Quy trình thực hiện

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn giáo dục về di sản văn hóa phi vật thể trong trường phổ thông hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững (Trang 32 - 36)

Tắch hợp thông qua

3.3. Quy trình thực hiện

Giáo viên giảng dạy đóng vai trò rất quan trọng cho việc đưa di sản văn hóa phi vật thể

vào bài học. Họ luôn là những chuyên gia trong việc lựa chọn nội dung, yếu tố của di sản văn

hóa phi vật thểđể gắn kết vào bài học một cách hợp lý và hiệu quả.

Quy trình thực hiện của giáo viên có thể chia ra nhiều bước khác nhau, tùy theo môn học, bài học và mức độ gắn kết của mỗi người. Tuy nhiên, để thực hiện thành công, giáo viên cần tiến hành các bước không thể bỏ qua, bao gồm:

Bước 1: Tìm hiu, nghiên cu và lp danh mc v di sản văn hóa phi vật th

Giáo viên cần:

 Hiểu rõ thế nào là di sản văn hóa phi vật thể và những đặc trưng của chúng, đặc biệt là những di sản mà giáo viên sẽ lựa chọn đểđưa vào bài học;

 Sử dụng các phương pháp tìm kiếm thông tin (trình bày ở mục 1.2.1.) để tìm hiểu, nắm bắt thông tin về các loại hình di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam và ởđịa phương

thông qua các nguồn tài liệu (trình bày ở mục 1.2.2.);

Bước 1Tìm hiểu, nghiên cứu và lập danh mục về di sản văn hóa phi vật thể

Bước 2Tìm ra sự gắn kết giữa di sản văn hóa phi thể với nội dung bài học

Bước 3Thiết kế bài học

Bước 4Giảng thử, lấy ý kiến đóng góp và hoàn thiện bài học

Bước 5Tiến hành giảng dạy bài học sử dụng di sản văn hóa phi vật thể

33  Lập danh mục giới thiệu tóm tắt về di sản văn hóa phi vật thể của địa phương hoặc

nhóm dân tộc

+ Mục đắch: Để thuận tiện cho việc tra cứu và sử dụng về sau;

+ Danh mục nên bao gồm các nội dung: tên di sản; địa điểm của di sản; quá trình hình thành của di sản; đặc điểm của di sản; cộng đồng sáng tạo và nuôi dưỡng di sản; các giá trị của di sản; việc thực hành di sản trong tình hình thực tế hiện nay;

Việc lập danh mục này cần:

+ Được thực hiện với sự trợ giúp của cán bộ văn hóa, nhà nghiên cứu - quản lý văn

hóa của địa phương để có thể kiểm tra tắnh chắnh xác của thông tin, hình ảnh về di sản

văn hóa phi vật thể nêu trong danh mục hoặc đối chiếu với các nguồn thông tin chắnh thống;

+ Được thảo luận và chia sẻ trong tổ bộ môn nhằm hỗ trợ công tác giảng dạy của các

giáo viên và đảm bảo học sinh giữa các lớp được cung cấp kiến thức một cách công bằng.

Việc lập danh mục di sản văn hóa (vật thể và phi vật thể) nếu được thực hiện một cách đầy đủ trong phạm vi một địa phương sẽ hỗ trợ tốt cho quá trình tìm kiếm thông tin về di sản văn hóa tắch hợp vào bài giảng trong trường học của giáo viên.

Bước 2: Tìm ra s gn kết gia di sản văn hóa phi thể vi ni dung bài hc

Giáo viên cần:

 Nắm chắc khung chương trình và nội dung kiến thức cần chuyển tải qua mỗi bài học;  Có kiến thức nhất định về phát triển bền vững;

 Nghiên cứu nội dung các bài học trong chương trình sách giáo khoa, dựa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể đã có, tìm ra sự gắn kết giữa kiến thức khoa học cần truyền đạt đến học sinh và những đặc trưng của di sản văn hóa phi vật thể;

 Lập bảng tổng hợp liên kết giữa kiến thức môn học đặc trưng và/hoặc giá trị của di sản Ờ kiến thức phát triển bền vững (tham khảo mục 2.2.)

Lưu ý: Một bài học có thểđược minh họa thông qua nhiều di sản khác nhau và chuyển tải những kiến thức về phát triển bền vững khác nhau để tránh sự nhàm chán và làm phong phú thêm kiến thức về phát triển bền vững.

