Giai đoạn cao của hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa

Một phần của tài liệu Bài giảng những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lênin 2 (Trang 124 - 127)

III. hình tháI kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa

c, Giai đoạn cao của hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa

Trên cơ sở nghiên cứu quá ttrình phát triển lực lượng sản xuất của xã hội loà người, C.Mác đã cco những dự báo về sử xuất hiện giai đoạn cao của hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa (giai đoạn cao của cộng sản chủ nghĩa)

Về mặt kinh tế:Lực lượng sản xuất phát triển vô cùng mạnh mẽ, của cải xã hội đã trở nên dồi dào, ý thức con người được nâng cao lên, khoa học phát triển, lao động của con người được giảm nhẹ, lúc đó nhân loại mới có thể thực hiện được nguyên tắc “làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu”. Trong tác phẩm Phê phán cương lĩnh Gôta, C.Mác đã dự báo: “Khi mà lao động trở thành không những là một phương tiện để sinh sống mà bản thân nó còn là một nhu cầu bậc nhất của đời sống; khi mà cùng với sự phát triển toàn diện của các cá nhân, sức sản xuất của họ cũng ngày càng tăng lên và tất cả các nguồn của cải xã hội đều tuôn ra dồi dào – chỉ khi đó người ta mới có thể vượt hẳn ra khỏi giới hạn chật hẹp của pháp quyền tư sản và xã hội mới có thể ghi trên lá cờ của mình: làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu!”[4;36].

Về mặt xã hội: Trình độ xã hội ngày càng phát triển, con người có điều kiện phát triển năng lực của mình, tri thức con người được nâng cao, không còn sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn, Theo V.I Lênin, “khi bọn tư bản đã tiêu tan đi rồi và không còn giai cấp nữa (nghĩa là giữa các thành viên trong xã hội không còn sự phân biệt nào nữa về những quan hệ của họ đối với những tư liệu sản xuất xã hội), chỉ lúc đó “nhà nước mới không còn nữa và mới có thể nói đến tự do”. Chỉ lúc đó, một nền dân chủ thực sự hoàn bị, thật sự không hạn chế, mới có thể được và thực hiện được. Chỉ lúc đó, chế độ dân chủ mới bắt đầu tiêu vong

vì lý do đơn giản là một khi thoát khỏi chế độ nô lệ tư bản chủ nghĩa, thoát khỏi những sự khủng khiếp, những dã man… thì người ta sẽ dần dần quen với việc tôn trọng các quy tắc sơ thiểu của đời sống chung trong xã hội”[9;109-110].

Đến giai đoạn cao của xã hội cộng sản chủ nghĩa, nhà nước trở thành không cần thiết, nó tự tiêu vong. Sự tiêu vong của nhà nước là một quá trình. Theo V.I. Lênin: "Chúng ta chỉ có quyền nói rằng nhà nước tất nhiên sẽ tiêu vong, đồng thời nhấn mạnh vào tính chất lâu dài của quá trình ấy, sự phụ thuộc của quá trình ấy vào tốc độ phát triển của giai đoạn cao của chủ nghĩa cộng sản"[9;118]; rằng “không một người xã hội chủ nghĩa nào lại đi “hứa” rằng giai đoạn cao của chủ nghĩa cộng sản sẽ đến”[9;119] mà chỉ “dự kiến giai đoạn cao của chủ nghĩa cộng sản sẽ đến, thì việc đó giả định rằng năng suất lao động lúc đó sẽ năng suất lao động ngày nay và sẽ không còn con người tầm thường ngày nay nữa”[9;119]. Tới khi đó không còn tình trạng con người suy bì “khéo không

lại làm nhiều hơn anh bạn bên cạnh ta nữa giờ, khéo không lại lĩnh lương ít hơn anh ta”[9;119].

Như vậy, tới giai đoạn cao của hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa, con người sẽ được giải phóng hoàn toàn và được phát triển một cách thực sự toàn diện. Khi đó nhân loại có thể chuyển từ “vương quốc của tất yếu sang vương quốc của tự do”, có điều kiện phát triển toàn diện năng lực, mang hết tài năng và trí tuệ cống hiến cho xã hội.

