Hình 1.8 Sơ đồ kiểm soát trên không

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH BAY CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ BAY MIỀN BẮC (Trang 50 - 59)

• Nhận và khai thác kế hoạch bay không lưu của các chuyến bay trong khu vực trách nhiệm;

• Đối với tàu bay khởi hành: tiếp nhận kiểm soát tàu bay từ cơ sở kiểm soát tiếp cận-APP; cho phép tàu bay lấy độ cao và đường bay đường dài theo kế hoạch bay và chuyển tiếp cho vùng thông báo bay kế cận-FIR;

• đối với tàu bay về: tiếp nhận kiểm soát tàu bay từ Vùng thông báo bay kế cận; cho phép tàu bay giảm dần độ cao về làm tiếp cận và chuyển giao kiểm soát tàu bay cho cơ sở kiểm soát tiếp cận APP;

• Đối với tàu bay quá cảnh (bay qua vùng thông báo bay): tiếp nhận và chuyển tiếp kiểm soát tàu bay cho các vùng thông báo bay kế cận.

• Kiểm soát tàu bay trong vùng trách nhiệm lớn nhất, trên các đường hàng không ở những vùng trời cao hơn, trên biển và đất liền

Khu vực kiểm soát đường dài - ACC

Cơ sở kiểm soát tiếp cận (APP – Approach Control Unit): Dẫn dắt và sắp xếp thứ tự các tàu bay đến theo một thứ tự hiệu quả nhất để tàu bay vào làm tiếp cận và hạ cánh; dẫn dắt các tàu bay khởi hành nhanh chóng lấy độ cao bay và đường bay mong muốn trước khi chuyển tiếp vào giai đoạn bay đường dài.

Cơ quan Kiểm soát tiếp cận thông thường chỉ có ở các sân bay lớn khi mà tình hình Không lưu phức tạp. Tại các sân bay nhỏ thì công tác kiểm soát tiếp cận được hợp chung với Đài chỉ huy sân bay đó cung cấp.

Khu vực kiểm soát đường dài: là vùng trời kiểm soát có giới hạn ngang và giới hạn cao xác định, bao gồm khu vực kiểm soát tiếp cận, các đường bay Không lưu hoặc mạng lưới đường bay Không lưu phục vụ cho các luồng bay trên vùng biển, là một phần hoặc là toàn bộ vùng thông báo bay (FIR); được chia thành các phân khu kiểm soát phù hợp với cơ cấu mạng đường bay không lưu, lưu lượng và kiểu loại hoạt động bay, đặc điểm địa hình và khả năng kiểm soát của KSVKL.

Trung tâm kiểm soát đường dài (ACC – Area Control Center): Kiểm soát tàu bay trong vùng trách nhiệm lớn nhất, đảm bảo hoạt động bay an toàn và điều hòa trên các đường hàng không ở những vùng trời cao hơn, cả trên biển và đất liền.

1.2.3. Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý điều hành bay của công ty quản lý bay

1.2.3.1 Nhân tố thuộc về Công ty Quản lý bay

1.2.3.1.1 Nhân tố con người

Yếu tố này sẽ quyết định đến chất lượng quản lý điều hành bay một cách trực tiếp. Đây là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu mà mỗi doanh nghiệp cần phải có, chỉ có những con người có chất lượng mới tạo ra sản phẩm dịch vụ có chất lượng, bao gồm các vấn đề về trình độ, năng lực, thái độ của nhân viên, văn hóa vùng miền, đầu tư của doanh nghiệp trong việc phát triển nguồn lực nhân sự, nhận thức và bản tính của nhân viên về dịch vụ.

Yếu tố con người trong các dịch vụ quản lý điều hành bay chính là ban lãnh đạo, cán bộ quản lý công ty, cán bộ chuyên môn, cán bộ kinh doanh, cán bộ quản lý khách hàng, cán bộ lắp đặt, sửa chữa khắc phục sự cố.

1.2.3.1.2 Cơ sở vật chất

Yếu tố cơ sở vật chất là một trong những yếu tố tham gia vào cấu thành chất lượng dịch vụ, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dịch vụ. Cơ sở vật chất thúc đẩy dịch vụ tiến triển thuận lợi hơn, thông qua cơ sở vật chất khách hàng có sự nhận thức và đánh giá tốt hơn về dịch vụ.

Yếu tố cơ sở vật chất trong hoạt động quản lý bay nắm vai trò hỗ trợ trực tiếp và nắm phần rất quan trọng như: Hệ thống giám sát (rada, ADS-B), hệ thống cung cấp điện, hệ thống khí tượng, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống dẫn đường…

Trước đây ngành Hàng không nước ta còn gặp nhiều khó khăn, chưa tiếp cận được với sự phát triển khoa học kỹ thuật của hàng không thế giới nên dẫn đến tình trạng không tiêu chuẩn hóa hệ thống cơ sở vật chất này và một số sân bay còn sử dụng các trang bị lỗi thời, không đáp ứng được các yêu cầu cung cấp dịch vụ quản lý điều hành bay của các tổ chức hàng không mà Việt Nam là thành viên nên tại một số sân bay trong nước chưa thể triển khai khai thác dịch vụ bay thương mại, gây ảnh hưởng đến nhu cầu khai thác dịch vụ quản lý điều hành bay của Ngành. Tiêu chuẩn hóa các yếu tố cơ sở vật chất sẽ tạo sự chuyển biến tích cực đối với công tác quản lý điều hành bay của ngành Hàng không.

