5.3.2.1. Phỏng vấn
Phỏng vấn là thảo luận giữa hai hay nhiều người. Việc dùng phỏng vấn có thể giúp thu thập dữ liệu giá trị và tin cậy có liên quan đến câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu.
Nhìn dưới góc độ phương pháp, phỏng vấn là cuộc gặp gỡ, trao đổi, hỏi chuyện giữa nhà báo với một hoặc một nhóm đối tượng nhằm thu thập, khai thác thông tin phục vụ hoạt động sáng tạo tác phẩm báo chí nói chung.
Thông tin từ cuộc phỏng vấn có thể được sử dụng trong các thể loại: tin, phóng sự, điều tra, phỏng vấn… tuỳ theo mục đích của nhà báo
- Ƣu điểm của phỏng vấn:
+ Tái hiện được sự kiện xảy ra qua lời kể của các nhân chứng + Khách quan hoá thông tin
+ Tạo giá trị và mức độ tin cậy cao cho thông tin + Khám phá thế giới nội tâm của nhân vật
+ Tạo ra sựđộc quyền về thông tin
5.3.2.2. Các loại phỏng vấn
- Căn cứ vào cấu trúc và hình thức + Phỏng vấn cấu trúc
+ Phỏng vấn bán cấu trúc
+ Phỏng vấn phi cấu trúc hoặc phỏng vấn sâu
- Theo Heanly và cộng sự (1991,1993,1994) phân biệt + Phỏng vấn tiêu chuẩn hóa
67 - Dựa trên công trình của Powney và Watts (1987), Robson phân loại
+ Phỏng vấn hồi đáp + Phỏng vấn hiểu biết
Nhìn chung có sự giao thoa giữa các phân loại với nhau tuy nhiên xem xét mỗi phân loại tăng thêm hiểu biết chung về chúng.
- Phỏng vấn có cấu trúc: sử dụng bảng phỏng vấn dựa trên một bộ câu hỏi xác định trước và tiêu chuẩn hóa hay đồng nhất, và chúng ta gọi chúng là bảng câu hỏi thực hiện bởi người phỏng vấn. Người phỏng vấn đọc từng câu hỏi và ghi câu trả lời trên một biểu tiêu chuẩn, thường sử dụng câu trả lời được mã hóa trước. Khi phỏng vấn có cấu trúc được dùng để thu thập dữ liệu định lượng, chúng cũng được gọi là phỏng vấn nghiên cứu định lượng.
- Phỏng vấn bán cấu trúc: nhà nghiên cứu sẽ có một danh sách các chủđề và câu hỏi cần đề cập, tuy nhiên chúng có thểthay đổi tùy thuộc vào cuộc phỏng vấn.Điều này có nghĩa là tùy bối cảnh tổ chức cụ thể, có thể bỏ đi vài câu hỏi trong cuộc phỏng vấn, hay thứ tự các câu hỏi cũng có thểthay đổi tùy thuộc vào diễn tiến thảo luận. Ngoài ra, có thể bổ sung các câu hỏi để khám phá thêm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu.
- Phỏng vấn phi cấu trúc: có tính phi hình thức, khám phá sâu một lĩnh vực chung mà người phỏng vấn quan tâm. Vì vậy chúng tôi gọi là phỏng vấn sâu. Không có danh sách câu hỏi xác định trước, tuy nhiên cần có ý tưởng rõ ràng về các khía cạnh muốn khám phá. Người phỏng vấn được cơ hội nói tự do về các sự kiện, các hành vi và niềm tin liên quan đến chủ đề nên còn gọi phi chỉ thị. Nó còn được đặt tên là phỏng vấn hiểu biết vì chính nhận thức của người được phỏng vấn dẫn dắt việc tiến hành cuộc phỏng vấn. Trái lại, phỏng vấn hồi đáp thì người phỏng vấn dẫn dắt cuộc phỏng vấn và người được phỏng vấn trả lời các câu hỏi của người nghiên cứu.
Khi nào cần sử dụng phỏng vấn sâu?
- Chủđề nghiên cứu mới và chưa được xác định rõ.
- Nghiên cứu thăm dò, khi chưa biết những khái niệm và biến số. - Khi cần tìm hiểu sâu.
68
Ai có thể thực hiện phỏng vấn sâu?
- Người nắm rõ vấn đề nghiên cứu - Người được huấn luyện tốt;
- Người có kinh nghiệm trong tiếp xúc với những người thuộc các thành phần xã hội khác nhau.
- Người kiên nhẫn và biết lắng nghe người khác.
