Khái niệm, ý nghĩa của mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Bài giảng nghiên cứu marketing (Trang 42 - 43)

Mô hình có thểđại diện hơn cho hệ thống mục tiêu theo một cách lý tưởng. Ngoài việc đại diện cho các hệ thống mục tiêu, một mô hình có thể đại diện cho một lý thuyết khoa học. Do đó, việc tạo ra các mô hình, phân tích và phát triển nó, cho phép các nhà khoa học hiểu được các hệ thống mục tiêu và các lý thuyết được trình bày (Vermaas, 2014). Tuy nhiên, cụ thể mô hình là gì có nhiều quan điểm như:

- Theo Ed Seidewitz (2003) mô hình là một tập hợp các phát biểu về một số hệ thống đang được nghiên cứu.

- Theo Sutton (2000) mô hình có nghĩa là một cấu trúc toán học, với việc bổ sung một số cách giải thích bằng lời nói, mô tả các hiện tượng quan sát được (trích trong Goldfarb và Ratner, 2008).

Mặc khác, trong trường hợp người nghiên cứu cho rằng, vấn đề nghiên cứu không thể được giải quyết triệt để trong một lý thuyết hoặc khái niệm cư trú trong một lý thuyết. Người nghiên cứu phải tổng hợp các quan điểm hiện có trong các tài liệu liên quan cả về lý thuyết và thực nghiệm. Sự tổng hợp có thể gọi là mô hình hoặc khung khái niệm “conceptual framework” mà về cơ bản đại diện cho một cách "tích hợp" nhìn vào vấn đề (Liehr và Smith, 1999 trích trong Imenda, 2014). Do đó, một khung khái niệm/ mô hình có thể được định nghĩa là kết quả cuối cùng của việc đưa ra cùng một số khái niệm liên quan để giải thích hoặc dự đoán một sự kiện cụ thể hoặc hiểu rõ hơn về hiện tượng quan tâm - hoặc đơn giản là vấn đề nghiên cứu hoặc một khung khái niệm cung cấp sự giải thích rõ ràng tại sao vấn đề tồn tại trong nghiên cứu bằng cách chỉ rõ các biến liên quan đến các biến khác như thế nào.

Để tạo sự nhất quán trong xem xét, các định nghĩa được rút ra như:

Mô hình: thể hiện mối quan hệ có tính hệ thống giữa các nhân tố. Mô hình thể hiện quy luật của hiện tượng sự vật dưới dạng đơn giản hoá.

Mô hình nghiên cứu: thể hiện mối quan hệ của các nhân tố (biến) trong phạm vi nghiên cứu. Mối quan hệ này cần được phát hiện hoặc kiểm chứng.

38

Một phần của tài liệu Bài giảng nghiên cứu marketing (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)