Nội dung và hình thức trình bày

Một phần của tài liệu Bài giảng nghiên cứu marketing 3 (Trang 101 - 104)

Một cách tổng quát nội dung của một báo cáo kết quả nghiên cứu hàn lâm marketing ở dạng sách (luận án, luận văn, đề tài nghiên cứu cấp cơ sở, cấp bộ, vvv.. bao gồm các phần chính:

1. Trang bìa

2. Bảng thuật ngữ viết tắt, kí hiệu

3. Bảng tóm tắt

4. Mục lục

5. Danh mục bảng

6. Danh mục hình

7. Phần giớithiệu

8. Cơ sở lý thuyết, mô hình nghiên cứu và giả thuyết

9. Phương pháp nghiên cứu

10. Kết quả nghiên cứu

11. Ý nghĩa và kết luận

Với một bài báo hình thức cụ thể như sau:

1. Tóm tắt

2. Từ khóa

3. Giới thiệu

4. Cơ sở lý thuyết, mô hình nghiên cứu và giả thuyết

5. Phương pháp nghiên cứu

6. Kết quả nghiên cứu và bạn luận

7. Kết luận

8. Tài liệu tham khảo

9. Phụ lục

101

ngắn gọn nhưng nêu được nội dung cơ bản của nghiên cứu. Ngoài ra, trang bìa cũng phải xác định một số thông tin để nhận dạng nghiên cứu. Cụ thể là nghiên cứu thuộc dạng nào (nghiên cứu cho luận án, nghiên cứu cho đề tài khoa học,..) mã số đề tài, thời gian nghiên cứu, người thực hiện.

Nếu là luận án thì cần một trang tiếp theo để lời cam kết là đề tài nghiên cứu này là do (các) tác giả có tên nêu thực hiện, không phải sao chép của người khác và phải xác định những phần kế thừa, trích dẫn nếu được dẫn nguồn cụ thể.

Một nghiên cứu luôn phải có phần tóm tắt (abstract): Cũng cần phân biệt một tóm tắt nghiên cứu với phần giới thiệu nghiên cứu. Tóm tắt cần phải gắn gọn nhưng đầy đủ. Hay nói cách khác, tóm tắt trình bày toàn bộ báo cáo nghiên cứu từ mục tiêu, phương pháp, kêt quả, .. trong khoảng 100 đến 150 từ nếu là một bài báo (6000-

10.000 từ) hoặc khoảng 500-600 từ nếu là một luận án.

Tiếp theo của một báo cáo nghiên cứu là mục lục bao gồm cả danh mục các bảng, hình vẽ để người đọc biết được báo cáo gồm những phần nào cũng như dễ dàng và nhanh chóng tìm nội dung cần tìm.

Phần giới thiệu: phần này trình bày tổng quan về nghiên cứu (chương đầu tiên của một nghiên cứu). Phần này giới thiệu tổng quát về nghiên cứu, bao gồm các phần chính như lý do nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, tổng quát về phương pháp, phạm vi và ý nghĩa của nghiên cứu. Cuối cùng là kết cấu của báo cáo nghiên cứu. Khi viết chương này, nhà nghiên cứu phải đặt mục tiêu là nếu một người sau khi đọc chương này người đọc có thể nắm được nghiên cứu này làm gì, vì sao phải thực hiện và thực hiện nó như thế nào, thực hiện nó đêm lại điều gì.

Cơ sở lý thuyết: mô hình và giả thuyết, khoa học luôn mang tính kế thừa, nó không đến từ chân không. Vì vậy, một nghiên cứu phải kế thừa các lý thuyết, nghiên cứu đã có. Trong phần này, nhà nghiên cứu cần trình bày cơ sở lý thuyết cho nghiên cứu của mình. Khi trình bày lý thuyết khâu trích dẫn và phê bình rất quan trọng. Nghĩa là nhà nghiên cứu phải cho người đọc thấy được trong đề tài nghiên cứu này, đã được nghiên cứu tới đâu, do ai thực hiện. Những nghiên cứu đã có đã làm được những gì, những gì chưa làm được (hạn chế của nghiên cứu).

Trên cơ sở của những nghiên cứu đã có và phê bình của những nghiên cứu này, nhà nghiên cứu đưa ra mô hình, giả thuyết cho nghiên cứu của mình. Hay nói cách khác, tác giả của nghiên cứu lấp một hoặc một phần khe hổng (grap) của các nghiên cứu trước nó. Cũng trên cơ sở này, khoa học tiếp tục phát triển. Chú ý tùy theo quy mô của nghiên cứu phần này có thể là một chương hay hai chương. Nếu cần hai chương thì chương thứ nhất trình bày cơ sở lý thuyết và phê bình chung, chương thứ hai sẽ xây dựng mô hình nghiên cứu và giả thuyết. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

102

Phương pháp nghiên cứu: mô tả chi tiết phương pháp nghiên cứu của tác giả và lý do chọn phương pháp này (lý giải tính phù hợp của nó). Chương này bao gồm các điểm chính như qui trình nghiên cứu, xây dựng thang đo, mẫu và phương pháp phân tích kết quả. Nếu dùng nghiên cứu định tính để xây dựng thang đo, nghiên cứu định lượng sơ bộ để kiểm định thang đo, thì kết của của nghiên cứu sơ bộ này (pilot studies) cũng thường được trình bày trong chương này.

