Tuần hoàn của tư bản

Một phần của tài liệu Bài giảng những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lênin 2 (Trang 59 - 61)

V. quá trình lưu thông của tư bản và giá trị thặng dư

a, Tuần hoàn của tư bản

Tư bản công nghiệp (với nghĩa các ngành sản xuất vật chất), trong quá trình tuần hoàn đều vận động theo công thức:

SLĐ

T - H ... SX ... H' - T' TLSX

Sự vận động này trải qua ba giai đoạn: hai giai đoạn lưu thông và một giai đoạn sản xuất.

-Giai đoạn thứ nhất -giai đoạn lưu thông:

Nhà tư bản xuất hiện trên thị trường các yếu tố sản xuất, để mua tư liệu sản xuất và sức lao động.

Quá trình lưu thông đó được biểu thị như sau: SLĐ

T - H

TLSX

Giai đoạn này tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản tiền tệ, chức năng giai đoạn này là mua các yếu tố cho quá trình sản xuất, tức là biến tư bản tiền tệ thành tư bản sản xuất.

TLSX

H ...SX ...H'

SLĐ

Trong giai đoạn này tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản sản xuất (TBSX), có chức năng thực hiện sự kết hợp hai yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao động để sản xuất ra hàng hoá mà trong giá trị của nó có giá trị thặng dư. Trong các giai đoạn tuần hoàn của tư bản thì gia đoạn sản xuất có ý nghĩa quyết định nhất, vì nó gắn trực tiếp với mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Kết thúc của giai đoạn thứ hai là tư bản sản xuất chuyển hoá thành tư bản hàng hoá.

- Giai đoạn thứ ba -giai đoạn lưu thông: H' - T'

Trong giai đoạn này tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản hàng hoá, chức năng là thực hiện giá trị của khối lượng hàng hoá đã sản xuất ra. Trong giai đoạn này, nhà tư bản trở lại thị trường với tư cách là người bán hàng. Hàng hoá của nhà tư bản được chuyển hoá thành tiền.

Kết thúc giai đoạn thứ ba, tư bản hàng hoá chuyển hoá thành tư bản tiền tệ. Đến đây mục đích của nhà tư bản đã được thực hiện, tư bản quay trở lại hình thái ban đầu trong tay chủ của nó, nhưng với số lượng lớn hơn trước.

Sự vận động của tư bản qua ba giai đoạn nói trên là sự vận động có tính tuần hoàn: tư bản ứng ra dưới hình thái tiền và rồi đến khi quay trở về cũng dưới hình thái tiền có kèm theo giá trị thặng dư. Quá trình đó tiếp tục được lặp đi, lặp lại không ngừng gọi là sự vận động tuần hoàn của tư bản.

Vậy,tuần hoàn của tư bản là sự vận động liên tục của tư bản trải qua ba giai đoạn, lần lượt mang ba hình thái khác nhau, thực hiện ba chức năng khác nhau để rồi lại quay trở về hình thái ban đầu có kèm theo giá trị thặng dư.

Tuần hoàn của tư bản chỉ có thể tiến hành bình thường trong điều kiện các giai đoạn khác nhau của nó không ngừng được chuyển tiếp. Mặt khác, tư bản phải nằm lại ở mỗi giai đoạn tuần hoàn trong một thời gian nhất định. Hay nói cách khác, tuần hoàn của tư bản chỉ tiến hành một cách bình thường khi hai điều kiện sau đây được thoả mãn:một là, các giai đoạn của chúng diễn ra liên tục; hai là, các hình thái tư bản cùng tồn tại và được chuyển hoá một cách đều đặc. Vì vậy, sự vận động tuần hoàn của tư bản là sự vận động liên tục không ngừng; đồng thời là sự vận động không đứt quãng.

Phù hợp với ba giai đoạn tuần hoàn của tư bản có ba hình thái của tư bản công nghiệp: tư bản tiền tệ, tư bản sản xuất và tư bản hàng hoá.

Để tái sản xuất diễn ra một cách bình thường thì tư bản xã hội cũng như từng tư bản cá biệt đểu tồn tại cùng một lúc dưới cả ba hình thái. Ba hình thái của tư bản không phải là ba loại tư bản khác nhau, mà là ba hình thái của một tư bản công nghiệp biểu hiện trong quá trình vận động của nó. Song cũng trong quá trình vận động ấy đã chưa đựng khả năng tách rời của ba hình thái tư bản. Trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản, khả năng tách rời đó đã làm xuất hiện tư bản thương nghiệp và tư bản cho vay, hình thành các tập đoàn khác trong giai cấp tư bản: chủ công nghiệp, nhà buồn, chủ ngân hàng, v.v. chia nhau giá trị

thặng dư.

Một phần của tài liệu Bài giảng những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lênin 2 (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)