5. Cấu trúc luận văn
1.3.2. Các nhân tố chủ quan
* Nguồn vốn đầu tư:
Trong đầu tư XDCT, nhất là đầu tư XDCT của nhà nước, vốn là vốn của nhà nước mà không phải là của tư nhân, do vậy rất khó quản lý sử dụng, dễ xảy ra thất thoát, lãng phí, tham nhũng. Động lực cá nhân đối với việc sử dụng hiệu quả đồng vốn không rõ ràng, mạnh mẽ như nguồn vốn tư nhân. Do việc quản lý hiệu quả vốn ngân sách trong đầu tư XDCT rất khó khăn, phức tạp nên cần xây dựng các phương án sử dụng vốn đúng mục đích và có kế hoạch, tránh thất thoát lãng phí.
* Năng lực bộ máy và công tác quản lý hành chính nhà nước:
- Năng lực tổ chức bộ máy có ảnh hưởng quan trọng, quyết định đến hiệu quả hoạt động đầu tư XDCT. Năng lực tổ chức bộ máy ở đây bao gồm năng lực con người và năng lực của tổ chức tham gia vào lĩnh vực đầu tư XDCT. Nếu năng lực con người và tổ chức bộ máy yếu thì không thể có hiệu quả cao trong đầu tư XDCT. Năng lực con người là nhân tố tác động gián tiếp và trực tiếp đến công tác xây dựng công trình. Hoạt động đầu tư rất phức tạp và đa dạng, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực, vì vậy cán bộ quản lý dự án đầu tư XDCT cần phải được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trang thiết bị phục vụ công việc và có phẩm chất đạo đức tốt để hoàn thành những nhiệm vụ được giao.
- Ngoài ra công tác quản lý hành chính nhà nước trong đầu tư XDCT cũng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động đầu tư. Thực tế cho thấy nếu QLNN yếu kém, hành chính quan liêu, thủ tục hành chính rườm rà sẽ ảnh hưởng đến chi phí đầu tư và hậu quả là hiệu quả hoạt động đầu tư thấp.
1.4. Cơ sở thực tiễn
1.4.1. Kinh nghiệm quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại một số địa phương
1.4.1.1. Kinh nghiệm của Thành phố Đà Nẵng
Trong giai đoạn 2015-2019, Thành phố đã đầu tư hoàn thành cơ bản hạ tầng Khu Công nghệ cao Đà Nẵng; đưa vào hoạt động Khu công nghệ thông tin giai đoạn 1, tiếp tục khởi công Khu Công viên phần mềm số 2. Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách thành phố giai đoạn 2015-2020 đạt 43.500 tỷ đồng. Trong giai đoạn 2016-2020, UBND thành phố Đà Nẵng đã ban hành quyết định số 4286/QĐ-UBND ngày 04/7/2016 về việc ban hành “Đề án đẩy mạnh thu hút đầu tư vào thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016- 2020”. Theo đó, giai đoạn 2016-2020, thành phố đã thu hút được hơn 77.000 tỷ đồng vốn đầu tư trong nước, gần 1,4 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài; so với năm 2015, số lượng doanh nghiệp tăng gấp hai lần và số vốn tăng gấp ba lần. Tổng vốn đầu tư phát triển tăng bình quân 3,7%/năm, riêng năm 2020 ước đạt gần 38 ngàn tỷ đồng, gấp 1,2 lần so với năm 2015; năm 2020 tỷ trọng vốn đầu tư phát triển chiếm 35% tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn. (Đảng bộ TP. Đà Nẵng, 2020)
Trong những năm qua, công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng ngân sách nhà nước (NSNN) của địa phương đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng. Một số kinh nghiệm triển khai công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng ngân sách nhà nướ, cụ thể:
Thứ nhất, cắt giảm thủ tục hành chính (TTHC) về đầu tư XDCB: UBND Thành phố đã chỉ đạo quyết liệt các sở, ngành liên quan rút ngắn thời gian thẩm định phê duyệt đối với các công trình, hạng mục công trình thuộc Nhóm A là khoảng 217 ngày; Nhóm B là khoảng 232 ngày và nhóm C là khoảng 227 ngày. Đến cuối năm 2017, thời gian thực hiện các TTHC về đầu
28
tư XDCB trên địa bàn Thành phố đã giảm từ 60 - 83 ngày so với tổng thời gian thực hiện bộ thủ tục thẩm định phê duyệt tùy theo tính chất và loại công trình, tương ứng 1/3 thời gian thực hiện thủ tục.
