5. Cấu trúc luận văn
2.3. Hệ thống chỉ tiêu phân tích đánh giá
2.3.1. Các chỉ tiêu chung phản ánh kết quả thực hiện nhiệm vụ trong năm của địa phương
- Chỉ tiêu về tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP):
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), bao gồm tính Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành và theo giá so sánh.
+ Theo giá so sánh, Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) theo giá so
sánh được tính qua những bước trung gian. Vì chỉ tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn hoặc giá trị tăng thêm không thể phân tích được thành các yếu tố giá và lượng, nên không có chỉ số giá phù hợp để giảm phát trực tiếp nên được tính gián tiếp bằng hiệu giữa giá trị sản xuất theo giá so sánh và chi phí trung gian theo giá so sánh (Phương pháp tính tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá so sánh bằng phương pháp sản xuất).
Về giá so sánh thì được so sánh với giá năm 2010. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) theo giá hiện hành thường được dùng để nghiên cứu cơ cấu kinh tế, mối quan hệ tỷ lệ giữa các ngành trong sản xuất, mối quan hệ giữa kết quả sản xuất với phần huy động vào ngân sách. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) theo giá so sánh đã loại trừ biến động của yếu tố giá cả qua các năm, dùng để tính tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, nghiên cứu sự thay đổi về khối lượng hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra.
+ Theo giá hiện hành, có 3 phương pháp tính tổng sản phẩm trên địa bàn, gồm:
Phương pháp sản xuất: GRDP = GO + TNK - TC
Trong đó: GO: Tổng giá trị tăng thêm của tất cả các ngành kinh tế. TNK: Thuế nhập khẩu vào tỉnh/thành phố.
TC: Trợ cấp sản xuất phát sinh từ các đơn vị thường trú trong tỉnh/thành phố.
Phương pháp thu nhập: GRDP = TNKT + TSX + KH + LN
Trong đó: - TNKT: Thu nhập của người lao động từ sản xuất (bằng tiền và hiện vật quy ra tiền). Tổng thu nhập từ các hoạt động kinh tế hợp pháp (bao gồm: Sản xuất kinh doanh và cả sản xuất mang tính tự sản, tự tiêu) của các lao động trong tỉnh, bao gồm: Tổng cộng toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật của lao động thu được trong thời kỳ (năm) nghiên cứu, như: Tiền lương, tiền công, tiền thưởng, tiền ăn ca, tiền đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo
38
hiểm thất nghiệp và đóng công đoàn phí do chủ sử dụng lao động chịu trách nhiệm đóng góp cho người lao động, tiền do Bảo hiểm xã hội chi trả nghỉ ốm đau, thai sản,... cho người lao động; Thu nhập hỗn hợp bao gồm tiền và giá trị hiện vật thu từ sản xuất kinh doanh của các hộ dân cư, các trang trại, các doanh nghiệp tư nhân trong tỉnh sau khi lấy tổng thu từ sản xuất kinh doanh trừ đi tổng chi phí sản xuất kinh doanh (gồm chi nguyên nhiên vật liệu; chi dịch vụ thuê ngoài; thuế, phí phải nộp,...) tương ứng với phạm vi thu từ sản xuất kinh doanh đó của các đơn vị đó trong năm
- TSX: Thuế sản xuất (đã trừ phần trợ cấp cho sản xuất). - KH: Khấu hao tài sản cố định dùng trong sản xuất.
- LN: Thặng dư sản xuất hoặc thu nhập hỗn hợp của tỉnh/thành phố.
Phương pháp sử dụng: GRDP = TDCC + TLTS + CLXNK
Trong đó:
+ TDCC: Tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình và chính quyền địa phương.
+ TLTS: Tích lũy tài sản (tài sản cố định, tài sản lưu động và tài sản quý hiểm).
+ CLXNK: Chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của các đơn vị thường trú trong tỉnh/thành phố.
- Chỉ tiêu GRDP bình quân đầu người tại các tỉnh/thành phố
Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người (GRDP bình quân đầu người) là một trong những chỉ tiêu thống kê kinh tế tổng hợp quan trọng phản ánh kết quả sản xuất tính bình quân đầu người trong một năm. GRDP bình quân đầu người còn là chỉ tiêu được dùng để đánh giá sự phát triển kinh tế theo thời gian và so sánh quốc tế.
