Quản lý thuế tài nguyên cũng như các sắc thuế khác được thực hiện theo các quy trình thống nhất toàn ngành thuế, do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành. Một quy trình quản lý thuế khép kín bao gồm đầy đủ các nội dung cơ bản như sau:
1.2.3.1. Quy trình tuyên truyền, hỗ trợ NNT
Quy trình tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế được ban hành kèm theo Quyết định số 601/QĐ-TCT ngày 11/5/2012 và đến ngày 20/4/2015 Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành Quyết định số 745/QĐ-TCT thay thế Quyết định số 601/QĐ-TCT ngày 11/5/2012. Quy trình tuyên truyền - hỗ trợ gồm những nội dung cơ bản: (i) Lập kế hoạch tuyên truyền, hỗ trợ NNT: Kế hoạch tuyên truyền, hỗ trợ NNT yêu cầu phải theo đúng các mục tiêu quản lý thuế, phù hợp các chương trình, kế hoạch công tác chung của toàn ngành thuế; kế hoạch được lập định kỳ hàng năm, đảm bảo tính kịp thời, hiệu quả, phù hợp với điều kiện cụ thể tại cơ quan thuế các cấp và tình hình thực tế tại địa phương. (ii) Tổ chức thực hiện các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ NNT. (iii) Báo cáo đánh giá công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT. (iv) Thêm vào đó, bộ phận tuyên truyền, hỗ trợ NNT còn có nhiệm vụ tiếp nhận và trả kết quả giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính thuế của NNT theo quy chế “một cửa” để giảm bớt các thủ tục hành chính cho NNT trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế của mình.
Tại quy trình này thực hiện các danh mục công việc nhằm quản lý, theo dõi NNT thực hiện giải quyết thủ tục hành chính thuế như khai thuế, nộp thuế, kế toán thuế và hoàn thành nghĩa vụ thuế cảu mình đầy đủ, đúng quy định.
Quy trình quản lý khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế được ban hành kèm theo Quyết định số 1864/QĐ-TCT ngày 21/12/2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2012. Đến ngày 15/05/2015 Tổng cục Thuế ban hành Quyết định số 879/QĐ-TCT thay thế Quyết định 1864/QĐ-BTC. Nội dung của Quy trình gồm hai phần với các bước cơ bản: Một là Quy trình khai thuế: (i) Quản lý tình trạng kê khai thuế của NNT; (ii) Xử lý hồ sơ khai thuế; (iii) Xử lý vi phạm về việc nộp hồ sơ khai thuế. Hai là Quy trình kế toán thuế: (i) Kế toán thu NSNN; (ii) Kế toán theo dõi thu nộp thuế của NNT.
1.2.3.3. Quy trình quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế
Nội dung của quy trình này quy định trình tự, thủ tục, thời gian của từng bước công việc, trách nhiệm của từng cán bộ thuế tham gia vào từng bước công việc trong quy trình nhằm triển khai có hiệu quả và thống nhất trong cơ quan thuế.
Quy trình quản lý nợ thuế được ban hành kèm theo Quyết định số 2379/QĐ-TCT ngày 22/12/2014 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế và đến ngày 28/7/2015 Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành Quyết định số 1401/QĐ-TCT thay thế Quyết định số 2379/QĐ-TCT ngày 22/12/2014. Nội dung chủ yếu của quy trình quản lý nợ gồm các công việc: (i) Xây dựng chỉ tiêu thu tiền thuế nợ; (ii) Đôn đốc thu và xử lý tiền thuế nợ.
