4.2.1. Các yếu tố cấu thành mô hình/ khung khái niệm
Một mô hình nghiên cứu gồm gồm 2 thành phần cơ bản là (1) các biến nghiên cứu và (2) các mối quan hệ giữa các biến nghiên cứu (được thể hiện qua các giả thuyết nghiên cứu):
- Các biến nghiên cứu
Biến: Các khái niệm, đặc điểm hoặc các thuộc tính có thể thay đổi hoặc thay đổi, từ một đơn vị phân tích này sang một đơn vị phân tích khác. Xin lưu ý rằng tất cả các biến phải thay đổi, nếu không có sự thay đổi giữa các trường hợp khác nhau thì nó không phải là một biến. Một số ví dụ về biến bao gồm giới tính, tầng lớp xã hội, giáo dục, tuổi tác, cấp độ thực thi công, loại phá sản, v.v. Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, nhà nghiên cứu phải phân biệt các loại biến, mỗi loại biến có đặc điểm khác nhau.
+ Biến phụ thuộc – Dependent variables (DV): Các biến có sự thay đổi mà nhà nghiên cứu mong muốn giải thích.
+ Biến độc lập – Independent variables (IV): Các biến giúp giải thích sự thay đổi trong biến phụ thuộc.
Khái niệm biến phụ thuộc hay biến độc lập được xác định thông qua mối quan hệ giữa các biến với nhau. Trong một mô hình nghiên cứu có thể một biến vừa là biến độc lập vừa là biến phụ thuộc, điều đó phụ thuộc quan hệ giữa các biến với nhau. Về mặt biểu diễn, biến độc lập được được biểu diễn bởi gốc mũi tên và biến phụ thuộc ởđầu mũi tên.
Một số nguyên tắc khi xác định biến độc lập hay biến phụ thuộc
* Mối quan hệ của hai biến này thuận theo nguyên tắc của mối quan hệ nguyên nhân – kết quả.
* Xét theo sựthay đổi. Biến độc lập phải có trước về mặt thời gian so với sự thay đổi trong biến phụ thuộc.
* Khi có một sự thay đổi trong biến độc lập, thì tương ứng có sự thay đổi trong biến phụ thuộc.
* Các biến cạnh tranh khác ngoài biến độc lập đã xác định phải xác định có ít tác động đến biến phụ thuộc hơn.
40 + Biến điều tiết - Moderating variables (MV).. Trong thực tế nghiên cứu, mối quan hệ một –một đơn giản cần được đặt trong những điều kiện hoặc phải xem xét với sự có mặt của biến khác. Thông thường, chúng ta sử dụng một loại biến mang tính giải thích gọi là biến điều tiết. Biến điều tiết là một biến độc lập cấp hai được đưa vào bởi vì nó có sựtác động lớn hoặc tác động ngẫu nhiên đến mối quan hệban đầu giữa biến độc lập và biến phụ thuộc (trích trong Lê Văn Huy và Trương Trần Trâm Anh, 2012).
+ Biến ngoại lai (extraneous variables):
Biến ngoại lai có trong tất cả các nghiên cứu và có thể ảnh hưởng đến việc đo lường các biến và mối quan hệ giữa chúng. Biến ngoại lai là mối quan tâm chính của nghiên cứu định lượng vì chúng gây cản trở việc hiểu rõ về mối quan hệ hoặc nguyên nhân trong nghiên cứu. Một số biến ngoại lai không được phát hiện cho đến khi nghiên cứu được tiến hành hoặc hoàn thành do đó làm ảnh hưởng đến kết quả của nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu cố gắng phát hiện và kiểm soát các biến này nhiều nhất có thể trong nghiên cứu bán can thiệp và can thiệp, đồng thời thiết kế cụ cách để kiểm soát ảnh hưởng của chúng.
Những biến ngoại lai không được phát hiện cho đến khi nghiên cứu được thực hiện hoặc được phát hiện trước khi nghiên cứu bắt đầu nhưng không thể kiểm soát được gọi là biến gây nhiễu (confounding variables).