Còn Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người 01 năm (Ngành Thống kê công bố theo quy định) được tính bằng cách chia Tổng sản phẩm trên địa bàn trong năm cho dân số trung bình trong năm tương ứng. Tổng sản
phẩm trên địa bàn bình quân đầu người có thể tính theo giá thực tế, tính theo nội tệ hoặc ngoại tệ (bằng USD theo tỷ giá hối đoái thực tế hoặc tỷ giá sức mua tương đương); cũng có thể tính theo giá so sánh để tính tốc độ tăng.
Công thức tính:
Tổng sản phẩm trên địa bàn bình
quân đầu người (VNĐ/người) =
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) Dân số trung bình trong năm.
2.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh về quy mô vốn đầu tư thực hiện
- Chỉ tiêu khối lượng vốn đầu tư thực hiện:
* Đối với đầu tư có quy mô lớn, thời gian dài:
+ Vốn đầu tư thực hiện là số vốn đã chi cho từng hoạt động hoặc từng giai đoạn của mỗi công cuộc đầu tư đã hoàn thành.
+ Đã hoàn thành: Quy định của thiết kế, tiến độ thi công đã được thoả thuận trong hợp đồng xây dựng giữa chủ đầu tư và đơn vị xây lắp.
* Đối với đầu tư quy mô nhỏ, thời gian ngắn:
Vốn đã chi được tính vào khối lượng vốn đầu tư thực hiện khi toàn bộ các công việc của quá trình thực hiện đầu tư đã kết thúc.
* Đối với đầu tư do ngân sách tài trợ:
+ Tổng số vốn đã chi được tính vào khối lượng vốn đầu tư thực hiện khi các kết quả của quá trình đầu tư phải đạt các tiêu chuẩn.
+ Phương pháp tính vốn đầu tư thực hiện: (i) Cho xây dựng, (ii) Cho mua sắm lắp đặt trang thiết bị, (iii) Cho chi phí quản lý DA, tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác
Vốn đầu tư thực hiện của công tác xây dựng (IVXDCT):
IVXDCT = CTT +C +TL + VAT
• CTT: Chi phí trực tiếp gồm: chi phí vật liệu, nhân công, sử dụng máy thi công và chi phí trực tiếp khác.
40
trường, phục vụ nhân công, phục vụ thi công tại công trường và một số chi phí khác.
• TL: Thu nhập chịu thuế
• VAT: Tổng thuế GTGT cho công tác xây dựng
- Chỉ tiêu tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn so với tổng sản phẩm trên địa bàn là tỷ lệ phần trăm giữa vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn so với tổng sản phẩm trên địa bàn của một thời kỳ xác định. Công thức tính:
Vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn so với tổng sản phẩm trên địa bàn (%) = Vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn trong năm tính theo giá hiện hành × 100 Tổng sản phẩm trên địa bàn cùng năm tính theo giá hiện hành
Công thức tính:
Vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn so với tổng sản phẩm trên địa bàn (%) =
Vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn trong năm tính theo giá hiện hành
x100 Tổng sản phẩm trên địa bàn cùng
năm tính theo giá hiện hành
2.3.3. Các tiêu chi đánh giá hiệu quả của công tác quản lý dự án ĐTXD công trình sử dụng vốn NSNN
Đối với cấp quản lý Nhà nước, khi xem xét hiệu quả QLDA đầu tư xây dựng công trình ta xem xét đến mọi khía cạnh do dự án đem lại. Đánh giá hiệu quả của công tác quản lý dự án ĐTXD công trình sử dụng vốn NSNN chúng ta xem xét tới các chỉ tiêu sau:
- Tiêu chí về hiệu quả, lợi ích KT-XH của công trình: Đánh giá mức độ lợi ích mà xã hội thu được, sự đáp ứng của đầu tư với việc thực hiện các mục tiêu chung của xã hội, của nền kinh tế đã kỳ vọng.
Các hoạt động đầu tư sử dụng nguồn vốn NSNN thường là các hoạt động đầu tư công, là vốn mồi để thu hút các nguồn lực khác đầu tư. Vì thế, hầu hết công trình sử dụng vốn NSNN đều là các công trình không mang lại doanh thu, lợi nhuận. Những lợi ích mà xã hội thu được chính là sự đáp ứng
của dự án đầu tư đối với việc thực hiện các mục tiêu chung phát triển của nền kinh tế.