Quy trình cưỡng chế nợ thuế được ban hành kèm theo Quyết định số 490/QĐ-TCT ngày 08/5/2009 và đến ngày 20/4/2015 Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành Quyết định số 751/QĐ-TCT thay thế Quyết định số 490/QĐ-TCT ngày 08/5/2009. Các nội dung cơ bản của quy trình cưỡng chế
nợ thuế: (i)Lập danh sách đối tượng phải xác minh thông tin. (ii)Thu thập thông tin và xác minh thông tin thu thập được của đối tượng chuẩn bị cưỡng chế. (iii) Các trường hợp phải tổng hợp vào danh sách cưỡng chế bằng biện pháp tiếp theo. (iv) Ban hành quyết định cưỡng chế. (v) Gửi quyết định cưỡng chế. (v) Tổ chức thực hiện. Các biện pháp cưỡng chế nợ thuế (gồm có 6 biện pháp): Biện pháp 1: Cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế tại kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng, yêu cầu phong tỏa tài khoản. Biện pháp 2: Cưỡng chế thông qua việc khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập. Biện pháp 3: Cưỡng chế bằng biện pháp hóa đơn không còn giá trị sử dụng. Biện pháp 4: Cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên. Biện pháp 5: Cưỡng chế thông qua việc tịch thu tài sản, tiền của đối tượng bị cưỡng chế do cá nhân,tổ chức khác nắm giữ. Biện pháp 6: Cưỡng chế bằng biện pháp thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
1.2.3.4. Quy trình thanh tra, kiểm tra thuế.
Quy trình thanh tra thuế được ban hành kèm theo Quyết định số 74/QĐ-TCT ngày 27/1/2014, Quyết định số 1116/QĐ-TCT ngày 24/7/2014 về việc bổ sung mẫu biểu của Quy trình thanh tra, Quyết định số 1895/QĐ- TCT ngày 21/10/2014 về việc sửa đổi, bổ sung Quy trình thanh tra của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế và Quyết định số 1404/QĐ-TCT ngày 28/7/2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế thay thế các Quyết định: Quyết định
số 74/QĐ-TCT ngày 27/1/2014, Quyết định số 1116/QĐ-TCT ngày
24/7/2014, Quyết định số 1895/QĐ-TCT ngày 21/10/2014. Quy trình thanh tra được tiến hành theo 2 bước: (i) Thanh tra thuế theo kế hoạch; (ii) Thanh tra thuế đột xuất.
Quy trình kiểm tra thuế: Trong giai đoạn năm 2008 đến ngày 19/04/2015 áp dụng theo Quyết định số 528/QĐ-TCT ngày 29/05/2008 của
Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế. Kể từ ngày 20/04/2015 quy trình kiểm tra ban hành kèm theo Quyết định số 528/QĐ-TCT hết hiệu lực và thay thế bởi quy trình kiểm tra mới ban hành kèm theo Quyết định số 746/QĐ-TCT ngày 20/4/2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế. Quy trình kiểm tra thuế được tiến hành theo hai bước: (i) Kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan quản lý thuế; (ii) Kiểm tra thuế tại trụ sở NNT.
1.2.4.Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thuế tài nguyên
1.24.1.Yếu tố chủ quan
Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức thuế
Với vai trò là người thi hành pháp luật về lĩnh vực thuế và các lĩnh vực có liên quan, cán bộ, công chức thuế đóng vai trò nòng cốt, quyết định đến hiệu quả của công tác quản lý thuế nói chung và quản lý thuế tài nguyên nói riêng.
Thuế tài nguyên cũng như các sắc thuế khác được quy định, hướng dẫn thực thi bởi Luật và các văn bản dưới luật. Những quy định này được phổ biến, tuyên truyền sâu rộng đến NNT để hiểu rõ và thực hiện đúng quyền lợi và nghĩa vụ thuế của mình. Tuy nhiên, không phải NNT nào cũng hiểu và nắm rõ các chính sách về thuế nói chung và thuế tài nguyên nói riêng hoặc cũng có thể NNT cố tình gian lận thuế. Vì vậy đòi hỏi cán bộ thuế phải nắm vững về chuyên môn nghiệp vụ để hướng dẫn, kiểm soát phát hiện những sai phạm của NNT và có những xử lý kịp thời để tránh thất thu NSNN từ lĩnh vực thuế tài nguyên.