Thứ hai, làm tốt công tác giải phóng mặt bằng: Kinh nghiệm nổi bật trong công tác giải phóng mặt bằng của TP. Đà Nẵng có thể khái quát trong 3 cơ chế:
(1) Cơ chế “Nhà nước thu hồi đất theo quy hoạch”, UBND Thành phố đã ban hành được quy định về đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất, mức giá đền bù đối với tất cả các dự án được áp dụng theo biểu giá chung và thống nhất do Thành phố duyệt;
(2) Cơ chế “Góp đất và điều chỉnh lại đất đai”, trong trường hợp các hộ bị thu hồi một phần đất, phần diện tích đất còn lại vẫn đủ điều kiện xây nhà theo quy định thì chỉ được bồi thường giá trị tài sản trên đất, bởi do diện tích đất còn lại sau bồi thường có giá cao;
(3) Cơ chế “đối thoại” và “đồng thuận, tất cả các dự án có thu hồi, tái định cư đều được UBND Thành phố giao trách nhiệm cho các cấp chính quyền lấy ý kiến nhân dân thông qua các cuộc họp toàn thể các hộ trong diện giải tỏa.
Thứ ba, thực hiện công khai, minh bạch các thông tin về quy hoạch và các dự án. UBND TP. Đà Nẵng ban hành Quyết định số 37/2017/QĐ-UBND quy định về công khai một số nội dung đầu tư đối với các dự án XDCB. Nội dung công khai bao gồm chủ trương đầu tư, tên dự án, nhóm dự án; mục tiêu, quy mô đầu tư xây dựng, địa điểm và phạm vi đầu tư; tổng mức đầu tư, tiến độ, nguồn vốn thực hiện dự án và thông tin đường dây nóng tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của người dân.
1.4.1.2. Kinh nghiệm của thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
Trong giai đoạn 2016-2020, vai trò của quản lý đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn thị xã Phổ Yên là rất lớn, nó góp phần thúc đẩy CNH-HĐH, phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh xã hội. Đầu tư xây dựng công trình góp
phần lớn vào tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, kinh tế xã hội của thị xã phát triển vượt bậc, tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất ngành Công nghiệp là 16,9%/năm; ngành Thương mại, dịch vụ: 16,3%/năm; ngành Nông, lâm, thủy sản: 5,15%/năm. Thu ngân sách nhà nước trong cân đối trừ tiền đất hoàn thành mục tiêu đề ra (tăng 20%/năm); Tỷ lệ xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới đến năm 2018 là 100%; Hoàn thành xây dựng thị xã Phổ Yên trở thành đô thị loại III (vượt kế hoạch trước trên 1 năm). (UBND thị xã Phổ Yên, 2020)
Tổng dự án dự kiến khởi công mới trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 của thị xã Phổ Yên (bao gồm các dự án trong kế hoạch điều chỉnh, bổ sung đầu tư công năm 2017, 2018 và 2019) là 1.106 dự án. Tổng dự án đầu tư xây dựng công trình do thị xã Phổ Yên trực tiếp quản lý tập trung ở nhóm dự án hạ tầng và kiên cố hóa trường lớp là 151 dự án với tổng mức đầu tư là 1.028.842 triệu đồng. Trong đó, tổng số dự án đã khởi công, hoàn thành và đang triển khai thực hiện đến hết quý III năm 2020 là 103/151 dự án, với tổng vốn đầu tư là 442.123 triệu đồng. Tổng số vốn đầu tư UBND thị xã đã bố trí cho các dự án trả nợ và thành toán khối lượng hoàn thành trong kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016-2020 là 514.646,9 triệu đồng; tổng nợ các dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước là 74.095,1 triệu đồng. (UBND thị xã Phổ Yên, 2020)
Nhìn chung các dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước đã và đang triển khai trên địa bàn thị xã Phổ Yên giai đoạn 2016-2019 đều có tầm quan trọng, cấp thiết nên được thị xã ưu tiên tập trung nguồn lực đẩy mạnh tiến độ đầu tư góp phần thay đổi cảnh quan, cơ sở hạ tầng; đồng thời góp phần quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng thị xã Phổ Yên trở thành đô thị loại III.
