Kinh nghiệm quản lý thuế tài nguyên của các nước trên thế giới

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ THUẾ TÀI NGUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 32 - 36)

Từ xa xưa, nhu cầu của con người về tài nguyên khoáng sản rất lớn. Tình trạng cạn kiệt tài nguyên khoáng sản của nhiều nước trên thế giới luôn trong tình trạng báo động và trở thành vấn đề mang tính thời sự mà Việt Nam chúng ta cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Để đối mặt với nguy cơ ngày càng suy kiệt nguồn tài nguyên nhưng đồng thời cũng đảm bảo nhu cầu thiết yếu nhất về các mặt hàng mà đầu vào của yếu tố sản xuất đó là tài nguyên, các nước đã ban hành các chính sách nhằm quản lý nguồn tài nguyên cũng như quản lý thuế tài nguyên, cụ thể như sau:

Trung Quốc quy định tài nguyên khoáng sản sở hữu Nhà nước. Quyền sở hữu của Nhà nước đối với tài nguyên khoáng sản do Quốc vụ viện thi hành. Quyền sở hữu của Nhà nước đối với tài nguyên khoáng sản, dù ở gần bề mặt đất không thay đổi theo sự thay đổi quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất có tài nguyên khoáng sản đi kèm.

Nhà nước thực hành chế độ cấp giấy phép thăm dò và khai thác khoáng sản có thu tiền bồi thường. Bất cứ ai khai thác tài nguyên khoáng sản đều phải nộp thuế tài nguyên và tiền bồi thường tài nguyên khoáng sản theo các quy định liên quan của Nhà nước.

Nhà nước thực hành chính sách kế hoạch thống nhất, phân bổ hợp lý thăm dò tổng hợp, khai thác hợp lý và sử dụng tổng hợp tài nguyên khoáng sản.

Những sản phẩm khoáng sản theo quy định của Quốc vụ nên dành cho những đơn vị được chỉ định mua sẽ không được bán cho những đơn vị, cá nhân khác, những người khai thác các loại khoáng sản này không được bán các sản phẩm của mình cho những đơn vị không được chỉ định.

*Kinh nghiệm quản lý thuế tài nguyên tại Úc

Úc đã ban hành Luật Thuế tài nguyên đối với hoạt động thăm dò và khai thác khoáng sản, có hiệu lực từ 01/7/2012. Thuế được đánh trên thu nhập thu được từ mỏ sắt, mỏ than mới và đang khai thác; Chỉ đánh trên giá trị tài nguyên đưa vào chế biến, không đánh trên giá trị tăng thêm hoạt động chế biến. Việc thu thuế này tương tự thuế tài nguyên đối với hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí.

Việc thu thuế theo từng dự án, trên thu nhập phát sinh hàng năm đối với từng dự án, với thuế suất là 22,5% (mức thuế suất phổ thông là 30%, trừ đi 7,5% chi phí khai thác là bí quyết kỹ thuật để chế biến tài nguyên và vận

chuyển tài nguyên đến nơi sản xuất). Nếu mức thu nhập gộp các dự án khai thác có thu nhập dưới 75 triệu đô la Úc năm thì được xét giảm thuế.

Với cách đánh thuế này, cho thấy việc đánh thuế trên giá trị tài nguyên khai thác mà không đánh trên giá trị tăng thêm ở khâu chế biến, tránh đánh thuế trùng, nhưng không khuyến khích khai thác, sử dụng tài nguyên hiệu quả do chỉ đánh trên thu nhập, nếu lỗ thì không phát sinh thuế phải nộp.

*Kinh nghiệm quản lý thuế tài nguyên của Nhật Bản

Trong Luật khai khoáng Nhật Bản không có điều khoản riêng quy định về quyền sở hữu đối với tài nguyên khoáng sản. Khai khoáng Nhật Bản quy định, nhà nước có thẩm quyền cấp quyền khai thác và quyền chiếm hữu khoáng sản chưa khai thác. Như vậy, khi một mỏ khoáng sản chưa được nhà nước cấp quyền khai thác và quyền sở hữu cho ai thì mỏ đó vẫn thuộc quyền sở hữu của nhà nước.