Để thực hiện đúng tuyên ngôn ngành thuế“ Minh bạch, chuyên nghiệp, liêm chính, đổi mới ” đòi hỏi cán bộ thuế phải không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn để đáp ứng ngày càng cao yêu cầu công việc, nhất là trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay. Chính sách thuế thay đổi
theo từng thời ký để phù hợp với yêu cầu thực tế, vì vậy đòi hỏi càn bộ thuế phải cập nhật thường xuyên, kịp thời. Song song với việc nâng cao tay nghề chuyên môn, cán bộ phải trau dồi đạo đức, có lối sống lành mạnh, tận tâm với nghề, không đặt lợi íchcá nhân lên hàng đầu, “sống cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư ”, luôn hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao phó, đảm bảo “Thu thuế nhưng thu được lòng dân”.
Cơ chế phối hợp giữa các bộ phận chức năng trong cơ quan thuế và giữa cơ quan thuế với các cơ quan, ban ngành có liên quan
Bộ máy hoạt động của Cục Thuế bao gồm các phòng chức năng, thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của tổ chức, đứng đầu là người lãnh đạo. Công tác quản lý thuế cũng được quản lý theo từng bộ phận chức năng, chịu trách nhiệm công việc tương ứng với các quy trình quản lý thuế. Để tạo thành một thể thống nhất, quản lý hiệu quả thuế nói chung và thuế tài nguyên nói riêng, nhất thiết phải có sự phối hợp giữa các phòng chức năng trong cơ quan thuế.
Công tác quản lý thuế theo mô hình chức năng quy định rõ nhiệm vụ của từng bộ phận, từng bước công việc trong quá trình quản lý thuếvà bước công việc phải phối hợp giữa các bộ phận, các phòng với nhau. Điều này tạo ra sự tương tác, gắn kết giữa các phòng ban, để vừa có sự chuyên sâu trong quản lý, vừa có sự liên kết giữa các bộ phận để cùng nhau thực hiện nhiệm vụ chính trị chung của ngành thuế là thực hiện tốt công tác quản lý thuế.
Quản lý nguồn tài nguyên khoáng sản là quản lý từ khâu cấp phép đến khai thác sử dụng, nó tạo ra mối liên hệ giữa rất nhiều các cơ quan tổ chức, không chỉ cơ quan thuế, có rất nhiều các cơ quan khác cùng tham gia, tác động vào để quản lý nguồn tài nguyên khoáng sản của quốc gia như Sở Tài nguyên môi trường, Ủy ban nhân dân các cấp,... Do đó, trong công tác quản lý thuế tài nguyên, phải có sự phối hợp giữa cơ quan thuế với các cơ quan hữu
quan để thực hiện đúng thẩm quyền và trách nhiệm quản lý nhà nước về khoáng sản theo quy định của pháp luật, cùng đưa ra các giải pháp vừa đảm bảo đúng quy định pháp luật về thuế tài nguyên, vừa đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và các quy định cụ thể của địa phương nhằm chống thất thu thuế tài nguyên và bảo vệ được tài nguyên khoáng sản quốc gia, bảo vệ môi trường.
1.2.4.2.Yếu tố khách quan
Trình độ và ý thức tuân thủ pháp luật của NNT
NNT là người trực tiếp đóng góp, tạo nguồn thu cho NSNN thông qua việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. NNT là người bạn đồng hành của cơ quan thuế trong công tác quản lý thuế, cơ quan thuế không thể quản lý thuế tốt nếu như không có sự hợp tác của NNT.
Chuyển đổi theo cơ chế tự khai, tự tính, tự nộp thuế có hiệu quả cao trong việc cải cách thủ tục hành chính thuế, hiện đại hóa công tác quản lý thuế, phát huy tính tự chủ và ý thức tự giác thực hiện pháp luật về thuế của NNT. Với cơ chế này, NNT có nhiều hơn sự chủ động trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế, nhưng đi cùng với đó là việc phát sinh nhiều tình huống vi phạm pháp luật về thuế do NNT hoặc không am hiểu tường tận về quy định pháp luật về thuế, hoặc do trình độ nghiệp vụ liên quan tới thuế hạn chế, hoặc do cố tình trốn thuế, gian lận thuế. Đòi hỏi cơ quan thuế phải sát sao hơn trong công tác phổ biến, hướng dẫn các quy định pháp luật về thuế, kiểm tra và giám sát việc khai thuế, nộp thuế của NNT.
