GDTTMT Ở MIỀN NÖ

Một phần của tài liệu Bài giảng giáo dục truyền thông môi trường (Trang 70 - 73)

1. Những đặc điểm cần xem xét khi thực hiện GD-TTMT cho khu vực miền núi. vực miền núi.

* Phù hợp văn hóa tín ngưỡng.

Nhiều tỉnh ở Tây Nguyên và miền Nam trung bộ đã đưa các vấn đề môi trường vào nội dung luật tục và đã có thành công đáng kể trong công tác bảo vệ môi trường.

Tín ngưỡng vạn vật hữu linh ở Tây Nguyên, truyền thống mẫu hệ, mẫu quyền ở một số dân tộc, tín ngưỡng đa thần giáo của người Việt và nhiều cộng đồng các dân tộc ít người miền Bắc cần được tôn trọng và sử dụng như một giải pháp hiệu quả cho giáo dục truyền thông môi trường. Ngoài tín ngưỡng thì lối sống, thói quen, phong tục tập quán của cộng đồng cũng cần được hiểu thấu đáo khi soạn thảo các thông điệp truyền thông, tài liệu giáo dục môi trường. Các thông điệp truyền thông chỉ có thể đi vào cộng đồng và thay đổi thái độ, hành vi của con người qua lăng kính văn hóa bản địa.

* Ngôn ngữ địa phương.

Cần truyền thông, giáo dục môi trường bằng tiếng và chữ dân tộc nếu có để ai cũng hiểu được và tránh hiểu lầm. Với một vùng đa dân tộc, việc truyền thông tin môi trường qua thông tin đại chúng bằng một thứ tiếng dân tộc (tiếng Tày ở miền núi Đông Bắc, tiếng Thái ở vùng núi Tây Bắc…) cũng không thu được hiệu quả cao. Cần xác định rõ vấn đề môi trường – mục tiêu của GD-TTMT diễn ra ở vùng dân tộc nào là chính thì dùng tiếng của dân tộc đó.

Cách nghĩ của nhiều cộng đồng miền núi là cách nghĩ cụ thể, trực quan. Bà con không “nghe thấy” các thông điệp môi trường mà phải “nhìn thấy”, “sờ thấy”. Do đó, thay vì nói nhiều, có thể tổ chức cho đại diện cộng đồng đi tham quan các điển hình bảo vệ môi trường tốt ở địa phương. Sau đó, họ sẽ về truyền thông cho làng bản theo cách riêng cảu mình như các cộng tác viên truyền thông. Có một hình mẫu tốt, phản ánh mục tiêu của một chiến dịch truyền thông môi trường cho bà con xem xét, trao đổi sẽ có hiệu quả hơn rất nhiều các chương trình phát thanh hoặc báo chí.

* Đơn giản.

Ngôn ngữ, hình thức GDTTMT ở miền núi cần đơn giản, giàu hình tượng so sánh, nghĩa là đơn giản giống như cách nghĩ, cách làm của bà con. Ví dụ: thay vì nói “vùng sự cố rộng 300ha” có thể nói “vùng bị thiệt hại rộng như hồ Ba Bể”… Đơn giản cũng có nghĩa là lựa chọn một số ít chủ đề ưu tiên để tập trung truyền thông có hiệu quả thy vì nói rất nhiều chủ đề.

* Có ích.

GDTTMT ở miền núi phải gắn với lợi ích cuộc sống hàng ngày: rừng, đất, nước ăn, sức khỏe… Vì thế, các chương trình giáo dục, chiến dịch truyền thông môi trường ở miền núi nên gắn với các dự án, chương trình phát triển kinh tế – xã hội, hướng dẫn cộng đồng tự bảo vệ môi trường trong khi thực hiện các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội. Các chương trình giáo dục, truyền thông cũng cần phải chỉ rõ nếu bà con thực hiện theo các tiêu chí chương trình đã nêu thì sẽ có lợi ích gì, tránh được thiệt hại gì.

Phải vật lộn với đói nghèo, mưu sinh, cái mà bà con miền núi cần là niềm tin ở việc mình theo sẽ đưa lại lợi ích thiết thực và thấy ngay được.

* Tin cậy.

Chữ tín đối với cộng đồng miền núi là sợi chỉ đỏ của mọi mối quan hệ. GDTTMT không thể chỉ là gieo niềm hy vọng xa xôi không biết có thành hiện thực hay không. Những gì có thể làm được, làm ngay mới là nội dung cơ bản của GDTTMT cộng đồng. Những lợi ích lâu dài, nhiều biến động và rủi ro, chỉ cần đưa lên phương tiện thông tin đại chúng là đủ.

2. Điều kiện cho công tác TTMT hiệu quả.

GTTMT ở miền núi tốn kém và khó khăn hơn ở miền xuôi. Để thành công, cần chú ý một số điều kiện sau:

* Kinh phí thỏa đáng: Nếu là GDTTMT đi kèm với dự án phát triển kinh tế xã hội thì cần có văn bản pháp quy quy định chi phí dành cho GDTTMT và phải được tính vào chi phí thực hiện dự án. Nếu là GDTTMT độc lập thì phải có chuẩn bị tài chính chu đáo, đặc biệt chú ý kêu gọi các nguồn tài trợ.

* Cán bộ giáo dục truyền thông được đào tạo, có kỹ năng giáo dục truyền thông ở vùng dân tộc, miền núi, tốt nhất là đào tạo đội ngũ cộng tác viên giáo dục - truyền thông môi trường người địa phương (giống như cộng tác viên dân số).

* Cán bộ lãnh đạo cần hiểu đúng vai trò không thể thiếu của giáo dục – truyền thông môi trường. Đó là sự đảm bảo cho thành công của các dự án, chương trình phát triển kinh tế – xã hội.

* Nắm rõ lịch mùa vụ của cộng đồng. Tránh tổ chức các chương trình giáo dục – truyền thông vào mùa làm nươg rẫy, mùa mưa lũ và lúc giáp hạt đói kém.

3. Gợi ý những nội dung ƣu tiên của TTMT ở miền núi.

* Bảo vệ rừng và các tài nguyên rừng: Tập trung vào loại rừng đặc dụng (bao gồm rừng đặc dụng, rừng đầu nguồn, Vườn Quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên, rừng văn hóa – du lịch).

* Chống xói mòn đất: Các vấn đề môi trường liên quan đến hình thức đốt nương làm rẫy, các dự án định canh định cư, các mô hình kinh tế trang trại bền vững trên đất dốc…

* Nước sạch và vệ sinh môi trường: Vấn đề bảo vệ nguồn nước, quản lý phân rác, chăn thả gia súc, lối sống hợp vệ sinh…

* Vệ sinh an toàn thực phẩm: 10 lời khuyên vàng dành cho người tiêu dùng, 10 lời khuyên vàng dành cho người sản xuất – kinh doanh thực phẩm (theo tài liệu của Cục vệ sinh an toàn thực phẩm – Bộ Y Tế).

* Phòng tránh tai biến môi trường: Động đất, trượt lở, lún sụt lở đất, lũ quét, lũ ống, mưa đá, gió xoáy, các hệ sinh thái độc hại, sét đánh, cháy rừng…

* Môi trường nhân văn: Lồng ghép dân số và môi trường, tiêu chí môi trường trong quy chế xây dựng làng bản vă hóa, thay đổi các thói quen, tập quán lạc hậu…

Một phần của tài liệu Bài giảng giáo dục truyền thông môi trường (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)