Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên (Trang 53)

5. Cấu trúc luận văn

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Theo Nghị quyết số 814/NQ-UBTVQH14 ngày 22/11/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thái Nguyên, Thành phố Sông Công có diện tích 9.837,07 ha, 109,409 nhân khẩu (số liệu tính đến 01/11/2019) và 10 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 7 phường và 4 xã. (Ủy ban thường vụ Quốc hội, 2019)

Thành phố Sông Công có vị trí khá thuận lợi, nằm ở phía Bắc thủ đô Hà Nội, trong vùng công nghiệp xung quanh thủ đô Hà Nội với bán kính 60 km, cách thành phố Thái Nguyên 20 km về phía Nam, cách sân bay quốc tế Nội Bài 40 km, cách hồ Núi Cốc 17 km và cách sân bay quốc tế Nội Bài 45km, cách Hà Nội hơn 50km về phía Bắc.

Địa giới hành chính thành phố Sông Công:

- Phía Đông giáp huyện Phú Bình và thị xã Phổ Yên. - Phía Tây giáp thị xã Phổ Yên và thành phố Thái Nguyên.

- Phía Nam giáp thị xã Phổ Yên; phía Bắc giáp thành phố Thái Nguyên. Địa hình tương đối bằng phẳng, mang đặc điểm của miền trung du, nền dốc dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây, có nhiều ngọn cao vài trăm mét. Nơi cao nhất trong khu vực nội thành là ngọn núi Tảo (54 m), cao độ nền trung bình thường ở mức 15 – 17 m. Thành phố Sông Công được dòng sông Công chia làm 2 khu vực phía Đông và phía Tây tạo 2 nhóm cảnh quan chính: Khu vực phía Đông có địa hình đồng bằng, xen lẫn gò đồi nhỏ và thấp, có độ cao trung bình từ 25 – 30 m, phân bố dọc theo thung lũng sông thuộc các xã Bá Xuyên, xã Tân Quang và các phường Lương Châu, Thắng Lợi, Cải

Đan, Phố Cò, Bách Quang: - Khu vực phía Tây có địa hình chủ yếu là gò đồi và núi thấp với độ cao 80 – 100 m; một số đồi cao khoảng 150 m và núi thấp trên 300 m, phân bố dọc theo ranh giới phía Tây thị xã trên địa phận các xã Bình Sơn và Vinh Sơn. (http://songcong.thainguyen.gov.vn/dieu-kien-tu-nhien)

Hình 3.1. Bản đồ địa giới hành chính thành phố Sông Công

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và môi trường thành phố Sông Công)

3.1.2. Đặc điểm điều kiện kinh tế, xã hội

3.1.2.1. Điều kiện cơ sở hạ tầng

Thành phố Sông Công có nhiều đường giao thông thủy bộ ngang dọc, có Quốc lộ 3, đường cao tốc Hà Nội-Thái Nguyên và tuyến đường sắt Hà Nội- Quan Triều chạy qua...Đây là những tiền đề quan trọng để tỉnh định hướng xây dựng Sông Công thành trung tâm kinh tế, hành chính, văn hoá và xã hội của Thái Nguyên. Đồng thời đưa nơi đây trở thành đầu mối giao thông, giao lưu phát triển kinh tế - xã hội quan trọng của vùng Đông Bắc Bắc Bộ.

44

Các tuyến giao thông trên địa bàn thành phố và các tuyến đường giao thông đến địa bàn thành phố tương đối đồng bộ và hoàn chỉnh, các tuyến đường xuống cấp luôn được thành phố quan tâm chỉ đạo cho phép cải tạo sửa chữa tạo thành mạng lưới giao thông hoàn chỉnh.

Thành phố cơ bản đầu tư hoàn thiện hệ thống điện chiếu sáng, hệ thống cấp thoát và xử lý nước thải đồng bộ dọc các tuyến nội thị, góp phần mang lại diện mạo xanh - sạch - đẹp. Các nhà máy xí nghiệp cũ, khu nghĩa trang, bãi chôn rác thải... dưới sự chỉ đạo của chính quyền được di dời ra khỏi khu trung tâm, nhằm đảm bảo cảnh quan và giảm thiểu tình trạng ô nhiễm mỗi trường.