Thuế tài nguyên là loại thuế đặc thù do sản phẩm chịu thuế là tài nguyên, lấy từ thiên nhiên, và thuộc sở hữu của Nhà nước. Và mô hình chung, Nhà nước là của dân, chính bởi lẽ đó mà đối tượng khai thác tài nguyên vẫn thường tự cho mình quyền được khai thác và thu lợi nhuận từ tài nguyên đó trong khi lơ là nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước. Thuế tài nguyên vẫn được coi
là sắc thuế mới và luôn được xem xét để bổ sung, sửa đổi cho phù hợp, chính vì vậy, bản thân NNT một mặt không cập nhật kịp thời và đầy đủ quy định, một mặt vẫn giữ thói quen lấy từ thiên nhiên không phải trả phí, nên gây rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý. Số thu từ thuế tài nguyên không lớn, người nộp thuế tài nguyên không nhiều (so với các sắc thuế khác), nhưng công tác quản lý thuế tài nguyên luôn đòi hỏi sự đầu tư, quan tâm và giám sát quản lý chặt chẽ của cơ quan thuế. Rõ ràng là trình độ và ý thức của NNT trong việc tuân thủ quy định về thuế tài nguyên là rất quan trọng đối với công tác quản lý thuế tài nguyên. NNT có ý thức pháp luật tốt và chấp hành các qui định của pháp luật một cách nghiêm chỉnh thì việc thực thi pháp luật thuế được đảm bảo dễ dàng, hiệu quả hơn và ngược lại.
Mức độ ổn định của chính sách thuế tài nguyên
Sự thay đổi về hệ thống chính sách thuế tài nguyên là tác động mang tính vĩ mô và sự tác động này mang ý nghĩa đối với công tác quản lý thuế tài nguyên bởi thuế tài nguyên được quy định thực hiện trong chính sách pháp luật thuế tài nguyên.
Thời điểm bắt đầu có quy định về thuế tài nguyên là năm 1990 với Pháp lệnh về thuế tài nguyên, những quy định mang tính chất khởi đầu và bao quát, tất yếu trong quá trình thực hiện nảy sinh nhiều vướng mắc, bất cập và yêu cầu được sửa đổi. Năm 1998, Pháp lệnh thuế tài nguyên sửa đổi ra đời, có quy định chi tiết hơn, rõ ràng hơn về loại tài nguyên khoáng sản thuộc sở hữu của nhà nước, về đối tượng chịu thuế, về căn cứ tính thuế,... Tuy nhiên, trong quá trình thực thi vẫn phát sinh những vấn đề vướng mắc, bất cập cần được bổ sung, sửa đổi, rất nhiều các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành sửa đổi bổ sung và cho đến khi Luật Thuế tài nguyên ra đời năm 2009. Sự ra đời của Luật Thuế tài nguyên đánh dấu việc hệ thống hóa đối với chính sách pháp luật về
thuế tài nguyên. Và sau khi Luật Thuế tài nguyên được đưa vào sử dụng, Bộ Tài chính cũng ra các văn bản hướng dẫn thi hành để hướng dẫn chi tiết.
Mỗi lần bổ sung, sửa đổi chính sách về thuế tài nguyên là một lần giúp công tác quản lý thuế được hoàn thiện hơn. Có những thay đổi tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan thuế, nhưng lại thắt chặt các quy định trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT; có những thay đổi giúp cho NNT thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ thuế tốt hơn. Nhưng nhìn chung, sự thay đổi về hệ thống chính sách có tác động đến cách thức quản lý thuế của cơ quan thuế.
Trong trường hợp chính sách thuế bị thay đổi quá nhiều sẽ gây khó khăn cho NNT trong việc thực hiện thủ tục hành chính thuế, xác định số thuế phải nộp. Tần suất thay đổi chính sách quá nhanh cùng với công tác tuyên truyền không kịp thời làm cho NNT thực sự gặp khó khăn trong việc cập nhật chính sách vì vậy một số trường hợp doanh nghiệp vô tình thực hiện không đúng quy định.