Giáo dục môi trường có nhiệm vụ làm thay đổi thái độ và hành vi của toàn xã hội, sao cho quan điểm đạo đức bảo tồn mới liên quan đến động, thực vật và con người trở thành hiện thực.
(ICCEm 1984, đoạn 67)
Thuật ngữ “giáo dục” đã được mở rộng để không chỉ bao gồm những gì diễn ra trong hệ thống giáo dục chính quy, mà cả những gì diễn ra ở khu vực không
khác nhau với những người thầy khác nhau: cha mẹ, giáo viên ở trường học, người tuyển dụng, bạn bè, công việc, v.v… Tất cả chúng ta đều là những người được hưởng lợi từ quá trình này.
Vai trò của GDMT đã được nhấn mạnh trong chương 36, Chương trình nghị sự 21 (Giáo dục, Đào tạo và Nâng cao nhận thức của quần chúng). Theo đó, giáo dục cần cung cấp cho người dân nhận thức, quan điểm về giá trị, thái độ, kỹ năng cùng những hành vi cần thiết để phát triển bền vững. Hơn nữa, giáo dục cần phải đề cập đến tất cả các mặt của môi trường như vật lý, sinh học, cũng như môi trường kinh tế – xã hội và phát triển nhân văn.
Môi trường và các vấn đề phát triển ngày càng được các nhà lãnh đạo và người dân quan tâm. Giáo dục được xem là một trong những cách tốt nhất, chi phối hành vi của con người đối với môi trường và qua đó, giáo dục đã đóng góp lớn cho công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên và lối sống bền vững.
Giáo dục ngày nay còn được coi là phương tiện để:
+ Giúp thay đổi quan điểm về giá trị, hành vi và lối sống. Đây là những yếu tố cần thiết để đạt được sự phát triển bền vững và đảm bảo được an ninh, hòa bình cho nhân loại.
+ Giúp con người có được các thông tin đầy đủ để có thể hỗ trợ cho những thay đổi theo định hướng bền vững ở các lĩnh vực khác nhau.
+ Giúp phổ biến kiến thức, phát triển kỹ năng cần thiết cho phương thức sản xuất và tiêu thụ bền vững, cải tiến công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên, công nghiệp, nông nghiệp, năng lượng.