II. TIẾP CẬN TTMT
2. Các loại hình TTMT.
Có 3 loại hình truyền thông cơ bản là truyền thông dọc, truyền thông ngang và truyền thông theo mô hình. Mỗi loại đều có ưu thế riêng tùy thuộc vào thời gian và không gian thực hiện truyền thông.
2.1. Truyền thông dọc.
Truyền thông dọc là truyền thông không có thảo luận, không có phản hồi. Người phát thông điệp không biết chính xác người nhận thông điệp cũng như hiệu quả của công tác truyền thông. Các phương tiện thông tin đại chúng (báo, phát thanh truyền hình) thường là các công cụ truyền thông dọc. Truyền thông dọc ít tốn kém và phù hợp với các vấn đề môi trường toàn cầu và quốc gia. Loại hình này rất hiệu quả khi truyền thông về các vấn đề đang được công chúng quan tâm.
2.2. Truyền thông ngang.
Truyền thông ngang là truyền thông có thảo luận và phản hồi giữa người nhận và người phát thông điệp. Loại truyền thông này khó hơn, tốn kém hơn nhưng có hiệu quả lớn hơn. Truyền thông ngang phù hợp với cấp dự án và góp phần giải quyết các vấn đề môi trường của địa phương và cộng đồng.
Bảng 1. Sự khỏc nhau giữa kờnh truyền thụng dọc và truyền thụng ngang.
Loại hình
Tiêu chí
Kênh truyền thông dọc Kênh truyền thông ngang
Mục tiêu
- Nâng cao nhận thức; - Thay đổi hành vi cá nhân.
- Thay đổi hành vi của một nhóm đối tượng;
- Sự tham gia của mọi người. Ngôn ngữ
Sử dụng ngôn ngữ toàn dân
Chủ yếu sử dụng ngôn ngữ địa phương
Nội dung
Các vấn đề môi trường toàn cầu, phát triển bền vững…
Các vấn đề môi trường tại địa phương, sự tham gia của cộng đồng…
Đối tượng
truyền thông
- Khó tiếp cận;
- Hầu như không có cơ hội trao đổi với người gửi;
- Có tính thụ động.
- Tiếp xúc dễ dàng và trực tiếp với người gửi;
- Có cơ hội trao đổi, phản ánh ý kiến, quan điểm với người gửi.
Phương thức truyền thông
Phổ biến thông tin một chiều (thông qua các loại hình thông tin đại chúng)
Phổ biến thông tin hai chiều, có sự đối thoại giữa người gửi và người nhận thông tin
Phương tiện truyền thông
- Ti vi, đài, ấn phẩm (báo chí, tài liệu…);
- Khó duy trì sản phẩm truyền thông (với ti vi, đài)
- Các hình thức truyền thông cộng đồng;
- Sẵn có ở địa phương, thích hợp về văn hóa;
- Dễ duy trì bởi vì được chính những người hưởng lợi quản lý
Yêu cầu
- Chi phí cao;
- Đòi hỏi phải có chuyên môn
- Chi phí thấp;
- Đòi hỏi kỹ năng giao tiếp xã hội về truyền thông
2.3. Truyền thông theo mô hình.
Hình thức cao nhất và hiệu quả nhất của truyền thông ngang là truyền thông bằng mô hình cụ thể. Một mô hình sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường thành công cụ thể được sử dụng làm địa bàn tham quan trực tiếp. Tại điểm tham quan, chuyên gia truyền thông và công chúng có thể trực tiếp trao đổi, thảo luận, xem xét, đánh giá về mô hình.
Hình thức này phù hợp với khu vực công nghiệp, thủ công nghiệp, nông thôn và miền núi, là những nơi công chúng phải nhìn thấy rõ giá trị thực tế, chi phí và hiệu quả mô hình.