Hình 2.7: Vùng thông báo bay Việt Nam (FIR VIETNAM)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH BAY CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ BAY MIỀN BẮC (Trang 85 - 89)

lý, giám sát mọi hoạt động bay trong lãnh thổ Việt Nam và nhận các thông tin về hoạt động bay trong vùng trời trên biển từ các đơn vị trực thuộc Bộ GTVT. Quân chủng Phòng không – Không quân là đơn vị trực tiếp điều hành bay đối với các tàu bay Quân sự. Vùng trách nhiệm điều hành bay Quân sự là toàn bộ Vùng trời lãnh thổ Việt Nam trừ đường Hàng không, vùng trời sân bay dân dụng và khu vực Hàng không chung. Hệ thống này được Quân chủng Phòng không – Không quân phân công cho các Trung tâm chỉ huy, điều hành bay khu vực I, II, III và các đơn vị Không quân trực tiếp điều hành bay tại khu vực Vùng trời các sân bay có căn cứ Không quân. Vùng trời sân bay quân sự; các Không vực, đường bay hoạt động quân sự; Khu vực cấm bay; khu vực hạn chế bay, khu vực nguy hiểm, khu vực trách nhiệm sẵn sàng chiến đấu của các Sư đoàn Không quân;

- Ngoài ra, trong Vùng trời Việt Nam còn tồn tại một số khu vực trách nhiệm điều hành bay của các lực lượng khác, như: Trung tâm điều hành bay trực thuộc Tổng

công ty Trực thăng Việt Nam (đặt tại Gia Lâm và Vũng Tàu) và các câu lạc bộ Hàng không phía Bắc và phía Nam… với các kích thước vùng trời trách nhiệm điều hành bay chưa xác định ranh giới.

Đối với quy trình kiểm soát dưới mặt đất, đã xây dựng thành công hệ thống cơ sở điều hành bay cung cấp các dịch vụ không lưu cũng như công tác phối hợp cung cấp dịch vụ Không lưu tại các Cảng Hàng không, sân bay hoạt động liền mạch, thông suốt và hiệu quả, với mạng lưới 6 Đài kiểm soát không lưu: Điện Biên, Cát Bi, Vân Đồn, Thọ Xuân, Vinh, Đồng Hới và 02 Trung tâm kiểm soát lớn là Trung tâm kiểm soát Đường dài Hà Nội và Trung tâm kiểm soát Tiếp cận – Tại sân Nội Bài. Đảm bảo an toàn cho 100% các tàu bay đi và đến các Cảng hàng không, sân bay trên.

- Công tác phối hợp, hiệp đồng giữa các bên liên quan dựa vào Văn bản hiệp đồng và được thực hiện theo quy trình: hiệp đồng nộp kế hoạch bay; hiệp đồng sân đỗ; phối hợp nổ máy cấp huấn lệnh nhịp nhàng, điều hòa.

Đối với quy trình tiếp nhận kế hoạch bay không lưu, các cơ sở điều hành bay trực thuộc Công ty Quản lý bay miền Bắc nhận và khai thác kế hoạch bay theo đúng kế hoạch bay theo mùa, theo ngày đã nhận được. Việc sắp xếp kế hoạch bay Không lưu do Trung tâm Quản lý luồng không lưu (trực thuộc Tổng công ty mẹ) sắp xếp thời gian đi và đến hiệu quả, do đó việc khai thác kế hoạch bay và sắp xếp điều hành bay hoạt động hiệu quả hơn, giảm tải ách tắc trên không trong các giờ cao điểm, cũng như áp lực công việc căng thẳng cho các Kiểm soát viên Không lưu.

Để nâng cao chất lượng dịch vụ thì tiêu chí hàng đầu là phát triển năng lực điều hành bay của Kiểm soát viên Không lưu (Sau đây gọi là KSVKL), xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao. KSVKL là lao động chính chịu áp lực công việc rất lớn và đòi hỏi sự tập trung cao độ. Với tính chất công việc căng thẳng nên một KSVKL chỉ làm việc khoảng 4 ngày/ tuần, chia thành các kíp trực luân phiên, làm việc đúng thời gian quy định. Các KSVKL thực hiện đúng quy trình trong Tài liệu Hướng dẫn khai thác cơ sở, đúng tiêu chuẩn ICAO và quy định của Việt Nam. Việc triển khai kế hoạch bay được tuân thủ nghiêm ngặt.

2.3.2.2. Hạn chế

Đối với quy trình kiểm soát trên không, việc phân chia vùng trách nhiệm điều hành bay tại Việt Nam nói chung và giữa Quân sự với HKDD còn chồng lấn và chưa minh bạch, rõ ràng; ảnh hưởng lớn đến việc xây dựng các phương thức bay tối ưu cho các tàu bay; gây khó khăn cho công tác cung cấp dịch vụ Không lưu; làm giảm khả năng tiếp thu, lưu thông vùng trời, dẫn đến ách tắc trên không, đặc biệt là bầu trời sân bay Nội Bài.

Việc tính toán năng lực lưu thông và độ tin cậy của Hệ thống Không lưu rất phức tạp. Tắc nghẽn trên không thường xuyên xảy ra đặc biệt vào các khung giờ cao điểm trở lên thường xuyên và kéo dài. Theo số liệu thống kê cho thấy ở sân bay Nội Bài năm 2020, có 3 khung giờ (07h00 – 08h00, 13h00 – 14h00, 15h00 – 16h00) có lưu lượng hoạt động bay vượt ngưỡng giới hạn tuyên bố (25 chuyến/giờ). Đặc biệt là phân khu Nam của ACC Hà Nội, APP Nội Bài và Nội Bài TWR đều đã từng điều hành số lượng chuyên bay từ 60 – 70 chuyến bay/giờ.

Hình 2.8: Biểu đồ nhu cầu hoạt động bay tại sân bay Nội Bài

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH BAY CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ BAY MIỀN BẮC (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w