Hình 2.2: Vùng thông báo bay Hà Nội (FIR HANOI)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH BAY CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ BAY MIỀN BẮC (Trang 61 - 63)

cầu với tàu bay, tổ lái, khu vực cấm bay, hạn chế bay, nguy hiểm, đông dân, xả nhiên liệu và hành lý;

Thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Không lưu:

- Cung cấp đầy đủ và liên tục dịch vụ không lưu.

- Cung cấp các dịch vụ bảo đảm hoạt động bay khác theo nhiệm vụ được Bộ Giao thông vận tải giao.

- Duy trì liên lạc và phối hợp chặt chẽ với các cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu của quốc gia lân cận để cung cấp dịch vụ điều hành bay, bảo đảm an toàn, điều hoà, liên tục và hiệu quả cho hoạt động của tàu bay trên các đường hàng không và vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý.

hàng không dân dụng và các tài liệu hướng dẫn bảo đảm hoạt động bay.

- Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị quản lý vùng trời, quản lý bay thuộc Bộ Quốc phòng để bảo đảm an toàn cho hoạt động bay dân dụng; quản lý tần số Hàng không; quản lý chướng ngại vật Hàng không và quy định chi tiết về hoạt động bay;

- Tham gia, phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc xử lý các tình huống khẩn nguy, can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng và tác chiến phòng không.

- Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. +Tổ chức và quản lý bảo đảm hoạt động bay là việc thiết lập và vận hành hệ thống bảo đảm hoạt động bay, bao gồm việc quy hoạch vùng thông báo bay; quy hoạch và quản lý việc đầu tư, xây dựng, bảo trì, sửa chữa, duy trì đủ điều kiện khai thác cơ sở hạ tầng, tổ chức khai thác hệ thống bảo đảm hoạt động bay; tiêu

Đối với hệ thống quản lý điều hành bay của Công ty Quản lý bay miền Bắc nói riêng và Tổng công ty mẹ nói chung, phương châm tạo lên thương hiệu doanh nghiệp và thể hiện rõ tiêu chí hàng đầu là: An toàn – điều hòa – hiệu quả. Trong đó nhấn mạnh mục tiêu “an toàn”. Hiểu rõ chức năng và nhiệm vụ vô cùng quan trọng không chỉ phát triển kinh tế xã hội, hơn nữa là bảo vệ Vùng trời không phận Việt Nam, đảm bảo an ninh Quốc phòng.

2.1.3. Bộ máy tổ chức của Công ty Quản lý bay miền Bắc

Công ty Quản lý bay miền Bắc hiện có 19 đầu mối trực thuộc, bao gồm: phòng tham mưu giúp việc và các cơ sở điều hành bay. Trong đó có 02 Trung tâm kiểm soát lớn là Trung tâm kiểm soát đường dài và Trung tâm kiểm soát tiếp cận, cùng 06 Đài kiểm soát không lưu (sau đây gọi là Đài KSKL) địa phương, gồm: Đài KSKL Điện Biên; Đài KSKL Cát Bi; Đài KSKL Vinh; Đài KSKL Đồng Hới, Đài KSKL Thọ Xuân; Đài KSKL Vân Đồn, số lao động (tính đến năm 2019) là 945 người.

Ban Giám đốc

Phòng tham mưu giúp việc

1. Văn phòng Đảng- Đoàn thể 2. Văn Phòng 3. Phòng Tài chính 4. Phòng Kế hoạch 5. Phòng TCCB-LĐ 1. Phòng Không lưu 2. Phòng Kỹ thuật 3. Phòng An toàn CL&AN

Cơ sở điều hành bay

1. Trung Tâm BĐKT 2. Trung tâm KSĐDHN

3. Trung tâm KS TCTS 4.Trung tâm Hiệp đồng

TKCN

1. Đài KSKL Cát Bi 2. Đài KSKL Vinh 3. Đài KSKL Điện Biên 4. Đài KSKL Đồng Hới 5. Đài KSKL Thọ Xuân 6. Đài KSKL Vân đồn

Hình 2.3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Quản lý bay miền Bắc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH BAY CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ BAY MIỀN BẮC (Trang 61 - 63)