30
tương đối tốt trong công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, cụ thể như sau:
- Việc phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020 luôn tuân thủ các quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan.
- Chỉ bố trí vốn cho các dự án đã đủ thủ tục đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định của Luật Đầu tư công và các văn bản pháp luật có liên quan.
- Tập trung ưu tiên bố trí vốn để thực hiện, đẩy mạnh tiến độ và hoàn thành các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, dự án kết nối, có tác động liên vùng, dự án có ý nghĩa đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững của địa phương; đảm bảo tỷ lệ cân đối vốn ngân sách nhà nước bao gồm vốn đầu tư và chi thường xuyên chi cho giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ, bảo vệ môi trường theo Luật, Nghị định của Quốc hội và quy định của tỉnh.
- Thực hiện tốt công khai, minh bạch trong phân bổ vốn kế hoạch đầu tư công góp phần đẩy nhanh cải cách hành chính và tăng cường công tác phòng, chóng tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
- Thực hiện phân bổ theo thứ tự ưu tiên phù hợp với các quy định của Luật Đầu tư công, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị của UBND tỉnh Thái Nguyên và các văn bản hướng dẫn thi hành, như:
+ Phân bổ đủ vốn cho các dự án đã hoàn thành, quyết toán và bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa bố trí đủ vốn; vốn cho các dự án chuyển tiếp thực hiện theo tiến độ được phê duyệt, dự án dự kiến hoàn thành trong kỳ kế hoạch.
+ Phân bổ vốn chuẩn bị đầu tư để lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư và lập, thẩm định, quyết định đầu tư chương trình, dự án.
khoản 5 Điều 51 của Luật Đầu tư công; ưu tiên bố trí vốn thực hiện các công trình trọng điểm, đột phá phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng thị xã Phổ Yên trở thành đô thị loại III vào năm 2019.
1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên
Qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số địa phương trong quản lý đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước, có thể rút ra một số kinh nghiệm có thể áp dụng trong quản lý đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên như sau:
Một là, chú trọng công tác lập và quy hoạch: Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng vốn NSNN cho các dự án đầu tư XDCB cần được thẩm định, phê duyệt kịp thời, đồng bộ, gắn kết, phù hợp, tránh chồng chéo. Quy hoạch cần có phương án dài hơi, gắn quy hoạch ngành, quy hoạch vùng trong lĩnh vực đầu tư XDCB.
Hai là, đầu tư dự án có trọng tâm, trọng điểm, tránh đầu tư dàn trải: Việc phê duyệt và bố trí vốn cho dự án bảo đảm đúng trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên đầu tư dự án, công trình thiết thực với đời sống nhân dân như: Trường học, trạm y tế, đường giao thông, điện phù hợp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Ba là, cải cách TTHC trong đầu tư xây dựng: UBND thành phố chủ trì và các cơ quan, đơn vị, ban ngành liên quan có trách nhiệm phối hợp đề xuất, kiến nghị loại bỏ các TTHC không cần thiết, cắt giảm thời gian thực hiện TTHC về đầu tư xây dựng; các địa phương phải coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm với mục tiêu là cắt giảm ít nhất 1/3 thời gian thực hiện TTHC về đầu tư xây dựng.
