I. xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa
c, Tính tất yếu của việc xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa
C.Mác và Ph.Ăngghen co rằng, giai cấp công nhân khi thực hiện sứ mệnh lịch sử cảu mình, xoá bỏ tình trạng người bóc lột người và mọi sự tha hoá của con người do chế độ tư sản sinh ra, thì trước hết họ phải cùng với nhân dân lao động “phá huỷ nhà nước tư sản” chiếm lấy chính quyền, thiết lập chuyên chính vô sản. Bởi vì, “giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội công sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia. Thích ứng với thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là nềnchuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản” [4;47].
Sau khi trở thành giai cấp cầm quyền, giai cấp nông dân phải nắm vững công cụ chuyên chính, phải xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa vững mạnh, trở thành một công cụ trấn áp các thế lực đi ngược lại lợi ích của nhân dân để bảo vệ thành quả cách mạng nhằm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
Sự cần thiết tất yếu phải xác lập chuyên chính vô sản, xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa vững mạnh còn xuất phát từ thực tiễn của thời kỳ quá độ lên xã hội là thời kỳ còn tồn tại các giai cấp bóc lột, chúng hoạt động chống lại sự nghiệp xây dựng xã hội. Điều đó khiến cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động thông qua nhà nước phải trấn áp bằng boạ lực khi cần thiết. V.I. Lênin xem dấu hiệu tất yếu, điều kiện bắt buộc của chuyên chính là trấn áp bằng bạo lực những kẻ bóc lột, phản động với tính cách là một giai cấp. Đồng thời, trong thời kỳ quá độ cũng còn có các giai cấp, tầng lớp trung gian khác và do địa vị kinh tế – xã hội vốn có, các giai cấp này thường dao động, không thể tự mình đi lên chủ nghĩa xã hội. Trước thực tế đó, giai cấp công nhân phải tuyên truyền, thuyết phục, lôi cuốn họ đi theo mình trong công cuộc xây dựng xã hội mới. Do đó, nhà nước xã hội chủ nghĩa đóng vai trò là thiết chế cần thiết bảo đảm sự lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với toàn xã hội.
Để mở rộng dân chủ tới mức tối đa đối với mọi tầng lớp nhân dân, kiên quyết đấu tranh chống lại mọi hành vi đi ngược lại chuẩn mực dân chủ, vi phạm những giá trị dân chủ chân chính của nhân dân, đòi hỏi phải có một thiết chế nhà nước phù hợp. Chính và vậy trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhà nước phải được cũng cố, xây dựng để trở thành công cụ bảo vệ và phát triển thành quả của dân chủ. Dân chủ cần phải có chuyên chính để giữ lấy dân chủ, để những hành vi gây tác hại tới quyền dân chủ của nhân dân được xử lý kịp thời… Các quyền đó phải được thể chế hoá trong hiến pháp, pháp luật và được thực hiện bằng những thiế chế tương ứng của nàh nước xã hội chủ nghĩa. Do đó, quá trình xây dựng nàh nước xã hội chủ nghĩa là quá trình tất yếu gắn liền với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Quá trình này cho thấy, dân chủ và pháp luật, dân chủ và bài cương không bài trừ và phủ định nhau, trái lại, đó chính là sự thống nhất
biện chứng, là điều kiện, tiền đề để tồn tại và phát triển của nhau.
Xây dựng chủ nghĩa xã hội là quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, tư tưởng. Với ý nghĩa đó, nhà nước xã hội chủ nghĩa là phương thức, phương tiện, là một công cụ chủ yếu của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Bởi vậy, để đảm bảo cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội thành công thì việc xây dựng và không ngừng hoàn thiện nhà nước xã hội chủ nghĩa – một trong những công cụ chủ yếu của quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, là một yêu cầu tất yếu khách quan trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa.
II. xây dựng nền vvăn hóa xã hội chủ nghĩa1. Khái niệm nền văn hoá xã hội chủ nghĩa