Trong báo cáo, khi trình bày hay phân tích nhiều sổ liệu thống kê, nhà nghiên cứu cần lập các bảng số để người đọc dễ theo dõi. Việc trình bày bảng phải tuân thủ
một số nguyên tắc quan trọng của việc trình bày bảng sau đây:
Tên bảng: Tên bảng phải đảm bảo mô tả đúng nội dung của bảng, phải ngắn gọn, rõ ràng và giải thích được các bản chất của việc sắp xếp các thông tin trong bảng.
Số của bảng: Các bảng phải được đánh số thứ tự để chỉ rõ vị trí của chúng
trong báo cáo (tương ứng với các giai đoạn nghiên cứu), ví dụ, bảng 1.1; 1.2.... Cách sắp xếp các mục: Nhà nghiên cứu cần sắp xếp các mục/nội dung trình bày
trong bảng theo một logic hay trình tự sao cho có thể đưa ra các khía cạnh nổi bật nhất của dữ liệu.
105
Đơn vị đo lường: Đơn vị đo lường phải được nêu rõ trong đề mục bảng (tiêu
đề) trừ khi nó đã rõ ràng. Trong một bảng có thể có một hoặc nhiều đơn vị đo lường cho mỗi khía cạnh nghiên cứu.
Con sổ tổng: Trong đa số các trường hợp, con số tống thường được trình bày
sau cùng (dưới) hoặc lề phải của bảng dữ liệu. Khi cần nhấn mạnh các tổng số, nhà nghiên cứu có thể đặt chúng ở hàng đầu tiên và cần gạch dưới các con số này để tránh nhầm lẫn.
Nguồn gốc dữ liệu: Nguồn gốc dữ liệu được đưa vào bảng cần phải được ghi
chú rõ ràng để tiện cho việc tra cứu khi cần thiết. Các ghi chú này phải được
đặt ở dưới bảng và về phía bên trái. Các ghi chú về nguồn gốc dữ liệu sẽ giúp nhà quản trị có thể yên tâm về dữ liệu.
Chú thích cuối trang: Chú thích được sử dụng để trình bày những điều không thể thực hiện được ở trên bảng, bao gồm một số đặc tính của dữ liệu hay
phưong pháp tính toán. Lời chú thích được đặt ngay dưới bảng nhưng trước nguồn gốc dữ liệu và phải được định rõ bằng ký hiệu hay bằng chữ (chứ không phải bằng số) để tránh sự nhầm lẫn với các phần khác của bảng.
Sử dụng kỹ thuật làm nổi bật: Kỹ thuật làm nổi bật được áp dụng thông qua việc làm tương phản cách in giữa các con số, dòng, cốt... và cảđề mục để nhấn mạnh bằng cách dùng các dòng chữđậm và nhạt hay các dòng đôi.