3.1.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế

Bảng 3.1: Chỉ tiêu của một số ngành kinh tế chủ yếu của thành phố Sông Công giai đoạn 2017-2019

Chỉ tiêu Đơn vị Số lượng Chênh lệch

so với đầu kỳ

2017 2018 2019

- Tổng giá trị sản xuất Nông, lâm, thuỷ sản

Tỷ

đồng 664 688 705 41

- Tổng giá trị sản xuất Công nghiệp - xây dựng Tỷ đồng 5.771,4 7.950 8.055 2.283,6 - Tổng giá trị sản xuất thương mại - dịch vụ Tỷ đồng 1.057 1.250 1.941 884 - GDP bình quân đầu người/năm Triệu đồng 50 56 62 12

(Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị - xã hội của thành phố Sông Công các năm 2017-2019)

Từ bảng 3.1 cho thấy, trong giai đoạn 2017-2019, tỷ trọng các ngành chủ yếu có sự chuyển dịch tăng tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng và thương mại dịch vụ, cụ thể: tổng giá trị sản xuất công nghiệp xây dựng đạt

8.055 tỷ đồng năm 2019, tăng lên 2.283,6 tỷ đồng tương ứng tăng 39,67% so với năm 2017; tổng giá trị sản xuất thương mại, dịch vụ đạt 1.941 tỷ đồng năm 2019, tăng lên 884 tỷ đồng tương ứng tăng 83,63% so với năm 2017; tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản đạt 705 tỷ đồng năm 2019 tăng 41 tỷ đồng tương ứng tăng 6,17%. Thu nhập bình quân đầu người trên năm 2019 đạt 62 triệu đồng/năm (tương đương với 1426 USD/năm).

Bảng 3.2: Tình hình thực hiện dự toán thu NSNN thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015-2019

Năm Đơn vị tính Dự toán thu Số thu thực hiện Tỷ lệ thực hiện so với dự toán

2015 Triệu đồng 138.619 234.087 169% 2016 Triệu đồng 170.991 294.811 172% 2017 Triệu đồng 230.000 347.888 151% 2018 Triệu đồng 245.000 329.596 135% 2019 Triệu đồng 302.000 454.475 150% Tổng 1.086.610 1.660.857 152,85%

(Nguồn: Báo cáo quyết toán thu - chi ngân sách huyện các năm 2015-2019)

Theo báo cáo quyết toán thu - chi ngân sách thành phố Sông Công các năm giai đoạn 2015-2019, số thu thực hiện luôn vượt dự toán ở mức cao, năm 2016, số thực hiện chiếm đến 172% so với dự toán cao nhất; năm 2018, số thực hiện đạt 135% so với dự toán thấp nhất trong cả giai đoạn. Trong cả giai đoạn, con số này luôn được duy trì ở mức trung bình đạt 155,4%.

Trong đó cơ cấu các khoản thu tiền sử dụng đất chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách, các khoản thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh còn chiếm một tỷ lệ nhỏ so với thu tiền sử dụng đất.

Bên cạnh đó về tỷ trọng cơ cấu nguồn thu cũng như tổng số thu ngân sách thành phố qua các năm không có sự biến động nhiều. Trong các khoản thu ngân sách thành phố được hưởng bao gồm khoản thu điều tiết, thu bổ sung từ ngân sách thành phố, thu kế dư ngân sách và thu chuyển nguồn năm

46

trước sang năm sau thì số thu bổ sung từ ngân sách thành phố luôn chiếm tỷ lệ cao. Bên cạnh số thu ngân sách thành phố tương ứng với các nhiệm vụ chi đã được đề ra đảm bảo đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả, đảm bảo cân đối ngân sách, phục vụ kịp thời các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội.

Bảng 3.3. Tình hình thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bànthành phố Sông Công giai đoạn 2015-2019

ĐVT: (Triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm

2015 2016 2017 2018 2019

1. Thu ngân sách 510.964 575.059 665.673 641.565 789.646

- Thu từ kinh tế địa phương (thu cân

đối) 199.002 263.158 316.810 300.648 422.511

- Thu kết dư năm trước 12.098 19.092 8.497 17.383 18.075

- Trợ cấp cân đối (tỉnh + thành phố) 266.165 248.087 242.612 239.652 271.225

Trong đó:+ thu cân đối 55.321 75.337 167.287 168.468 171.025

+ bổ sung có mục tiêu 210.844 172.750 75.325 71.184 100.200

- Các khoản thu khác 33.699 44.722 97.754 83.882 77.835

Trong đó:

+ Thu quản lý ngân sách 15.908 14.383 13.604 7.847 9.651

+ Thu chuyển nguồn 17.791 30.339 84.150 76.035 68.184

- Tốc độ tăng thu (%) 38,95 45,76 47,59 46,86 53,50

2. Tổng chi ngân sách 432.293 566.561 648.290 623.489 778.426

- Chi đầu tư phát triển 131.367 176.952 236.904 194.854 167.409

- Chi sự thường xuyên 220.907 237.791 254.916 286.421 303.683

- Chi chuyển nguồn 30.338 84.150 76.035 69.031 223.198

- Chi bổ sung NS cấp dưới 52.681 67.668 80.436 73.183 84.136

- Tốc độ tăng chi (%) 30,39 31,23 36,54 31,25 21,50

(Nguồn: Báo cáo quyết toán thu - chi ngân sách thành phố Sông Công các năm 2015-2019)