- Phỏng vấn phi tiêu chuẩn, có nhiều tình huống trong đó sử dụng nghiên cứu phi chuẩn hóa (định tính) đểlàm phương pháp thu thập dữ liệu sẽ là một lợi thế, như phù hợp mục đích nghiên cứu, ý nghĩa của việc thiết lập mối quan hệ cá nhân, bản chất của các câu hỏi thu thập dữ liệu, khoảng thời gian cần thiết và việc hoàn thành quá trình. Phỏng vấn phi tiêu chuẩn gồm phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn nhóm.
+ Phỏng vấn nhóm
Là một cuộc phỏng vấn được tiến hành bởi một người điều khiển đã được tập huấn theo hướng không chính thức nhưng rất linh hoạt với một nhóm người được phỏng vấn. Người điều khiển có nhiệm vụhướng dẫn thảo luận nhóm.
Mục đích của kỹ thuật này nhằm đạt được những hiểu biết sâu sắc vấn đề nghiên cứu bằng cách lắng nghe một nhóm người được chọn ra từ một thị trường mục tiêu phù hợp với những vấn đềmà người nghiên cứu đang quan tâm. Giá trị của phương pháp này là ở chỗ những kết luận ngoài dự kiến thường đạt được từ những ý kiến thảo luận tự do của nhóm. Thảo luận nhóm là một phương pháp nghiên cứu định tính quan trọng nhất và cũng đang được sử dụng phổ biến trong thực tế nghiên cứu Marketing.
Đặc điểm
Phương pháp phỏng vấn nhóm được tiến hành bằng cách tập hợp một nhóm từ 10 - 12 người, nhóm ít hơn 8 người thì khó có thể tạo ra sựđa dạng của nhóm để tạo ra sự thành công trong thảo luận. Ngược lại, nhóm hơn 12 người là quá đông và cũng không thể có một cuộc thảo luận sâu, ý kiến sẽ rất phân tán. Hơn nữa, người được tập trung trong nhóm nên có cùng một số đặc điểm nhân khẩu và điều kiện kinh tế xã hội, tránh trường hợp tương tác và mâu thuẫn giữa các thành viên trong nhóm khi thảo luận. Hơn nữa, các thành viên trong nhóm phải được xem xét để lựa chọn ra theo một tiêu chuẩn
69 nào đó, tốt nhất họ cần có kinh nghiệm về vấn đề đang được thảo luận. Thời gian thảo luận có thể kéo dài từ 1 - 3 giờ, thông thường trong khoảng 1,5 - 2 giờ là tốt nhất và nên sử dụng máy ghi âm hoặc vi déo để ghi lại nội dung thảo luận.
Người điều khiển có vai trò rất quan trọng trong sự thành công của kỹ thuật phỏng vấn nhóm tập trung vì đòi hỏi tối thiểu đối với người điều khiển là phải có kỹ năng dẫn dắt chương trình, đưa ra các vấn đề nào cần được thảo luận sâu. Ngoài ra, người điều khiển còn đóng vai trò trung tâm trong phân tích và tổng hợp dữ liệu. Một số khả năng cần có của một người điều khiển là sự tử tế, thân thiện, thoải mái, hiểu biết hoàn hảo, linh hoạt (flexibility) và nhạy cảm đối với vấn đề thảo luận.
Thủ tục chuẩn bị và thảo luận nhóm
- Xác định mục tiêu của vấn đề nghiên cứu. - Mục tiêu cụ thể của nghiên cứu định tính. - Đặt câu hỏi thảo luận nhóm.
- Phát triển đề cương của người điều khiển. - Tiến hành phỏng vấn nhóm.
- Phân tích dữ liệu. - Kết luận và đề xuất.
Những dạng khác của nhóm thảo luận.
- Nhóm thảo luận hai chiều: điều này cho phép một nhóm lắng nghe hoặc học hỏi một nhóm khác có liên hệ.
- Nhóm thảo luận song đôi: là nhóm phỏng vấn được tiến hành bởi hai người điều khiển. Một người chịu trách nhiệm về tiến trình của buổi thảo luận (hình thức) còn người kia thì có trách nhiệm đảm bảo chắc chắn rằng những vấn đề cụ thểđang được thảo luận (nội dung).
- Nhóm thảo luận tay đôi: đây cũng là nhóm phỏng vấn có hai người điều khiển với vị trí ngược nhau về các vấn đềđược thảo luận. Điều này cho phép người nghiên cứu khai thác cả hai mặt của các vấn đề thảo luận.
70 - Nhóm kết hợp người điều khiển và người trả lời: nhóm thảo luận cho phép người điều khiển nhờ người tham gia nhóm đóng vai trò người điều khiển tạm thời để nâng cao sự linh hoạt của nhóm.
- Nhóm khách hàng tham gia: khách hàng được mời thành lập nhóm thảo luận, vai trò chủ yếu của họ là làm rõ các vấn đề thảo luận đểtăng hiệu quả của phương pháp.
