin nhanh chóng.
- Hỏi và lập thành bảng, cột tương đối dễ dàng; thuận tiện khi xử lý, phân
tích.
- Dễ giải thích cho người trả lời. Nhược điểm:
- Không chỉ ra mức độ cách biệt giữa các lựa chọn.
- Câu trả lời bị giới hạn không quá 5 hoặc 6 đề mục (nhiều hơn sẽ khó khăn
cho người trả lời khi lựa chọn, so sánh).
- Người trả lời phải có kiến thức về tất cả các đề mục.
- Khó bao quát đầy đủ các tình huống.
c. Câu hỏi nhiều lựa chọn
Về cấu trúc, nó tương tự như câu hỏi xếp hạng thứ tự, tuy nhiên khác biệt là người được hỏi sẽ đánh dấu một hay nhiều loại trả lời được liệt kê.
Ví dụ: Bạn biết loại kem đánh răng nào trong các nhãn hiệu liệt kê dưới đây: ...
□ PS ...
□ Colgate ...
□ Close-up ...
□ Fresh ...
□ Khác. Cụ thể là ...
d. Câu hỏi một lựa chọn
Loại câu hỏi mà các câu trả lời được liệt kê, cho biết chủ đề để chọn câu trả lời thích hợp nhất.
Ví dụ: Khi ghi danh vào học ngành quản trị kinh doanh, bạn có nhiều lý do, hãy xếp thứ tự chúng từ quan trọng nhất (1) đến ít quan trọng nhất (5).
Do ý thích bản thân
Do sự hướng dẫn, gợi ý của người thân Do ảnh hưởng từ anh, chị sinh viên Ảnh hưởng của bạn bè
88
Ví dụ: Trong các loại kem đánh răng liệt kê dưới đây, loại kem nào bạn thường dùng nhất (bạn chỉ chọn một phương án mà bạn cho là đúng nhất): ... □ PS ... □ Colgate ... □ Close-up ... □ Fresh ... Q- Khác. Cụ thể là ...
e. Câu hỏi bậc thang
Thực chất dạng câu hỏi này là sự áp dụng loại thang điểm đánh giá theo khoản mục, thể hiện mức độ ưa thích hoặc không ưa thích, đồng ý hoặc không đồng ý của người trả lời. Loại câu hỏi này cho phép biến đổi những thông tin định tính thành thông tin định lượng.
Câu hỏi này thường sử dụng trong thang đo Likert. Thang đo Likert là loại
thang đo trong đó một chuỗi các phát biểu liên quan đến thái độđược nêu ra và người trả lời cho biết thái độ của họ bằng cách chọn một trong các trả lời, hoặc là rất đồng ý hoặc là rất không đồng ý. Thông thường có 5 sự lựa chọn – rất đồng ý, đồng ý, bình
thường, không đồng ý và rất không đồng ý (được gán số thứ tự từ 1 đến 5 – các sự lựa chọn có thểkhác 5 nhưng nên là thang lẻ tức là 3, 7 hoặc 9). Sựđồng ý mạnh cho biết
thái độ đồng tình mạnh nhất đối với phát biểu và điểm 5 được gán cho trường hợp này.
6.2.5. Thành phần bảng câu hỏi
Người nghiên cứu sẽ phải sắp xếp các câu hỏi theo một trình tự nhất định, thuận tiện cho người đi phỏng vấn. Một cách tổng quát, người ta có thể chia các câu hỏi thành 4 loại và tạo thành 4 phần chính trong bản câu hỏi theo chức năng của chúng
đóng góp vào sự thành công của cuộc phỏng vấn Phần mởđầu hoặc câu hỏi hướng dẫn
Ví dụ: Hãy xem xét mọi mặt của sản phẩm này, chọn câu nào mô tả chính xác nhất mức độ thích hoặc không thích sản phẩm Omo của bạn bằng cách đánh dấu (9) vào ô trống a):
Rất thích Thích vừa phải Không ghét cũng không thích Ghét vừa phải Rất
Ghét..