Bốn là, thực hiện công khai, minh bạch về đầu tư XDCB: Cần phải thực hiện công khai minh bạch, cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan Nhà nước và cộng đồng nhằm hạn chế tham nhũng, lãng phí. Nội dung
32
thông tin cần công khai gồm: Tên dự án và tên vị trí xây dựng, quy mô công trình, nguồn vốn và tổng mức đầu tư, chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án; danh sách nhà thầu; thời gian khởi công, hoàn thành; địa chỉ, điện thoại liên hệ của các đơn vị tham gia dự án để nhân dân và các tổ chức biết và tham gia giám sát. Đồng thời thông tin đường dây nóng tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của người dân.
Năm là, nâng cao hiệu quả trong công tác giải phóng mặt bằng: UBND thành phố cần chỉ đạo, đôn đốc tiến độ và tháo gỡ các vướng mắc, giao trách nhiệm cụ thể cho Chủ tịch UBND cấp xã, phường chủ trì trong thực hiện công tác giải phóng mặt bằng.
Sáu là, tăng cường công tác thẩm định dự án.
Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn có trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị. Xây dựng đề án cơ cấu vị trí việc làm và sắp xếp lại vị trí công việc phù hợp năng lực chuyên môn của từng vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Bố trí đầy đủ cán bộ chuyên môn và thực hiện chuyên môn hóa đối với từng vị trí công việc, hạn chế việc giao kiêm nhiệm quá nhiều việc đối với các cán bộ chuyên môn.
Xây dựng chế tài xử lý đối với công tác thẩm định dự án. Nghiêm khắc kiểm điểm và có hình thức kỷ luật đối với các cán bộ làm công tác thẩm định thuộc thẩm quyền quản lý của thành phố khi để xảy ra tình trạng kéo dài thời gian thẩm định làm giảm hiệu quả đầu tư hoặc chất lượng công tác thẩm định thấp, phải điều chỉnh nhiều lần trong quá trình thi công.
Bảy là, tăng cường công tác quyết toán dự án hoàn thành.
Tăng cường công tác phối hợp giữa chủ đầu tư và cơ quan thẩm tra quyết toán. Phòng Tài chính – Kế hoạch phải theo dõi sát sao tiến độ thực hiện các dự án, căn cứ vào thời điểm bàn giao dự án đưa vào sử dụng để đôn đốc các đơn vị chủ đầu tư về thời hạn quyết toán dự án hoàn thành theo quy định.
Đồng thời, để công tác quyết toán các dự án thực hiện đúng quy định, cần phải tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác quyết toán. Thực hiện chuyên môn hóa công tác quyết toán, bố trí đầy đủ nhân lực có đủ năng lực thực hiện công tác thẩm tra quyết toán, không giao các công việc kiêm nhiệm khác.
Tám là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động đầu tư công. Trong đó, tập trung kiểm tra lại toàn bộ số dự án, công trình đã nghiệm thu đưa vào sử dụng, hoặc đã đưa vào sử dụng nhanh chóng hoàn chỉnh thủ tục quyết toán và tất toán dứt điểm, không để kéo dài; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đầu tư xây dựng.
Đẩy mạnh giám sát, phản biện và kiểm tra, tố giác, xử lý kịp thời và nghiêm khắc các vi phạm đầu tư công bằng các chế tài cụ thể; Nêu cao vai trò tham gia giám sát của cộng đồng dân cư, nâng cao trách nhiệm giải trình của chủ đầu tư, đơn vị điều hành dự án và các tổ chức có liên quan đến dự án; Xây dựng và ban hành quy trình giám sát theo đúng quy định và quy trách