 Căn cứđiều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, điều kiện giảng dạy của giáo viên, lựa chọn những di sản văn hóa phi vật thể phù hợp để tiến hành thiết kế bài học chi tiết gắn kết với di sản văn hóa phi vật thểđó và kiến thức về phát triển bền vững.

Lưu ý: Thảo luận trong tổ bộmôn để chia sẻ và thống nhất kế hoạch giảng dạy.

Bước 3: Thiết kế bài hc

Giáo viên cần:

 Đảm bảo mục tiêu: tắch hợp di sản văn hóa phi vật thể vào bài học, vừa truyền đạt kiến thức môn học vừa chuyển tải kiến thức về phát triển bền vững;

 Nghiên cứu tư liệu thứ cấp liên quan đến di sản văn hóa phi vật thể đã lựa chọn, xác

định các thông tin, hình ảnh cần bổsung để xây dựng nội dung bài học;  Xác định hình thức bổ sung thông tin, hình ảnh:

+ Nghiên cứu thực địa: giúp thu thập thông tin trực tiếp, chi tiết;

+ Tìm gặp chuyên gia, nhà nghiên cứu am hiểu về di sản để phỏng vấn: thu thập thông tin về di sản, xin thông tin về các xuất bản phẩm cập nhật về di sản;

+ Tham khảo thêm các tài liệu thứ cấp mới cập nhật về di sản.

Lưu ý: Có thể thực hiện toàn bộ các phương án bổsung tư liệu trên nếu điều kiện cho

phép. Trong trường hợp không thể thực hiện được, giáo viên chủ động lựa chọn

34  Xây dựng kế hoạch bài học chi tiết trên cơ sở các di sản văn hóa phi vật thể đã xác định ởbước 2 và kiến thức về phát triển bền vững đề xuất trong bảng tổng hợp ởbước 3 này.

Bài học tắch hợp này cần đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Chuyển tải đúng và đủ kiến thức môn học theo nội dung chương trình quy định; + Cân đối giữa thời lượng dành cho kiến thức môn học, hiểu biết về di sản văn hóa phi

vật thể và kiến thức về phát triển bền vững; đảm bảo thời gian tiết học theo quy định;

+ Xác định những nội dung cần chuẩn bịtrước đối với cả giáo viên và học sinh để bài học đạt hiệu quả cao;

+ Lấy học sinh làm trung tâm, tạo điều kiện để học sinh chủđộng khám phá kiến thức môn học, di sản văn hóa phi vật thể và phát triển bền vững thông qua phương pháp

học tập tắch cực.

Gợi ý một số hoạt động tương tác trong bài học:

+ Thuyết trình: cá nhân hoặc nhóm thực hiện;

+ Đóng kịch: làm việc nhóm, phân vai và nhập vai;

+ Làm mô hình từ vật liệu sẵn có, dễ tìm và thuyết trình: cá nhân hoặc nhóm thực hiện; + Chụp ảnh theo chủđề và tạo dựng trưng bày tại lớp: làm việc nhóm;

+ Ghi hình, ghi âm phỏng vấn để dựng thành phim giới thiệu về di sản văn hóa: giáo viên/nhà trường thực hiện, học sinh tự thực hiện;

+ Mời chuyên gia, nhà nghiên cứu, nghệ nhân nắm giữ di sản tới tham gia vào bài học;

+ Chơi trò chơi liên quan đến nội dung di sản: làm việc nhóm; + Tham quan thực địa (đối với tiết học ngoại khóa).

Việc giảng dạy sẽđạt hiệu quảhơn nếu giáo viên có điều kiện đi nghiên cứu, tìm hiểu về di sản trong thực tế.

+ Các chuyến đi thực địa không nên quá dài; nên thực hiện 2 đợt, mỗi đợt 1Ờ2 ngày. + Trước khi đi, giáo viên cần: tham khảo các tài liệu thứ cấp sẵn có để có hình dung nhất định về di sản; chuẩn bị bảng hỏi phỏng vấn; chuẩn bị trang thiết bị cho việc thu thập tư

liệu trên thực địa trên cơ sởđiều kiện của nhà trường và cá nhân giáo viên (sổ ghi chép, bút, máy ảnh, máy ghi âm, máy quay phimẦ);

+ Trong khi đi: áp dụng các phương pháp thu thập thông tin tại thực địa (xem mục 1.2.1.)