89
Có tác dụng giải thích lý do, gây hiện cảm và tạo sự hợp tác với người được khảo sát. về cơ bản phần mở đầu có ba loại thông tin cần cung cấp cho người được khảo sát:
- Mục đích của cuộc khảo sát.
- Lý do người nhận được chọn để khảo sát. - Lý do người nhận nên tham gia cuộc khảo sát.
Dựa trên ba mục tiêu trên có ba cách tiếp cận cơ bản để phần mởđầu có thể lôi
kéo được người khảo sát:
- Thể hiện cái tôi: Nhấn mạnh tầm quan trọng và giá trị to lớn mà người được khảo sát đóng góp vào nghiên cứu.
- Tính xã hội: Nhấn mạnh phản hồi của người được khảo sát sẽ giúp ích cho những người khác.
- Kết hợp: Kết hợp cả hai cách trên.
Sự hiệu quả của mỗi cách tiếp cận phụ thuộc vào từng cuộc khảo sát cụ thể. Nhung nhìn chung, cách kết hợp tỏ ra hiệu quả và hữu dụng hơn cảvì nó đềcao người khảo sát và đóng góp vào xã hội.
Phần gạn lọc
Trong phần này, người nghiên cứu sử dụng các câu hỏi định tính với thang đo định danh hay thứ tựđểxác định và gạn lọc được đối tượng khảo sát.
Phần chính (câu hỏi đặc thù)
Phần chính gồm các câu hỏi đặc thù để thu thập dữ liệu định lượng cần cho nghiên cứu bao gồm dữ liệu cho biến phụ thuộc, độc lập và các thống kê mô tả (nếu có).
Phần kết thúc
Gồm câu hỏi phụ và lời cảm ơn. Câu hỏi phụ có tác dụng thu thập thêm thông tin vềđặc điểm nhân khẩu học của người trả lời như giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp... Phần câu hỏi phụ có thểđặt ở phần kết thúc hoặc mở đầu tùy vào lựa chọn của người thiết kế bản câu hỏi. Nếu không quá cần thiết cần tránh hỏi những câu hỏi như tên,
tuổi chính xác và sốđiện thoại... bởi đôi khi làm người trả lời không thấy thoải mái để
trả lời cho các câu sau. Lời cảm ơn bao gồm thông báo kết thúc bản hỏi và cảm ơn.
6.2.6. Đánh giá bảng câu hỏi
Độ giá trị và độ tin cậy nội tại của dữ liệu thu thập được và tỉ lệ hồi đáp nhận
được phụ thuộc lớn vào các thiết kế bản câu hỏi, cấu trúc bản câu hỏi và sự nghiêm túc của người nghiên cứu. Một bản câu hỏi giá trị sẽ giúp thu thập dữ liệu chính xác và một bản câu hỏi đáng tin cậy có nghĩa là dữ liệu này được thu thập nhất quán. Theo
90
Foddy (1994) các giai đoạn phải tiến hành để bảng câu hỏi được coi là có giá trị và
đáng tin cậy:
Đánh giá độ giá trị
Độ giá trị nội tại liên quan đến bản hỏi, đề cập đến khảnăng bản hỏi đo lường những điều đang dự kiến nó sẽ đo lường. Điều này có nghĩa là những điều khám phá bằng bản câu hỏi có thực sựđại diện cho thực chất những điều đang dự kiến đo lường
hay không. Điều này đem đến một vấn đề, nếu thực sự biết về thực chất những điều dựđịnh đo lường sẽ không cần thiết kế bản câu hỏi. Các nhà khoa học thường tránh nế
vấn đề này bằng cách tìm kiếm một chứng cứ quan trọng khác để ửng hộ câu trả lời, tầm quan trọng được xác định bởi bản chất câu hỏi và sự phán đoán của nhà nghiên cứu.
Thông thường khi đề cập đến độ giá trị của bản câu hỏi nhà nghiên cứu thường
đề cập đến độ giá trị nội dung, độ giá trị liên quan tiêu chuẩn và độ tin cậy khái niệm.
