GDTTMT Ở ĐÔ THỊ.

Một phần của tài liệu Bài giảng giáo dục truyền thông môi trường (Trang 77 - 79)

1. Những đặc điểm cần xem xét khi tổ thực hiện GDTTMT.

* Đô thị là khu vực có hoạt động kinh tế phi nông nghiệp, dân trí cao, nhiều phương tiện thông tin, đặc biệt là các phương tiện có thể phục vụ tại nhà (báo, tivi, đài,…) nhu cầu giải trí cao và cũng rất đa dạng. Xu thế chung ở các khu vực đô thị là nhu cầu văn hóa tập thể ngày càng đòi hỏi chất lượng cao hơn.

* Trong quan hệ xã hội, quan hệ cá nhân, đồng nghiệp, bạn bè ngày càng lấn át quan hệ họ hàng, tông tộc. Các mối quan hệ xã hội ngày càng quốc tế hóa

rộng rãi. Các sự kiện chính trị, âm nhạc, thể thao, quốc tế thu hút sự chú ý của công chúng không kém các sự kiện lễ hội và văn hóa truyền thống.

* Quan hệ kinh tế ngày càng được thể chế hóa, tiền tệ hóa. Nhu cầu kiếm tiền và tiêu tiền ngày càng cao đi đôi với gia tăng tự do cá nhân, sáng kiến cá nhân và lối sống tiêu thụ.

* Các vấn đề môi trường nổi cộm ở vùng đô thị: Quản lý rác thải và nước thải; ô nhiễm không khí, tiếng ồn, bụi, nhiệt; vấn đề cây xanh đô thị; ngập úng và hỏa hoạn; di dân nông thôn - đô thị, vấn đề môi trường của các khu lấn chiếm, xóm liều, ổ chuột, tệ nạn xã hội…

* Người đô thị cũng hay quan tâm đến các vấn đề khu vực và toàn cầu như an ninh môi trường, biến đổi khí hậu, lỗ thủng tầng ôzôn…

2. Những gợi ý để lựa chọn phƣơng pháp GDTTMT đô thị.

* Do sự quan tâm ngày càng cao đến tự do cá nhân và nhu cầu cao về thẩm mĩ nên các chương trình truyền thông dâ dã, chất lượng nghệ thuật thấp ngày càng kém hiẹu quả và thu hút ít công chúng đô thị. Cần gia tăng các phương pháp truyền thông chất lượng cao như diễn đàn công dân, lồng ghép nội dung môi trường vào các buổi biểu diễn nghệ thuật chất lượng cao. Tăng cường sự tham gia của phương tiện thông tin đại chúng: hình thức hội thảo khoa học, thuyết trình tại các câu lạc bộ cũng được hoan nghênh. Với các phương pháp này, nội dung truyền thông có thể được chuyển giao thẳng đến các cá nhân trong cộng đồng.

* Các hình thức triển lãm, phát tờ rơi, treo khẩu hiệu, pano, áp phích tuyên truyền ở các tuyến giao thông nhiều người qua lại cũng tạo được sự chú ý.

* Kết hợp truyền thông theo mô hình, ví dụ các mô hình chợ sạch, khối phố sạch, thành phố xanh…

* Thay đổi lối sống và hành vi theo hướng thân môi trường: Thu gom rác đúng giờ, đúng địa điểm; giảm bao bì chất dẻo; sử dụng tiết kiệm năng lượng và nước; hạn chế và tiến đến loại bỏ các thói quen, lối sống gây hại cho môi trường như chế biến và tiêu thụ các món ăn từ động vật hoang dã quý hiếm, phá hoại cây xanh…

* Xây dựng và thực hiện mô hình đô thị xanh – sạch - đẹp; mô hình bảo vệ môi trường từ các cấp cơ sở; mô hình cơ quan, công sở xanh; lồng ghép nội dung môi trường vào nội dung thi đua; duy trì thực hiện ngày tổng vệ sinh cuối tuần hoặc cuối tháng.

* Vệ sinh an toàn thực phẩm: 10 lời khuyên vàng dành cho người tiêu dùng, 10 lời khuyên vàng dành cho người sản xuất – kinh doanh thực phẩm (theo tài liệu của Cục vệ sinh an toàn thực phẩm – Bộ Y Tế).

* Những vấn đề môi trường bức xúc của địa phương, quốc gia và quốc tế; động viên, nêu gương, khen thưởng những cơ quan, doanh nghiệp thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường.

* Các chiến dịch truyền thông môi trường nhân các ngày lễ, các sự kiện lớn, ngày truyền thống của các ngành… theo các chủ đề riêng: Ngày môi trường thế giới 5/6, ngày trái đất, tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường, tháng vệ sinh an toàn thực phẩm…

Một phần của tài liệu Bài giảng giáo dục truyền thông môi trường (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)