1.2.3.1.3 Cơ cấu tổ chức, trình độ tổ chức quản lý

Cơ cấu tổ chức bao gồm trách nhiệm, quyền hạn, phân cấp quản lý và phối hợp hoạt động, cơ cấu phòng ban, mức độ quản lý. Chất lượng sản phẩm, dịch vụ phụ thuộc vào quá trình quản lý và trách nhiệm của người quản lý. Nếu doanh nghiệp có trình độ tổ chức quản lý tốt, việc bố trí và sắp xếp công việc sẽ được vận hành theo một lộ trình hoàn chỉnh, từ đó giảm thiểu các sai sót không đáng có trong quá trình vận hành, giúp nâng cao chất lượng công việc. Hoạt động quản lý điều hành bay là một hoạt động bao gồm sự phối hợp của nhiều phòng ban, bộ phận, với mục đích làm khách hàng hài lòng tối đa. Vì vậy, khâu quản lý và phối hợp giữa các bộ phận sẽ giúp cho hoạt động này không bị gián đoạn, tiết kiệm chi phí thời gian và sử dụng các nguồn lực trong doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất.

Khi cơ chế tổ chức của ngành Hàng không thay đổi thì hệ thống đảm bảo hoạt động bay cũng được tổ chức lại cho phù hợp với định hướng phát triển của chủ thể quản lý ngành Hàng không. Dẫn đến sự phân công, giao nhiệm vụ thực hiện các tiêu chí của hệ thống bảo đảm hoạt động bay cho các tổ chưc, cá nhân.

Cải cách quản lý Nhà nước trong lĩnh vực Hàng không

− Trong lĩnh vực quản lý hoạt động bay việc thực hiện các tiêu chí của hệ thống liên quan đến an ninh quốc phòng, an ninh bay trọng yếu, thông thường nhà nước quản lý trực tiếp, tuy nhiên có quốc gia lại giao cho doanh nghiệp. Khi đó, trách nhiệm của Nhà nước trước cộng đồng quốc tế lại có phải tăng cường thêm hệ thống kiểm tra, giám sát nhiều cấp độ khác nhau;

− Phân định rõ ràng việc quản lý Nhà nước trong công tác quản lý vùng trời – quản lý bay sẽ ảnh hưởng đến tính chủ động và tính hệ thống trong việc cung cấp các dịch vụ đảm bảo hoạt động bay.

1.2.3.2 Nhân tố bên ngoài

1.2.3.2.1 Công ước quốc tế

ICAO đưa ra Công ước và ban hành nhiều tiêu chuẩn cùng các tài liệu hướng dẫn để thống nhất việc tổ chức, sử dụng Vùng trời và quản lý, điều hành các hoạt động cũng như việc ứng xử của các Quốc gia trên thế giới nhằm đảm bảo an toàn cho riêng HKDD. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau mà tiêu chí phối hợp giữa HKDD và Quân sự chưa có tiêu chuẩn hướng dẫn, chỉ dừng lại và đưa ra tài liệu khuyến cáo. Do đó, nhiều vấn đề khi thay đổi chính sách về an ninh, Quốc phòng dễ ảnh hưởng tới hệ thống quản lý điều hành bay.

1.2.3.2.2. Sự phát triển công nghệ và quản lý hoạt động bay mới

Khoa học kỹ thuật cuối thế kỷ XX có bước tiến nhảy vọt về công nghệ, đặc biệt là công nghệ vệ tinh, kỹ thuật số. Ngành Hàng không nói chung và quản lý điều hành bay nói riêng là một ngành tiếp cận nhanh chóng về công nghệ. Việc cạnh tranh giữa các Công ty chế tạo tàu bay với việc áp dụng thành tựu khoa học công nghệ và kỹ thuật số diễn ra quyết liệt. Việc sử dụng vệ tinh, kỹ thuật số giải quyết một loạt các khó khăn, vướng mắc trong kỹ thuật điều hành bay;

ICAO đã đưa ra lộ trình áp dụng trong hệ thống đảm bảo hoạt động bay đến năm 2028. Các tiêu chuẩn, khuyến cáo thực hành được xây dụng trên cơ sở các yêu cầu thay đổi của từng hệ thống bảo đảm bảo hoạt động bay và xu thế chung của thế giới. 1.2.3.2.3. Công tác phối hợp Hàng không dân dụng và Quân sự