+ Biến môi trường (environmental variables) là một loại của biến ngoại lai, tồn tại trong địa bàn nghiên cứu. Ví dụnhư: thời tiết, gia đình, hệ thống sức khỏe, tổ chức chính phủ. Nếu nghiên cứu vềcon người trong môi trường tự nhiên hay không có kiểm soát thì khó để kiểm soát tất cả các biến môi trường. Biến môi trường trong nghiên cứu bán can thiệp và can thiệp có thể được kiểm soát bằng cách sử dụng hệ thống phòng thí nghiệm hoặc cơ sở nghiên cứu được thiết kếđặc biệt tại bệnh viện.
+ Biến nhân khẩu học (demographic variables )
Biến nhân khẩu học là những đặc điểm, thuộc tính của chủ thể, được thu thập để mô tả mẫu nghiên cứu. Một số biến nhân khẩu học phổ biến là tuổi, trình độ học vấn, giới tính, tôn giáo, dân tộc, tình trạng hôn nhân, thu nhập cá nhân, nghề nghiệp, chẩn đoán y khoa. Khi nghiên cứu được hoàn thành, dữ liệu nhân khẩu học được phân tích để cung
41 cấp bức tranh toàn cảnh về đặc điểm của mẫu nghiên cứu (sample characteristics). Đặc điểm của mẫu nghiên cứu có thể được trình bày dưới dạng bảng hoặc tường thuật trong báo cáo nghiên cứu.
Như vậy, các thành phần cơ bản của mô hình/ khung khái niệm (1)- Nhân tố mục tiêu (biến phụ thuộc)
(2)- Nhân tốtác động (biến độc lập)
(3)- Mối quan hệ của các nhân tố - đặc biệt là quan hệ giữa nhân tố tác động và mục tiêu.
Tùy sự phát triển của lý thuyết mà mô hình có thể không có đủ yếu tố (2) và (3). Khi chỉ có yếu tố (1) và (2) thì thường gọi là khung khái niệm.
- Mối quan hệ thể hiện qua các giả thuyết nghiên cứu.
4.2.2. Xây dựng mô hình nghiên cứu và các biến nghiên cứu
Để thiết lập được mô hình nghiên cứu, nhà nghiên cứu xác định được mục tiêu nghiên cứu một cách rõ ràng. Mục tiêu nghiên cứu đó sẽ liên quan đến những câu hỏi nào cần giải đáp. Từ các câu hỏi nghiên cứu đó, nhà nghiên cứu có thể dựa vào lý thuyết, các công trình nghiên cứu trước đó, để thiết lập mô hình nghiên cứu có thểgiúp đánh giá, trả lời những câu hỏi nghiên cứu.
Các biến nghiên cứu sẽ được thiết lập thông qua lý thuyết hoặc xây dựng qua chu trình phát triển thang đo của Churchill (1979). Thông thường đối với trình độ thạc sỹđòi hỏi các nghiên cứu kiểm định nhiều hơn. Tức là nhà nghiên cứu sử dụng mô hình nghiên cứu đã có sẵn hoặc kết hợp các nghiên cứu sẵn có mà các biến nghiên cứu đã được định nghĩa rõ ràng, được thiết lập bằng các khía cạnh và kiểm tra tính tin cậy của nó trong các nghiên cứu khác.
Khi xây dựng các biến nghiên cứu từ các nghiên cứu khác, nhà nghiên cứu sẽ kế thừa bộ câu hỏi được sử dụng trước đó và tiến hành đánh giá, điều chỉnh cho phù hợp với nghiên cứu của mình. Đối với các nghiên cứu khoa học việc đưa ra một biến quan sát cho một nhân tốnào đó phải thể hiện được (1) đối với việc kế thừa phải kế thừa nghiên cứu tương đồng đảm bảo tính khoa học, (2) đối với biến mới không kế thừa từ nghiên cứu
42 khác nó phải được thể hiện qua việc xây dựng thông qua một chu trình mang tính khoa học (Sự phổ biến trong chu trình của Churchill, ..).
Một số chú ý khi xây dựng các biến quan sát cho một nhân tố - Một nhân tố phải được xây dựng tối thiếu ba biến quan sát.
- Mỗi một biến quan sát chỉ thể hiện một khía cạnh duy nhất, không thể hiện nhiều khía cạnh trên một biến quan sát sẽ dẫn đến hiện tượng lưỡng lự khi trả lời.
- Thông thường một nhân tốđược xây dựng từ 4-6 biến quan sát.