- Nhóm thảo luận nhỏ: những nhóm nhỏ này bao gồm người điều khiển cùng với từ4 đến 5 người tham gia phỏng vấn.
- Nhóm thảo luận bằng điện thoại: dùng điện thoại để thảo luận các vấn đề quan tâm giữa người nghiên cứu và nhóm.
Thuận lợi và bất lợi của nhóm thảo luận
Nhóm thảo luận có nhiều thuận lợi hơn các phương pháp thu thập dữ liệu khác vì có thể thu thập dữ liệu đa dạng, có thể tập trung điều khiển để kích thích trả lời, tạo tâm lý an toàn và tự nhiên cho những người tham gia thảo luận, các dữ liệu nhờ đó có thể được thu thập một cách khách quan và mang tính khoa học. Tuy nhiên, thảo luận nhóm cũng tồn tại một số bất lợi
- Ứng dụng sai: phỏng vấn nhóm có thể ứng dụng sai hay bị lạm dụng bằng việc xem xét kết quả như là một kết luận hơn là một sự thăm dò.
- Đánh giá sai: kết quả của thảo luận nhóm rất dễ bị đánh giá sai so với các kỹ thuật phỏng vấn khác vì thành kiến của khách hàng cũng như của người nghiên cứu.
- Điều khiển: thảo luận nhóm rất khó điều khiển do việc chọn ra những người điều khiển có tất cả những kỹ năng mong muốn thì rất khó, và chất lượng của kết quả thảo luận phụ thuộc rất lớn vào kỹnăng của người điều khiển.
- Lộn xộn: bản chất của các câu trả lời hoàn toàn không theo một cấu trúc chính thức, do đó việc mã hóa, phân tích và tổng hợp dữ liệu rất khó khăn, xu hướng của dữ liệu khá lộn xộn.
- Không đại diện: kết quả của thảo luận nhóm thì không đại diện cho tổng thể chung mà chỉ cho một mẫu nhóm được phỏng vấn.
Các trường hợp có thểứng dụng để thảo luận nhóm
71 - Thiết lập các phương án hành động.
- Phát triển sự tiếp cận vấn đề.
- Đạt được các thông tin hữu ích trong cấu trúc bảng câu hỏi. - Tạo ra các giả thiết và kiểm định.
+ Phỏng vấn cá nhân
Trong phương pháp phỏng vấn này người trả lời được hỏi về các khía cạnh niềm tin, thái độ và cảm nghĩ về chủđề nghiên cứu dưới sựđiều khiển của người phỏng vấn có kỹnăng cao.
Đặc điểm
Cũng giống như phỏng vấn nhóm tập trung, phỏng vấn cá nhân cũng là một kỹ thuật trực tiếp và không cầu kỳ để thu thập thông tin, nhưng khác ở chỗ phỏng vấn cá nhân chỉ có hai người đối diện: người phỏng vấn và người được phỏng vấn (one-to-one). Thời gian phỏng vấn có thể từ30 phút đến 1 giờ.
Kỹ thuật phỏng vấn cá nhân, những kỹ thuật phỏng vấn cá nhân đang được sử dụng rộng rãi hiện nay là kỹ thuật bắt thang, đặt câu hỏi cho các vấn đề và phân tích biểu tượng.
Thuận lợi và bất lợi của phỏng vấn cá nhân, phỏng vấn cá nhân không thể hiểu biết sâu sắc bản chất bên trong của vấn đề nghiên cứu so với phỏng vấn nhóm nhưng biết chính xác câu trả lời của riêng từng người được phỏng vấn. Phỏng vấn cá nhân còn thực hiện trong bầu không khí trao đổi thông tin hoàn toàn tự do và hoàn toàn không có bất kỳ một áp lực mang tính xã hội như trong phỏng vấn nhóm. Tuy nhiên, phỏng vấn cá nhân cũng có nhiều nhược điểm, chẳng hạn như để tìm được người phỏng vấn có kỹ năng thì rất khó khăn và tốn kém. Dữ liệu thu thập được khó phân tích và tổng hợp hơn phỏng vấn nhóm thậm chí còn rất phức tạp và vì chi phí phỏng vấn cao nên thường có cỡ mẫu nhỏ, điều này thể hiện tính đại diện thấp.
Ứng dụng phỏng vấn cá nhân
Cũng như phỏng vấn nhóm, mục đích chính phỏng vấn cá nhân là nghiên cứu thăm dò để nắm được mọi hiểu biết sâu hơn bên trong vấn đề. Hơn nữa đây cũng là phương pháp sử dụng có hiệu quả trong các tình huống có vấn đềđặc biệt, chẳng hạn như
72 thăm dò được các chi tiết cá nhân từngười được phỏng vấn, thảo luận các chủđề về niềm tin, cảm xúc cá nhân, hiểu rõ các hành vi ứng xử phức tạp.