Hệ thống đảm bảo hoạt động bay của một quốc gia phải đảm bảo sử dụng Vùng trời có hiệu quả tối đa, đảm bảo bay an toàn, điều hòa và nhanh chóng. HKDD và Quân sự cùng khai thác chung trong Vùng trời, các sân bay cũng là các sân bay hỗn hợp KHDD và Quân sự, do đó việc phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị là rất quan trọng, đồng thời cũng vô cùng phức tạp trong công tác tổ chức phụ vụ điều hành bay;

Tàu bay HKDD do hệ thống Không lưu HKDD quản lý và tàu bay Quân sự thì do Quân sự quản lý, tuy nhiên có thể chuyển giao trách nhiệm phục vụ hoạt động bay cho nhau theo sự thỏa thuận trong các điều kiện cụ thể;

Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các hoạt động bay, từng chuyến bay phải được cung cấp đầy đủ các dịch vụ đảm bảo hoạt động bay. Hoạt động HKDD không chỉ giới hạn trong lãnh thổ một Quốc gia mà còn mang tính đồng nhất trong khu vực và trong toàn cầu. Vấn đề phối hợp giữa HKDD và Quân sự được thảo luận tại nhiều Hội nghị, diễn đàn của từng Quốc gia, khu vực và toàn cầu. Mức độ gay gắt của vấn đề ở các khu vực khác nhau cũng không giống nhau. Khó khăn này luôn tồn tại, chỉ giảm bớt một cách tốt nhất có thể khi hiệp đồng thực hiện. Do vậy, khi thay đổi chính sách về an ninh, quốc phòng dễ ảnh hưởng đến hệ thống bảo đảm hoạt động bay HKDD. 1.2.3.2.4. Hệ thống Văn bản pháp luật HKDD

Mô hình tổ chức, cơ chế quản lý và cung cấp các dịch vụ bảo đảm hoạt động bay phụ thuộc vào quy định trong hệ thống Văn bản pháp luật (VBPL). Hệ thống VBPL bao gồm: Luật HKDDVN và hệ thống các văn bản dưới Luật.

Các VBPL phải phù hợp với Công ước Chicago và các Phụ ước, phù hợp với điều kiện phát triển của đất nước. Hiện nay, khoa học công nghệ phát triển thần tốc và nhanh chóng được áp dụng vào HKDD, ICAO liên tục bổ sung và sửa đổi các Tiểu chuẩn, khuyến cáo và các tiêu chí của hệ thóng để tích hợp với tốc độ phát

triển, điều này dẫn đến sự cần thiết phải hoàn thiện hệ thống.

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH BAY CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ BAY MIỀN BẮC

2.1. Tổng quan về Công ty quản lý bay Miền Bắc

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Quản lý bay Miền Bắc

Ngành Hàng không dân dụng Việt Nam được tổ chức theo mô hình trực tuyến tham mưu thuộc Bộ Giao thông vận tải, bao gồm các khối là: Khối quản lý Nhà nước; Khối các đơn vị sự nghiệp công lập; Khối các doanh nghiệp Hàng không.

Khối quản lý Nhà nước, gồm: Cục Hàng không Việt Nam và các Cảng vụ Hàng không.

Khối các đơn vị sự nghiệp công lập, gồm: Học viện Hàng không Việt Nam; Trung tâm Y tế Hàng không.

Khối các doanh nghiệp Hàng không, gồm: Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam; Tổng công ty Hàng không Việt Nam; Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam; các Hãng Hàng không.

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay là Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM – Viet Nam Air Traffic Management Corporation)

được thành lập theo quyết định số 1754/QĐ-BGTVT ngày 25 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải trên cơ sở tổ chức lại Tổng công ty đảm bảo hoạt động bay. Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (sau đây gọi là TCTQLBVN) là công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, hoạt động theo hình thức Công ty mẹ - công ty con theo luật doanh nghiệp và luật Hàng không dân dụng Việt Nam.

Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam tiền thân là Trung tâm Quản lý bay dân dụng Việt Nam, là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Cục HKVN được thành lập

năm 1993 với 3 lần chuyển đổi: Lần 1 vào ngày 24/01/1998, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 15/1998/QĐ-TTg chuyển đổi Trung tâm Quản lý bay dân dụng Việt Nam từ đơn vị sự nghiệp có thu thành doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích trực thuộc Cục HKVN; Lần 2 vào ngày 19/6/2008, Bộ GTVT ban hành Quyết định số 1789/QĐ-BGTVT thành lập Tổng công ty Bảo đảm hoạt động bay Việt Nam là Tổng công ty Nhà nước trực thuộc Bộ GTVT, hoạt động theo Luật doanh nghiệp Nhà nước năm 2003; Lần 3 vào ngày 25/6/2010, Bộ GTVT ban hành Quyết định số 1754/QĐ-BGTVT thành lập Công ty mẹ - Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam.

Mô hình tổ chức của Tổng công ty Quản lý bay Việt nam được quy định rõ ràng cụ thể trong trang thông tin của Tổng công ty, trong đó Công ty Quản lý bay miền Bắc là đơn vị trực thuộc của Tổng công ty;

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH BAY CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ BAY MIỀN BẮC (Trang 50 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w