- Tiêu chí thanh toán vốn đầu tư
Thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, bao gồm các nội dung về giá trị hợp đồng, giá trị tạm ứng theo hợp đồng còn lại chưa thu hồi đến cuối kỳ trước, số tiền đã thanh toán khối lượng hoàn thành đến cuối kỳ trước, lũy kế giá trị khối lượng thực hiện đến cuối kỳ này, thanh toán thu hồi tạm ứng, giá trị đề nghị thanh toán kỳ này, lũy kế giá trị thanh toán (bao gồm: tạm ứng và thanh toán khối lượng hoàn thành).
Tỷ lệ % thanh toán tạm ứng =
Giá trị thanh toán tạm ứng
x100% Giá trị hợp đồng
Tỷ lệ % thanh toán khối lượng hoàn thành =
Giá trị khối lượng hoàn
thành đã thanh toán x100% Giá trị hợp đồng
- Tiêu chí về quyết toán vốn đầu tư
Quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình được quy định tại Điều 29 Nghị định 32/2015/NĐ-CP về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng
Chi phí đầu tư được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp thực hiện trong quá trình đầu tư xây dựng để đưa công trình của dự án vào khai thác, sử dụng. Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, chi phí đầu tư được quyết toán phải nằm trong giới hạn tổng mức đầu tư được duyệt hoặc được điều chỉnh theo quy định của pháp luật.
Tỷ lệ % giá trị quyết toán =
Giá trị đề nghị quyết toán
x100% Giá trị quyết toán được duyệt
Tỷ lệ % giá trị cắt giảm =
Giá trị cắt giảm
x100% Giá trị đề nghị quyết toán
42
Chương 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG, TỈNH THÁI NGUYÊN 3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của Thành phố Sông Công
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Theo Nghị quyết số 814/NQ-UBTVQH14 ngày 22/11/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thái Nguyên, Thành phố Sông Công có diện tích 9.837,07 ha, 109,409 nhân khẩu (số liệu tính đến 01/11/2019) và 10 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 7 phường và 4 xã. (Ủy ban thường vụ Quốc hội, 2019)
Thành phố Sông Công có vị trí khá thuận lợi, nằm ở phía Bắc thủ đô Hà Nội, trong vùng công nghiệp xung quanh thủ đô Hà Nội với bán kính 60 km, cách thành phố Thái Nguyên 20 km về phía Nam, cách sân bay quốc tế Nội Bài 40 km, cách hồ Núi Cốc 17 km và cách sân bay quốc tế Nội Bài 45km, cách Hà Nội hơn 50km về phía Bắc.
Địa giới hành chính thành phố Sông Công:
- Phía Đông giáp huyện Phú Bình và thị xã Phổ Yên. - Phía Tây giáp thị xã Phổ Yên và thành phố Thái Nguyên.
- Phía Nam giáp thị xã Phổ Yên; phía Bắc giáp thành phố Thái Nguyên. Địa hình tương đối bằng phẳng, mang đặc điểm của miền trung du, nền dốc dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây, có nhiều ngọn cao vài trăm mét. Nơi cao nhất trong khu vực nội thành là ngọn núi Tảo (54 m), cao độ nền trung bình thường ở mức 15 – 17 m. Thành phố Sông Công được dòng sông Công chia làm 2 khu vực phía Đông và phía Tây tạo 2 nhóm cảnh quan chính: Khu vực phía Đông có địa hình đồng bằng, xen lẫn gò đồi nhỏ và thấp, có độ cao trung bình từ 25 – 30 m, phân bố dọc theo thung lũng sông thuộc các xã Bá Xuyên, xã Tân Quang và các phường Lương Châu, Thắng Lợi, Cải
Đan, Phố Cò, Bách Quang: - Khu vực phía Tây có địa hình chủ yếu là gò đồi và núi thấp với độ cao 80 – 100 m; một số đồi cao khoảng 150 m và núi thấp trên 300 m, phân bố dọc theo ranh giới phía Tây thị xã trên địa phận các xã Bình Sơn và Vinh Sơn. (http://songcong.thainguyen.gov.vn/dieu-kien-tu-nhien)
Hình 3.1. Bản đồ địa giới hành chính thành phố Sông Công
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và môi trường thành phố Sông Công)
3.1.2. Đặc điểm điều kiện kinh tế, xã hội
3.1.2.1. Điều kiện cơ sở hạ tầng
Thành phố Sông Công có nhiều đường giao thông thủy bộ ngang dọc, có Quốc lộ 3, đường cao tốc Hà Nội-Thái Nguyên và tuyến đường sắt Hà Nội- Quan Triều chạy qua...Đây là những tiền đề quan trọng để tỉnh định hướng xây dựng Sông Công thành trung tâm kinh tế, hành chính, văn hoá và xã hội của Thái Nguyên. Đồng thời đưa nơi đây trở thành đầu mối giao thông, giao lưu phát triển kinh tế - xã hội quan trọng của vùng Đông Bắc Bắc Bộ.