Không một tổ chức nào được tự ý khai thác mỏ và cũng không được thu gom khoáng sản trừ khi đã được cấp quyền khai thác mỏ. Trừ khí đốt, đolomit, sét sử dụng cho mục đích tiêu dùng gia đình và không có mục đích thu lợi nhuận.

Chủ giấy phép khai thác mỏ, chủ hợp đồng khai thác được sở hữu các loại khoáng sản đã khai thác trong vùng khai thác mỏ có liên quan.

Khi chuyển nhượng giấy phép khai thác hoặc hợp đồng khai thác thì quyền lợi và nghĩa vụ của chủ sở hữu giấy phép khai thác mỏ hoặc chủ hợp

Quyền khai thác mỏ được xem như là quyền thật sự và áp dụng theo những quy định liên quan đến bất động sản trừ khi có quy định khác của Luật này.

Công dân Nhật và công ty của Nhật không ai được sở hữu quyền khai thác mỏ trừ khi có quy định khác của một hiệp ước.Về thời hạn giấy phép thăm dò theo quy định là 2 năm kể từ ngày đăng ký.

*Kinh nghiệm quản lý thuế tài nguyên tại Nam Phi

Tại Nam Phi, nước này áp dụng phương thức thu thuế tài nguyên dựa trên hiệu suất sinh lời của dự án đầu tư. Trước năm 2009, khai thác tài nguyên không chịu thuế tài nguyên, tuy nhiên trước sự lên giá mạnh của tài nguyên thiên nhiên trong những năm gần đây, Nam Phi đã xây dựng và đưa vào áp dụng chính sách thuế tài nguyên.

Thuế tài nguyên của Nam Phi được thu vào hai nhóm tài nguyên: Tài nguyên tinh chế (vàng, đồng, kẽm, dầu thô…); Tài nguyên thô, chưa sơ chế (kim cương, quặng sắt, than, cát, quặng kẽm…). Trong đó, có sự phân biệt về mức thuế suất áp dụng đối với tài nguyên thô và tài nguyên tinh, đã qua chế biến.

Thuế tài nguyên của Nam Phi được thu dựa theo giá bán, song mức thuế áp dụng được xác định theo công thức dựa trên mức sinh lãi của từng doanh nghiệp (mức sinh lãi được xác định dựa theo hệ số giữa EBIT (thu nhập trước thuế và trả lãi tiền vay) so với doanh số.

Theo đó, dự án có mức sinh lãi càng cao thì mức thuế suất áp dụng càng cao. Mức thuế suất mà các doanh nghiệp khai thác tài nguyên phải nộp nằm trong khoảng 0,5% đến 7% (tính trên giá bán). Quan điểm của Nam Phi là mọi loại tài nguyên đều thuộc sở hữu của nhà nước, không phải là sở hữu của người nộp thuế nên nhà nước phải có chính sách điều tiết phù hợp.

* Kinh nghiệm quản lý thuế tài nguyên ở Hoa Kỳ

Quyền sở hữu khoáng sản, cũng như quyền sở hữu mặt đất ở Hoa Kỳ thuộc tư nhân, chính phủ tiểu bang và chính phủ liên bang. Phần lớn đất đai có triển vọng cho việc thăm dò, phát triển và khai thác kim loại quý, đều do Chính phủ liên bang sở hữu và được tiếp nhận thông qua hệ thống chủ động xin đăng ký quyền khai thác.

Các bang riêng biệt thường theo hệ thống cấp phép riêng đối với các khoáng sản do các bang sở hữu. Tư nhân có quyền quyết định việc bán, cho

thuê hoặc ký các thỏa thuận khác như liên doanh, liên kết liên quan đến khoáng sản mà họ nắm quyền sở hữu hoặc kiểm soát. Mọi hoạt động khai khoáng, dù trên đất tư hay đất công đều được điều chỉnh bởi rất nhiều luật, quy định, quy chế, pháp lệnh của liên bang, tiểu bang hay địa phương, chúng đề cập đến các vấn đề khác nhau kể cảo bảo vệ môi trường, giảm thiểu và phục hồi môi trường.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ THUẾ TÀI NGUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w