Tắch hợp thông qua
3.1. Phương pháp khai thác tư liệu
Để sử dụng di sản văn hóa phi vật thể minh họa cho bài học nhằm chuyển tải kiến thức khoa học và kiến thức về phát triển bền vững, giáo viên có thể áp dụng nhiều phương pháp
khác nhau trong khai thác thông tin phục vụ cho bài giảng.
Tra cứu tài liệu thứ cấp: Giáo viên cần đọc các tài liệu đã xuất bản hoặc đăng tải trên mạng Internet liên quan đến di sản văn hóa, phát triển bền vững để nắm được nội dung của di sản văn hóa cũng như những kiến thức cốt lõi về phát triển bền vững;
Quan sát tham dự: Tham quan các địa điểm của di sản văn hóa phi vật thể, tham dự
các buổi thực hành văn hóa phi vật thểđể có thông tin trực tiếp cũng như cảm nhận về
di sản;
Điều tra hồi cố: Hỏi chuyện các nghệ nhân nắm giữ di sản về quá trình hình thành và phát triển của di sản để có được hiểu biết về lịch sử của di sản, qua đó hiểu được về
vai trò quan trọng của nguồn lực con người trong việc duy trì di sản;
Phương pháp câu chuyện cuộc đời (life stories) và lịch sử truyền miệng (oral history): Hỏi chuyện các nghệ nhân nắm giữ di sản về các cột mốc trong cuộc đời nghệ nhân gắn bó với di sản, thông qua đó có thể hiểu về thói quen văn hóa trong thực hành di sản, các bắ quyết để tạo ra nét đặc sắc của di sảnẦ;
Phương pháp chuyên gia: Phỏng vấn các chuyên gia, học giả, nhà nghiên cứu về các
lĩnh vực liên quan (di sản, văn hóa, dân tộc họcẦ, phát triển bền vững, tri thức địa
phươngẦ) để có cái nhìn khái quát về di sản và những hiểu biết sâu hơn về phát triển bền vững thông qua bảo tồn di sản văn hóa nói chung, di sản văn hóa phi vật thể nói riêng;
Lập bảng hỏi: Liệt kê những câu hỏi để định hướng việc khai thác thông tin; Phân nhóm các câu hỏi theo chủ đề (vắ dụ: lịch sử di sản, đặc trưng di sản, giá trị di sản, cách thực hành, yêu cầu đối với người thực hànhẦ). Lập bảng hỏi tốt sẽ giúp không bỏ sót thông tin và tận dụng được thời gian tiếp xúc với chuyên gia và nghệ nhân nắm giữ di sản;
Thu thập tư liệu nghe-nhìn: Chụp ảnh, quay phim, ghi âm để lưu lại các tư liệu thu thập được giúp phản ánh chân thực và trực quan sinh động về di sản.