44
Các tuyến giao thông trên địa bàn thành phố và các tuyến đường giao thông đến địa bàn thành phố tương đối đồng bộ và hoàn chỉnh, các tuyến đường xuống cấp luôn được thành phố quan tâm chỉ đạo cho phép cải tạo sửa chữa tạo thành mạng lưới giao thông hoàn chỉnh.
Thành phố cơ bản đầu tư hoàn thiện hệ thống điện chiếu sáng, hệ thống cấp thoát và xử lý nước thải đồng bộ dọc các tuyến nội thị, góp phần mang lại diện mạo xanh - sạch - đẹp. Các nhà máy xí nghiệp cũ, khu nghĩa trang, bãi chôn rác thải... dưới sự chỉ đạo của chính quyền được di dời ra khỏi khu trung tâm, nhằm đảm bảo cảnh quan và giảm thiểu tình trạng ô nhiễm mỗi trường.
3.1.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế
Bảng 3.1: Chỉ tiêu của một số ngành kinh tế chủ yếu của thành phố Sông Công giai đoạn 2017-2019
Chỉ tiêu Đơn vị Số lượng Chênh lệch
so với đầu kỳ
2017 2018 2019
- Tổng giá trị sản xuất Nông, lâm, thuỷ sản
Tỷ
đồng 664 688 705 41
- Tổng giá trị sản xuất Công nghiệp - xây dựng Tỷ đồng 5.771,4 7.950 8.055 2.283,6 - Tổng giá trị sản xuất thương mại - dịch vụ Tỷ đồng 1.057 1.250 1.941 884 - GDP bình quân đầu người/năm Triệu đồng 50 56 62 12
(Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị - xã hội của thành phố Sông Công các năm 2017-2019)
Từ bảng 3.1 cho thấy, trong giai đoạn 2017-2019, tỷ trọng các ngành chủ yếu có sự chuyển dịch tăng tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng và thương mại dịch vụ, cụ thể: tổng giá trị sản xuất công nghiệp xây dựng đạt
8.055 tỷ đồng năm 2019, tăng lên 2.283,6 tỷ đồng tương ứng tăng 39,67% so với năm 2017; tổng giá trị sản xuất thương mại, dịch vụ đạt 1.941 tỷ đồng năm 2019, tăng lên 884 tỷ đồng tương ứng tăng 83,63% so với năm 2017; tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản đạt 705 tỷ đồng năm 2019 tăng 41 tỷ đồng tương ứng tăng 6,17%. Thu nhập bình quân đầu người trên năm 2019 đạt 62 triệu đồng/năm (tương đương với 1426 USD/năm).
Bảng 3.2: Tình hình thực hiện dự toán thu NSNN thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015-2019
Năm Đơn vị tính Dự toán thu Số thu thực hiện Tỷ lệ thực hiện so với dự toán
2015 Triệu đồng 138.619 234.087 169% 2016 Triệu đồng 170.991 294.811 172% 2017 Triệu đồng 230.000 347.888 151% 2018 Triệu đồng 245.000 329.596 135% 2019 Triệu đồng 302.000 454.475 150% Tổng 1.086.610 1.660.857 152,85%
(Nguồn: Báo cáo quyết toán thu - chi ngân sách huyện các năm 2015-2019)
Theo báo cáo quyết toán thu - chi ngân sách thành phố Sông Công các năm giai đoạn 2015-2019, số thu thực hiện luôn vượt dự toán ở mức cao, năm 2016, số thực hiện chiếm đến 172% so với dự toán cao nhất; năm 2018, số thực hiện đạt 135% so với dự toán thấp nhất trong cả giai đoạn. Trong cả giai đoạn, con số này luôn được duy trì ở mức trung bình đạt 155,4%.
Trong đó cơ cấu các khoản thu tiền sử dụng đất chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách, các khoản thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh còn chiếm một tỷ lệ nhỏ so với thu tiền sử dụng đất.
Bên cạnh đó về tỷ trọng cơ cấu nguồn thu cũng như tổng số thu ngân