Để có giai đoạn cao của chủ nghĩa cộng sản, đòi hỏi giai cấp cônh nhân và nhân dân lao động phải nổ lực phấn đấu, phải không ngừng nâng cao năng suất lao động, phất triển lực lượng sản xuất, cải tạo quan hệ sản xuất theo chhủ nghĩa xã hội, không ngừng nâng cao ý thức của con người, phải kiểm soát thật nghiêm ngặt mức độ lao động và tiêu dùng. Có thực hiện như vậy mới từng bước xây dựng được kỷ luật tự giác trong xã hội, từng bước xây dựng được thói quen tự nguyện tuân thủ những quy định trong dân cư.

Qua phân tích của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I. Lênin về giai đoạn cao của hình thái kinhh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa đã cho thấy:

Một là, chỉ có thể đạt tới giai đoạn cao của xã hội cộng sản chủ nghĩa khi trong thực tế khách quan của sự phát triển xã hội đã có được những điều kiện, tiền đề phù hợp. Mọi ý muốn chủ quan thực hiện ngay những nguyên tắc của giai đoạn cao trong sự phát triển của hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa khi chưa có những điều kiện phát triển kinh tế – xã hội tương ứng thì nhất định sẽ mắc phải sai lầm chủ quan duy ý chí và nhất định sẽ thất bại.

Hai là, sự xuất hiện giai đoạn cao của hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa là một quả trình lâu dài, bằng việc không ngừng phát triển mạng mẽ lực lượng sản xuất, tổ chức xã hội về mọi mặt, giáo dục nâng cao tinh thần tự giác của con người. Nếu không có quá trình này thì cũng không thể xuất hiện được giai đoận đó.

Ba là, quá trình xuất hiện giai đoạn cao của hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa ở các nước khác nhau, tuỳ thuộc vào sự nổ lực phấn đấu về mọi phương diện. Khi chưa đạt đến giai đoạn cao của hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa, trong điều kiện vẫn còn chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc trên thế giới thì những vấn đề lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về nhà nước, về dân chủ còn nguyên giá trị. Tính giai cấp của nhà nước, của dân chủ vẫn tồn tại.

Các nhà chủ nghĩa kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin đưa ra các dự báo và luận giải về sự ra đời, phát triển của hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa trên cơ sở phân tích quy luật phát triển khách quan của xã hội, đặc biệt là quy luật kinh tế của sự vận động trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Thế nhưng, lịch sử phát triển của xã hội luôn luôn chịu sự tác động của nhiều nhân tố khách quan và chủ quan trong những điều kiện xác định, từ đó tạo nên tính phong phú đa dạng trong tiến trình lịch sử phát triển của mỗi cộng đồng người cũng như toàn bộ lịch sử nhân loại. Do vậy, tiến trình phát triển của lịch sử không bao giờ là con đường thẳng, trái lại nó có thể trải qua những bước thăng trầm với những con đường vòng, thậm chí phải trải qua những bước khủng hoảng và thụt lùi tạm thời trên con đường phát triển của nó. Đó là biện chứng của quá trình phát triển xã hội.

Chú thích chương v

1. C.Mác và Ph.Ăngghen:Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.4. 2. C.Mác và Ph.Ăngghen:Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, t.7. 3. C.Mác và Ph.Ăngghen:Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.12. 4. C.Mác và Ph.ĂngghenToàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.19. 5. C.Mác và Ph.Ăngghen:Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.20. 6. C.Mác và Ph.Ăngghen:Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.23. 7. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.99.

8. C.Mác và Ph.Ăngghen:Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, t.23. 9. V.I. Lênin:Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1976, t.33.

10. C.Mác và Ph.Ăngghen:Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1977, t.38. 11. C.Mác và Ph.Ăngghen:Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1978, t.44

Chương Vi

Những vấn đề chính trị – xã hội có tính quy luật trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa

Tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa là một một tiến trình lịch sử lâu dài, khó khăn và gian khổ với mạc đích cuối cùng là đảm bảo thành công sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Trong tiến trình đó tất yếu xuất hiện các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội cần phải được giải quyết một cách khoa học trên lập trường thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin trong các điều kiện lịch sử cụ thể của mỗi quốc gia, dân tộc ở mỗi thời kỳ nhất định. Đó là những vấn đề chính trị – xã hội có tính quy luật trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu Bài giảng những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lênin 2 (Trang 124 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)