5.3.2.3. Quy trình, phương pháp thực hiện một cuộc phỏng vấn
a. Giai đoạn chuẩn bị
Tìm hiểu trước nội dung đặt ra trong cuộc phỏng vấn và tìm hiểu người trả lời. Hoạt động này giúp cho chủ thể thu thập thông tin: Nhanh chóng nhập cuộc, chủđộng, tự tin khi phỏng vấn; tạo sự tin cậy với người đối thoại; hỏi được những câu hỏi tốt; xử lý linh hoạt những tình huống bất ngờ có thể xảy ra trong quá trình phỏng vấn. Việc tìm hiểu về đối tượng phỏng vấn được thực hiện thông qua:
+ Nghiên cứu tư liệu trên sách báo, internet (các văn bản tài liệu liên quan, các tin bài đã viết về sự kiện, vấn đề hay nhân vật dựđịnh sẽ phỏng vấn…)
+ Hỏi những người am hiểu hoặc người quan tâm đến nội dung sẽ đề cập trong cuộc phỏng vấn.
+ Tìm hiểu đối tượng sẽ phỏng vấn qua đồng nghiệp, bạn bè, hàng xóm hoặc những người thân khác của họ.
b. Lựa chọn người trả lời
+ Tuỳ thuộc vào nội dung và mục đích phỏng vấn để tìm người trả lời cho phù hợp. Phóng viên phải trả lời được hai câu hỏi quan trọng: Hỏi ai? Hỏi cái gì?
+ Chọn người tiêu biểu (khách quan, công minh,…) c. Sắp đặt cuộc phỏng vấn
+ Báo trước (gọi điện, viết thư…) cho nguồn tin mong muốn (đề nghị) được phỏng vấn (trò chuyện, trao đổi...)
+ Giới thiệu tư cách của người phỏng vấn
+ Cho nguồn tin biết mục đích và nội dung cuộc phỏng vấn + Thoả thuận địa điểm, thời gian phỏng vấn
d. Chuẩn bịđề cương câu hỏi
+ Căn cứ vào những thông tin đã tìm hiểu được, phóng viên cần dự kiến một số câu hỏi chính phù hợp với mục đích, nội dung sẽ đặt ra trong cuộc phỏng vấn.
73 e. Một số công việc chuẩn bị khác
+ Chuẩn bị phương tiện phỏng vấn
+ Chuẩn bị tâm lý, tâm thế khi tiến hành phỏng vấn + Ăn mặc phù hợp
+ Đúng hẹn
f. Giai đoạn tiến hành cuộc phỏng vấn
1- Giai đoạn nhập cuộc
+ Giới thiệu bản thân
+ Nhắc lại mục đích của cuộc phỏng vấn
+ Tạo lập cách hiểu đúng về tầm quan trọng và ý nghĩa của cuộc phỏng vấn. Gieo nhu cầu cho đối tượng (họđược lợi gì khi tham gia phỏng vấn?).
+ Tạo sự tin tưởng, cởi mở (đó là chìa khoá mở cánh cửa thông tin). Có thể bắt đầu bằng một câu chuyện nhẹnhàng (nhưng ngắn gọn).
+ Không nên đưa những câu hỏi khó ngay từ đầu. + Nên dùng câu hỏi dẫn dắt.
+ Nếu thuận lợi nên đi thẳng vào vấn đềđể tranh thủ thời gian
2- Giai đoạn triển khai hệ thống câu hỏi chủ chốt
+ Nên triển khai cáccâu hỏi từ dễđến khó để thu thập thông tin + Sử dụng xen kẽ các loại câu hỏi một cách linh hoạt
+ Trong khi hỏi những câu hỏi chính, cần bổ sung thêm các câu hỏi phụ
ắng nghe, phát hiện và khai thác những điểm quan trọng, nổi bật từ câu trả lời(vấn đề mâu thuẫn, vấn đề mới nảy sinh, chi tiết độc đáo…) để đặt câu hỏi tiếp theo.
+ Giữ thế chủđộng trong cuộc phỏng vấn + Luôn đặt trong đầu câu hỏi: Cần biết cái gì?
+ Quan sát những biểu hiện tâm lý của người trả lời để đánh giá mức độ tin cậy của thông tin và điều chỉnh nhịp độ của cuộc phỏng vấn.
3- Giai đoạn kết thúc cuộc phỏng vấn
+ Kiểm tra xem còn bỏ sót thông tin, chi tiết nào muốn biết.
74 + Hỏi người trả lời xem họ muốn nói thêm điều gì nữa không.
+ Nói trước với người trả lời rằng mình có thể sẽ gặp hoặc gọi điện lại cho họ để