Độ giá trị nội dung đề cập đến mức độ mà công cụđo lường, trong trường hợp này là các câu hỏi đo lường trong bản câu hỏi, cung cấp phạm vi bao quát thích hợp của các câu hỏi điều tra. Có nhiều cách để đánh giá mức độ bao quát như qua bình
luận và thảo luận trước người khác, hoặc sử dụng nhóm các nhân đểđánh giá mỗi câu hỏi đo lường trong bản hỏi.
Độ giá trị liên quan tiếu chuẩn đôi khi gọi là độ giá trị dự báo liên quan đến khả năng mà các sốđo lường (câu hỏi) có thểđưa ra những dựbáo chính xác. Đểđánh giá độ giá trị liên quan tiêu chuẩn cần so sánh dữ liệu từ bản hỏi với dữ liệu quy định trong tiêu chuẩn theo cách nào đó.
Người nghiên cứu đã rõ vềdữ
liệu yêu cầu thiết kế câu hỏi
Người được phỏng vấn giải mã câu hỏi theo
cách nhà
nghiên cứu dự kiến Người được
phỏng vấn trả lời câu hỏi Người nghiên cứu giải mã câu
trả lời theo cách người được phỏng vấn dự kiến
91
Độ tin cậy khái niệm đề cập đến mức độ mà các câu hỏi đo lường, thực sự đo lường được sự hiện diện của những khái niệm mà nhà nghiên cứu dựđịnh dùng.
92
CHƢƠNG 7: XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU 7.1. Xử lý dữ liệu
7.1.1. Quy trình xử lý dữ liệu
Khi dữ liệu được thu thập thì quy trình phân tích và xử lý dữ liệu sẽ bắt đầu.
Tuy nhiên trước khi xử lý phải diễn giải dữ liệu thích hợp. Hơn nữa các dữ liệu mới
thu được đang ở dạng thô chua xửlý ngay được, cần phải phân loại, mã hóa, sắp xếp
để dễ dàng sử dụng.
Bước 1. Giá trị hóa dữ liệu là tiến hành xem xét một cách kỹlưỡng các phương
pháp và biện pháp kiểm tra chất lượng đã được sử dụng để thu thập dữ liệu. Nếu có dữ
liệu thứ cấp, thì có một số trở ngại: hoặc chúng đã lỗi thời, hoặc không còn quan trọng nữa hoặc là cơ quan công bố dữ liệu đó có một danh tiếng khó có thể đặt nghi vấn. Nếu gặp trường hợp ngược lại, người sử dụng dữ liệu có thể yêu cầu tổ chức đã thu
thập dữ liệu cung cấp thông tin về các vấn đề như: Phương pháp thu thập thông tin là gì? Bằng công cụ nào?. Với dữ liệu sơ cấp, việc xem xét lại các vấn đề đó là quan
trọng ngay chính bản thân nhân viên cửngười nghiên cứu đi thu thập các dữ liệu này. Còn nếu đi thu thập dữ liệu lại đặt hàng các công ty khác thì việc thẩm tra đặt ra một yêu cầu bắt buộc. Các vấn đề khó khăn luôn đặt ra trong bất kỳgiai đoạn nào như lấy mẫu, chọn mẫu và thực tế thực hiện thường có sựthay đổi so với kế hoạch. Khi các cơ
quan bảo trợ nghiên cứu phê chuẩn dữ liệu họ yêu cầu tổ chức nghiên cứu chứng minh
tính xác đáng của việc lấy mẫu. Công việc quan trọng của giai đoạn này còn là nghiên cứu kỹ các bản câu hỏi đã được phỏng vấn, các chỉ dẫn về thủ tục phỏng vấn để phát hiện nguyên nhân dẫn đến sai sót.
Bước 2. Hiệu chỉnh dữ liệu.Trong khi kiểm tra lại nếu phát hiện những sai sót về ghi chép hoặc ngôn từ thì có thể hiệu chỉnh lại và thông tin kịp thời cho người thu thập dữ liệu để tránh sai sót tiếp theo.