Quan niệm về dân chủ và nền dân chủ

Một phần của tài liệu Bài giảng những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lênin 2 (Trang 127 - 129)

I. xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa

a, Quan niệm về dân chủ và nền dân chủ

Dân chủ và thực hiện dân chủ là nhu cầu khách quan của con người. Ngay từ xã hội công xã nguyên thuỷ, để duy trì dự tồn tại của mình,con người đã biết tự tổ chức ra những hoạt động có tính cộng đồng, các thành viênn công xã đều bình đẳng tham gia vào công việc của xã hội. Việc cử ra những người đứng đầu các cộng đồng và phế bỏ những người đứng đầu nếu không thực thi đúng những quy định chhung được giao do mọi thành viên công xã quyết định thông qua đại hội nhân dân. Đây được coi là hình thức dân chủ sơ khai, chất phác của những tổ chức cộng đồng tự quản trong xã hội chưa có giai cấp.

Trong ngôn ngữ Hy Lạp cổ đại, khái niệm “dân chủ” được hiểu là: việc “việc cử ra và phế bỏ những đứng đầu” đó là “quyền và sức lực của nhân dân”. Như vậy từ ngay buổi sơ khai của lịch sử nhân loại, dân chủ được hiểu với tư cách là quyền lực của nhân dân.

Khi chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất ra đời, giai cấp và bất bình đẳng xuất hiện, các hình thức tự quản của xã hội trước đây đã không còn thích hợp, xã hội cần đến những tổ chức chính trị với những công cụ bạo lực, cưỡng bức để điều chỉnh hoạt động của xã hội, giai cấp công nhân. Trong điều kiện như vậy, một tổ chức đặc biệt đã ra đời nhà nước. Trong xã hội chiếm hữu nô lệ, giai cấp chủ nô đã lập ra cơ quan quyền lực nhằm trước hết bảo vệ lợi ích của mình và sau nữa nhằm đáp ứng nhu cầu ổn dịnh trật tự xã hội. Cơ quan quyền lực đó chính là nhà nước dan chủ đối với chủ nô, thực hiện sự thống trị của thiểu số đối với đại số những người lao động, tức những người nô lệ. Khi đó người ta đã ghép hai từ trong tiếng Hy Lạp cổ là “Demos” có nghĩa là”dân”, “dân chúng” và “Kratos” có nghĩa là “quyền lực”, “sức mạnh” để diễn đạt nội dung của dân chủ. Nhà nước chủ nô chính thức sử dụng thuật ngữ ‘dân chủ” với nghiã là nhà nước dân chủ chủ nô có “quyền lực của dân”. Nhưng cũng từ đây nhà nước do giai cấp chủ nô nắm giữ đã quy định dânn bao gồm chủ nô, quý tộc, tăng

lữ, thương gia, một số trí thức và người tự do, còn tuyệt đại đa số nô lệ thì không được coi là dân.

Như vậy, về thực chất, ngay từ thế kỷ thừ VIII trước công nguyên, vvới nhà nước đầu tiên trong lịch sử, giai cấp tư hữu, áp bức bóc lột (giai cấp chủ nô) đã dùng pháp luật và bộ máy thống trị của mình để chiếm mất quyền lực của đông đảo quần chúng nhân dân lao động là những người nô lệ.

Sau hàng ngàn năm lịch sử, các giai cấp chúa đất phong kiến và giai cấp tư sản đã bằng mọi cách tiếp tục chiếm đoạt quyền lực của nhân dân lao động.

Sự thành công của Cách mạng tháng mười Nga năm 1917 đã mở ra một thời đại mới: lần đầu tiên trong lịch sử loài người, nhân dân lao động đã giành lại được quyền lực thực sự của mình. Nhà nước xã hội chủ nghĩa do giai cấp công nhân lãnh đạo thông qua chính đảng của nó đã trở thành nhà nước đầu tiên thực hiện quyền lực của nhân dân.

Từ thực tiễn lịch sử ra đời và phát triển của dân chủ, chủ nghĩa Mác- Lênin đã nêu ra những quan niệm cơ bản về dân chủ như sau;

Thứ nhất, dân chủ là sản phẩm tiến hoá của lịch sử, là nhu cầu khách quan của con người. Với tư cách là quyền lực của nhân dân, dân chủ là sự phản ánh những giá trị nhân văn, là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài của nhân dânn chống lại áp bức, bóc lột, bất công.

Thứ hai, dân chủ với tư cách là một phạm trù chính trị gắn với một kiểu nhà nước và một giai cấp cầm quyền thì sẽ không có “dân chủ phi giai cấp”, “dân chủ chung chung”.

Trong xã hội có giai cấp, việc thực tiễn dân chủ cho những tập đoàn người này là đã loại trừ hay hạn chế dân chủ của tập đoàn người khác. Mỗi chế độ dân chủ gắn với nhà nước đều mang bản chất của giai cấp thống trị.

Thứ ba, dân chủ còn được hiểu với tư cách làm hệ giá trị phản ánh trình độ phát triển cá nhân và cộng đồng xã hội trong quá trình giải phóng xã hội, chống áp bức, bóc lột và nô dịch để tiến tới tự do, bình đẳng. Theo V.I. Lênin, dân chủ là bình đẳng. Rõ ràng là cuộc đấu tranh của gia cấp vô sản để dành quyền bình đẳng có một ý nghĩa rất lớn, nghĩa là phải hiểu bình đẳng cho đúng, hiểu theo nghĩa xoá bỏ giai cấp.

Trong xã hội có giai cấp và nhà nước, quyền lực của nhân dân được thể chế hoá bằng chế độ nhà nước, pháp luật và cũng từ khi xã hội có giai cấp, dân chủ được thực hiện dưới hình thức mới - hình thức nhà nước với tên gọi là “chính thể nhân dân’’ hay “nền dân chủ”.

Bước chuyển từ xã hội công xã nguyên thuỷ sang xã hội chiếm hữu nô lệ đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng của dân chủ. Dân chủ là quyền lực của nhânn dân được thưc hiện bởi những tổ chức tự quản một cách tự nguyện, theo truyền thống đã chuyểnn sang một hình thức mới gắn với nhà nước. Từ đây dân chủ được thể chế hoá bằng chế độ nhà nước, bằng pháp luật của giai cấp thống trị chủ nô và được thực hiện chủ yếu bằng cưỡng chế. Nền dân chủ hay chế độ dân chủ đầu tiên trong lịch sử của xã hội có giai cấp xuất hiện.

Nền dân chủ hay chế độ dân chủ là hình thái dân chủ gắn với bản chất, tính chất của nhà nước; là trạng thái được xác định trong những điều kịên lịch sử cụ thể của xã hội có giai cấp. Nền dân chủ do giai cấp thống trị đặt ra được thể chế hoá bằng pháp luật.

V.I. Lênin cho rằng: “Chế độ dân chủ là một hình thức nhà nước, một trong những hình thái của nhà nước. Cho nên, cũng như mọi nhà nước, chế độ dân chủ là việc thi hành có tổ chức, có hệ thống sự cưỡng bức đối với người ta” [8;123]. Do đó, nền dân chủ luôn gắn với nhà nước như là cơ chế để thực thi dân chủ và mang bản chất giai cấp của giai cấp thống trị.

Một phần của tài liệu Bài giảng những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lênin 2 (Trang 127 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)