V. quá trình lưu thông của tư bản và giá trị thặng dư
a, Một số khái niệm cơ bản của tái sản xuất tư bản xã hộ
- Tổng sản phẩm xã hội
Tổng sản phẩm xã hội là toàn bộ sản phẩm mà xã hội sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm.Tổng sản phẩm xã hội được xét cả về hai mặt: giá trị và hiện vật.
Về mặt giá trị, tổng sản phẩm xã hội được cấu thành bởi ba bộ phận:
+ Bộ phận thứ nhất là giá trị bù đắp cho tư bản bất biến (c), hay giá trị những tư liệu sản xuất đã tiêu hao trong sản xuất, bộ phận này được dùng để bù đắp các tư liệu sản xuất đã hao phí trong chu kỳ sản xuất.
+ Bộ phận thứ hai là giá trị bù đắp cho tư bản khả biến (v), hay là giá trị của toàn bộ sức lao động xã hội dã tiêu hao. Khoản giá trị này ngang bằng với tổng số tiền công trả cho sức lao động tham giá vào quá trình sản xuất.
+ Bộ phận thứ ba là giá trị của sản phẩm thặng dư (m). Khoản giá trị này do lao dộng thặng du của xã hội tạo nên.
Giá trị sức lao động và giá trị sản phẩm thặng dư được gọi là bộ phận "giá trị mới". Như vậy, giá trị của tổng sản phẩm xã hội cũng như giá trị của một hàng hoá được phân giải thành: c + v + m.
Về mặt hiện vật, tổng sản phẩm xã hội gồm có tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng do hình thức tự nhiên của nó quyết định. Ví dụ: sắt, thép chỉ có thể dùng làm nguyên liệu cho sản xuất, bánh mì chỉ dùng để ăn. Như vậy, mỗi vật phẩm đều được dùng hoặc để tiêu dùng cho sản xuất (các tư liệu sản xuất) hoặc cho các cá nhân (các tư liệu tiêu dùng). Có những vật phẩm vừa có thể tiêu dùng cho sản xuất và có thể tiêu dùng cho cá nhân, nhưng nhất định mỗi vật chỉ có thể dùng vào một trong hai mục đích đó.
-Hai khu vực của nền sản xuất xã hội
Xuất phát từ tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá, C.Mác coi hai mặt giá trị và hiện vật của tổng sản phẩm xã hội là hai tiền đề lý luận quan trọng để nghiên cứu tái sản xuất tư bản xã hội.
Nếu trong tái sản xuất ở các doanh nghiệp các biệt, mặt giá trị có vai trò quan trọng thì trong tái sản xuất tư bản xã hội, với tư cách tổng hoà hành vi tái sản xuất của các hội lại có ý nghĩa cá biệt, mặt hiện vật của tổng sản phẩm xã hội lại có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Là hiện vật, tổng sản phẩm xã hội được C. Mác phân chia thành hai loại: tư liệu sản xuất và tư liệu dùng, do đó nền sản xuất xã hội được chia thành hai khu vực:
Khu vực I: Sản xuất tư liệu sản xuất. Khu vực II: Sản xuất tư liệu tiêu dùng.
Trên thực tế, ranh giới giữa khu vực I và II không phải lúc nào cũgn rõ ràng. Có thể một số ngành vừa thuộc khu vực I, vừa thuộc khu vực II, than vừa sản xuất ra để luyện thép vừa sản xuất để làm chất đốt cho tiêu dùng hàng ngày của nhân dân; hay là ngành nông nghiệp, xét về mặt sản xuất ra lúa, gạo, thịt, sữa, v.v. trực tiếp phục vụ cho tiêu dùng của con người thì thuộc khu vực II, nhưng nếu xét về mặt sản xuất ra nguyên liệu, phục vụ cho công nghiệp chế biến, thì nó lại thuộc khu vực I.
- Tư bản xã hội
Tư bản xã hội là tổng hợp các tư bản cá biệt của xã hội vận động đan xen nhau, liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau. Tham gia vận động của tư bản xã hội có cả tư bản công nghiệp, tư bản thương nghiệp, tư bản xản xuất và lưu thông của tư bản xã hội, nên C.Mác đã khẳng định tư bản công nghiệp vẫn là một thể thống nhất, chưa xét từng loại tư bản cụ thể.
- Nhưng giả định C. Mác khi nghiên cứu tái sản xuất tư bản xã hội
Khi nghiên cứu tái sản xuất tư bản xã hội, C. Mác đã nêu ra năm giả định sau đây:
(1). Toàn bộ nền kinh tế trong nước là nền kinh tế tư bản chủ nghĩa thuần tuý, nghĩa là mối quan hệ kinh tế trong xã hội chỉ gồm có mối quan hệ giữa nhà tư bản với công nhân.
(2). Hàng hoá luôn luôn mua được và bán theo đúng giá trị, giá cả phù hợp với giá trị.
(3). Cấu tạo hữu cơ tư bản không đổi.
(4). Toàn bộ tư bản cố định đều chuyển hết giá trị của nó vào sản phẩm trong một năm.
(5). Không xét đến ngoại thương.
Những giả định đó chỉ nhằm mục đích đơn giản hoá việc tính toán, chứ không hề xuyên tạc bản chất của vấn đề nghiên cứu, vì vậy, đó là những giả định khoa học.