+ Đợt 1: Thu thập thông tin tại nơi có di sản thông qua cách thức phỏng vấn, ghi âm, chụp ảnh, quay phimẦ; kiểm chứng tắnh phù hợp của di sản với nội dung bài học; chốt hình thức tổ chức dạy học trên lớp hoặc tại di sản (bài học tại thực địa); tìm kiếm hiện vật, chất liệu làm tài liệu bổ trợ trong bài học; xem xét khảnăng mời người nắm giữ, thực hành di sản tại

địa phương tham gia vào hoạt động dạy học.

+ Sau khi đi: Chỉnh sửa kế hoạch bài học trên cơ sởcác tư liệu thu thập được;

+ Đợt 2: Bổ sung tư liệu còn thiếu sau khi điều chỉnh kế hoạch bài học; chuẩn bị hiện vật, phương tiện, đồ dùng phục vụ cho bài học.

Bước 4: Ging th, ly ý kiến đóng góp và hoàn thiện bài hc

Nếu điều kiện cho phép, giáo viên nên tổ chức giảng thử lấy ý kiến đóng góp của Ban giám hiệu nhà trường, cán bộ phụ trách chuyên môn của phòng Giáo dục - Đào tạo, đồng nghiệp trong tổ bộ môn nhằm kiểm định và hoàn thiện các mặt sau:

 Sự phù hợp giữa nội dung bài học với di sản văn hóa phi vật thể;

 Sự logic giữa kiến thức về phát triển bền vững với giá trị di sản văn hóa phi vật thể và kiến thức môn học;

 Tắnh khảthi trong phương pháp và mức độ gắn kết di sản văn hóa với bài học  Tắnh hợp lý về thời lượng bài học, thời lượng dành cho từng loại kiến thức.

35

Để đáp ứng được các yêu cầu trong phân phối chương trình của môn học, dựa vào những ý kiến đánh giá sau giảng thử, giáo viên có thể:

+ Lược bớt hoặc thay thế các hoạt động cho phù hợp;

+ Điều chỉnh về mặt thời gian cho từng hoạt động;

+ Nếu cần, giáo viên tiếp tục bổsung thêm tư liệu, phương tiện cho bài học.

Bước 5: Tiến hành ging dy bài hc s dng di sản văn hóa phi vật th

 Đưa bài học đã thiết kế hoàn thiện vào kế hoạch giảng dạy của bộ môn theo đúng lịch học tập của nhà trường trong năm học.

 Trong quá trình giảng dạy, giáo viên tiếp tục có sựđánh giá, đưa ra những đề xuất điều chỉnh, bổ sung cho bài học với Ban Giám hiệu, tổ bộmôn đểcó được bài học tối ưu.

 Để bài học đạt hiệu quả cao, giáo viên cần chuẩn bịchu đáo, đầy đủ mọi điều kiện để

việc tổ chức dạy học diễn ra an toàn, đúng kế hoạch và hiệu quả trên lớp hoặc tại di sản theo kế hoạch và thiết kế bài học đã xây dựng.

 Nếu bài học diễn ra tại di sản văn hóa giáo viên nên có những yêu cầu cụ thểđể học sinh tìm hiểu và thực hiện trước, trong và sau khi học bài.

 Sử dụng phiếu thu hoạch sau mỗi bài học đểđánh giá kết quả và nắm bắt yêu cầu của học sinh sẽ giúp cho giáo viên thực hiện bài học ngày càng tốt hơn.

Phiếu thu hoạch cần có những mục sau:

+ Những kiến thức khoa học học sinh nắm được từ bài học;

+ Những hiểu biết về di sản văn hóa được tắch hợp trong bài học mà học sinh tiếp thu

được;

+ Những kiến thức về phát triển bền vững mà học sinh lĩnh hội được từ bài học; + Cảm nhận của học sinh về bài học;

+ Điều gì học sinh mong muốn được biết thêm về di sản văn hóa;

+ Kiến thức về phát triển bền vững mà học sinh tiếp thu được có ý nghĩa thế nào đối với cuộc sống của học sinh.

36

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn giáo dục về di sản văn hóa phi vật thể trong trường phổ thông hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)