Trong cơ cấu chi NSNN thành phố Sông Công, khoản chi cho đầu tư phát triển luôn chiếm tỷ trọng cao chỉ sau chi thường xuyên. Cơ cấu đầu tư đã được điều chỉnh theo hướng tập trung cho các chương trình mục tiêu quan trọng. Hàng năm thành phố đã chú trọng xây dựng dự toán thu, chi ngân sách một cách hợp lý; rà soát điều chỉnh các khoản phí và lệ phí, từng bước thực hiện khoán thu, khoán chi; đã có các giải pháp tích cực tăng cường công tác quản lý thu chi ngân sách và điều chỉnh theo kế hoạch phát triển KT-XH từng niên độ.

Việc chú trọng chi đầu tư phát triển góp phần thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, Văn hóa - xã hội, sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa - thông tin, thể thao được nâng cao, đào tạo lao động, giải quyết việc làm, giảm nghèo đạt kết quả vượt trội, an sinh xã hội được bảo đảm. Hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền, cải cách hành chính đạt kết quả tích cực.

3.1.3. Thông tin về các dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước và Ban quản lý dự án thành phố Sông Công

3.1.3.1. Thông tin về các dự án đầu tư XDCT sử dụng vốn NSNN trên địa bàn

Trong những năm qua, đã thực hiện huy động và phân bổ vốn đầu tư xây dựng công trình phù hợp với tinh thần chỉ đạo chung của thành phố, đảm bảo thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, tuân thủ các nguyên tắc định hướng của tỉnh Thái Nguyên và HĐND thành phố, phù hợp với mục tiêu, định hướng về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Sông Công đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Thành phố coi XDCT là một nhân tố quan trọng để tạo đà cho sự tăng trưởng nhanh, bền vững của thành phố. Thông tin về các dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn Thành phố Sông Công giai đoạn 2015-2019 được thể hiện tại Phụ lục 01.

Để thúc đẩy sự phát triển toàn diện trên các mặt KTXH, thành phố Sông Công luôn coi trọng công tác đầu tư XDCT. Trong giai đoạn 2015-

48

2019, tổng số vốn chi cho đầu tư XDCT của thành phố là 676,639 tỷ đồng bao gồm các nguồn từ nguồn vốn ngân sách thành phố hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách thành phố, hỗ trợ có mục tiêu cho xây dựng nông thôn mới, nguồn phân cấp thuộc ngân sách huyện và nguồn ngân sách xã.

Bảng 3.4. Chi đầu tư XDCT trong tổng chi ĐTPT thành phố Sông Công giai đoạn 2015-2019 Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017 2018 2019 Tổng chi ĐTPT Tr.đ 131.367 176.952 236.904 194.854 167.409 Trong đó: Chi XDCT Tr.đ 115.329 120.928 128.879 162.006 149.497 Tỷ lệ chi XDCT so với tổng chi ĐTPT (%) % 87,79 68,34 54,40 83,14 89,30

(Nguồn: Báo cáo quyết toán thu - chi ngân sách thành phố Sông Công các năm 2015-2019)

Trong điều kiện nguồn vốn ngân sách thành phố còn hạn hẹp mà nhu cầu chi lại rất lớn, thành phố vẫn luôn đảm bảo bố trí một khoản vốn để tập trung vào các dự án XDCT đảm bảo tập trung ưu tiên cho các công trình trọng điểm, các công trình dân sinh bức xúc, giãn tiến độ các công trình chưa thực sự cần thiết cấp bách, hạn chế công trình mới khi chưa hoàn thành các công trình chuyển tiếp, chỉ đạo thực hiện trên toàn thành phố và đảm bảo công khai minh bạch, có ý nghĩa lớn về mặt kinh tế xã hội. Trong cơ cấu chi đầu tư phát triển thì chi đầu tư XDCT chiếm một tỷ trọng lớn, bình quân 76,59% và chiếm 22,62% trong tổng chi ngân sách thành phố trong giai đoạn 2015-2019.