Kết quả nghiên cứu: trình bày kết quả chi tiết của nghiên cứu gồm kết quả kiểm định thàng đo, kiểm định mô hình, giả thuyết nghiên cứu. Cũng cần chú ý là kết quả nghiên cứu phải được biện luận, những điểm gì mới tìm được trong nghiên cứu, những gì phù hợp, đối kháng với nghiên cứu trược. Phần mô tả về mẫu thường trình bày trong phần này, trước khi trình bày kết quả chi tiết về kiểm định thang đo và mô hình nghiên cứu. Tùy theo qui mô của nghiên cứu mà kết quả có thể trình bày một hay nhiều chương. Nếu phần trình bày kết quả chia làm hai chương thì chương thứ nhất sẽ trình bày kết quả kiểm định đo lường và chương hai sẽ trình bày kết quả kiểm định mô hình và giả thuyết.

Ýnghĩa và kết luận: tổng kết lại nghiên cứu, bắt đầu bằng việc giới thiệu lại toàn bộ nghiên cứu từ mục đích phương pháp kết quả và đóng góp của nghiên cứu về mặt phương pháp về mặt lý thuyết, ý nghĩa, hàm ý của nó cho những tổ chức có liên

quan.

Hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo: Bất kỳ nghiên cứu nào cũng có hạn chế của nó, cái gì làm được chưa làm được trong nghiên cứu này. Trên cơ sở hạn chế nhà nghiên cứu đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.

Tài liệu tham khảo: có nhiều hình thức liệt kê tài liệu tham khảo. Tuy nhiên, hình thức nào cũng phải đạt yêu cầu khi người đọc cần xem chúng thì có thể tìm được, nghĩa là phải có đủ thông tin để tìm chúng. Vì vậy, tài liệu tham khảo phải có thông tin tối thiểu là tên tác giả, tên tài liệu, nhà xuất bản, năm xuất bản, nơi xuất bản.

Thông thường nhất, báo cáo trích dẫn theo tác giả và năm, ví dụ Alderson (1999), thì tài liệu tham khảo được sắp theo họ và tên nếu là tiếng Việt, tác giả theo thứ tự A,B,C..sau đó năm xuất bản, tên tài liệu, nơi xuất bản và nhà xuất bản và thường in nghiêng tên tài liệu nếu là sách và tên tạp chí nếu là bài trong tạp chí hay trong sách bao gồm bài nghiên cứu của các tác giả và trong trường hợp này thì phải ghi trang bắt đầu và kết thúc của bài đó trong tạp chí. Ví dụ:

- Sách:

Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2003). Nguyên lý marketing,

TPHCM:NXB Đại học Quốc gia TPHCM.

103

Jabareen, Yosef. 2009. “Building a Conceptual Framework: Philosophy, Definitions,

and Procedure.” International Journal of Qualitative Methods 8 (4): 49-62. https://doi.org/10.1177/1609406909O0800406.

Trong trường hợp, báo cáo không trích dẫn theo tên tác giả mà chỉ trích theo số, ví dụ [1],[2], (cách trích dẫn này đôi khi vẫn sử dụng nhưng ít phổ biến hơn trích dẫn theo tên), thì tài liệu tham khảo không được trích dẫn theo thứ tự A,B,C...tên tác giả mà theo số thứ tự [1], [2], ...Mục đích vẫn là giúp người đọc tra cứu dễ dàng tài liệu đã dẫn.

Phụ lục: bao gồm các công cụ thu thập dữ liệu như dàn bài thảo luận, bảng câu

hỏi, bảng biểu số liệu (không được trình bày trong phần chính)...Chú ý dù trình bày trong phần phụ lục nhưng các bảng biểu ở dạng tinh, nghĩa là chúng đã được tóm tắt, chọn lọc để giúp người đọc có thể tra cứu, đối chiếu dễ dàng.

Chú ý về kết nối các chương lại với nhau nhằm mục đích, khi người đọc đọc bất kỳ chương nào, thì phải biết được chương này trình bày vấn đề gì, nó liên hệ như thế nào với chương trước và chương tiếp theo, vì vậy bắt đầu một chương cần phải có phần giới thiệu về chương đó đã trình bày vấn đề gì và nó bao gồm mấy phần chính. Khi kết thúc chương phải có tóm tắt và kết luận. Nghĩa là phải tóm tắt toàn bộ các

phần chính của chương này và giới thiệu chương tiếp theo trình bày vấn đề gì.

8.3. Các nguyên tắc trình bày 8.3.1. Soạn thảo văn bản

Một phần của tài liệu Bài giảng nghiên cứu marketing 3 (Trang 101 - 104)