Bảng 3.5: Cơ cấu đầu tư XDCT NSNN theo lĩnh vực trên địa bàn thành phố Sông Công giai đoạn 2015-2019

TT Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017 2018 2019

1 Tổng cộng Tr.đ 115.329 120.928 128.879 162.006 149.497

2 Lĩnh vực giáo dục Tr.đ 16.342 18.501 20.634 24.422 38.701

3 Lĩnh vực giao thông Tr.đ 95.387 99.245 100.151 134.852 109.415

4 Lĩnh vực văn hóa - xã hội Tr.đ 2.002 1.968 2.899 2.732 959

5 Lĩnh vực y tế Tr.đ - - 2.315 - -

6 Lĩnh vực quản lý nhà

nước Tr.đ

1.598 1.214 2.880 - 422

(Nguồn: Báo cáo kết quả đầu tư XDCT thành phố Sông Công giai đoạn 2015-2019)

Trong các lĩnh vực về giáo dục, giao thông, văn hóa xã hội, y tế, môi trường, lĩnh vực quản lý nhà nước thì chi cho lĩnh vực giao thông luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Con số tuyệt đối đạt mức cao nhất 134.852 triệu đồng năm 2018 (trong tổng số 162.006 triệu đồng tổng chi). Xu hướng này cũng phản ánh đúng sự phát triển của địa phương cũng như toàn xã hội do những đặc thù của lĩnh vực giao thông vận tải với số vốn lớn cũng như những ưu tiên phát triển của nhà nước trong thời gian qua.

Bên cạnh đó lĩnh vực quản lý nhà nước cũng có những sự biến động mạnh. Số chi cho lĩnh vực này từ 1.598 triệu đồng năm 2015 giảm xuống 1.214 triệu đồng trong năm 2016; tăng lên 2.880 đồng năm 2017 tương ứng tăng 137,23% so với năm 2016 và giảm xuống còn 422 triệu đồng năm 2019 tương ứng giảm 85,35% so với năm 2017. Ngoài ra, lĩnh vực văn hóa xã hội cũng có sự chuyển biến tương đối mạnh. Số chi cho lĩnh vực này từ 2.002 triệu đồng năm 2015 giảm xuống còn 959 triệu đồng năm 2019 tương ứng giảm 47,9% so với năm 2015. Đây là dấu hiệu đáng mừng trong cơ cấu chi của thành phố Sông Công trong giai đoạn 2015-2019 phù hợp với những ưu

50

tiên phát triển cũng như định hướng cắt giảm chi cho khu vực hành chính nhà nước. Mặc dù, các công trình, trụ sở làm việc của khu vực hành chính nhà nước vẫn còn nhiều khó khăn, cần phải được đầu tư trong giai đoạn sau.

3.1.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý dự án đầu tư XDCT sử dụng vốn NSNN trên địa bàn

Cấp huyện: UBND thành phố Sông Công hiện có 01 Ban quản lý dự án trực thuộc; Là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND thành phố và các Chủ đầu tư dự án là đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng, khai thác sản phẩm, công trình sau khi đầu tư có chức năng và nhiệm vụ cơ bản:

- Thực hiện chức năng quản lý các dự án đầu tư xây dựng thuộc vốn ngân sách do Ủy ban nhân dân Thành phố Sông Công, Ban quản lý dự án trực tiếp làm Chủ đầu tư.

- Quản lý, điều hành dự án đầu tư xây dựng công trình; giám sát thi công xây dựng công trình đối với các cơ quan, đơn vị làm chủ đầu tư nhưng không đủ điều kiện trực tiếp quản lý dự án, không đủ điều kiện năng lực hoạt động giám sát thi công xây dựng theo quy định của pháp luật; Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được UBND Thành phố giao.

- Tham mưu giúp UBND Thành phố trong việc chuẩn bị đầu tư, quản lý và tổ chức thực hiện đầu tư các dự án đúng mục đích, đạt hiệu quả cao; Thực hiện thanh quyết toán công trình, dự án đúng tiến độ, đúng quy định của Pháp luật; Quản lý và lưu trữ hồ sơ đầu tư xây dựng cơ bản.

Cấp xã, phường: Trực tiếp do Chủ tịch UBND xã quyết định và một số dự án do UBND Thành phố giao và thuê các tổ chức, doanh nghiệp tư vấn và nhà thầu thực hiện các bước quản lý đầu tư theo quy định của pháp luật.

Ban quản lý dự án có 01 Giám đốc, 01 phó Giám đốc và 03 phòng chuyên môn nghiệp vụ, gồm: Phòng Hành chính – Tổng hợp (bao gồm cả nhiệm vụ Kế hoạch – Tài chính, phòng Quản lý dự án và phòng Giải phóng mặt bằng.

Tổng số cán bộ, công chức, viên chức và người lao động là 13 người với trình độ chuyên môn theo các chuyên ngành phù hợp với nhiệm vụ quản lý dự án, giám sát thi công xây dựng, GPMB gồm các chuyên ngành đào tạo như: Cử nhân Kinh tế - Kế toán – Tài chính 02 người; Kỹ sư 7 người (gồm: Xây dựng dân dụng, Thủy lợi, Giao thông, Điện công nghiệp), Quản lý đất đai 01 người, chuyên ngành khác 03 người.

Hình 3.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy của Ban quản lý dự án

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)