Quản lý thuế tài nguyên bắt đầu từ khâu tuyên truyền chính sách, pháp luật đến người nộp thuế, hướng dẫn kê khai thuế, thanh tra kiểm tra thuế và quản lý nợ thuế. Các khâu trên tạo thành một vòng tròn khép kín tương ứng với từng chức năng, nhiệm vụ của từng phòng.
Người nộp thuế chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, chính xác của việc lập tờ khai thuế tài nguyên. Trường hợp cơ quan thuế qua công tác kiểm tra, thanh tra phát hiện các số liệu trên tờ khai là không trung thực, không chính xác, cơ sở kinh doanh sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Người nộp thuế tự tính số thuế phải nộp, trừ trường hợp việc tính thuế do cơ quan quản lý thuế thực hiện theo quy định của Chính phủ, người nộp
thuế có trách nhiệm nộp số tiền thuế đã kê khai vào NSNN, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế.
Ở từng cấp, bộ máy cơ quan thuế có thể được tổ chức theo các mô hình sau: Mô hình tổ chức theo sắc thuế, mô hình tổ chức theo chức năng, mô hình tổ chức theo đối tượng nộp thuế. Ở Cục thuế Vĩnh Phúc tổ chức quản lý thuế theo mô hình chức năng bao gồm:
Phòng Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế: Tổ chức thực hiện tuyên truyền chính sách, pháp luật, giải đáp vướng mắc của người nộp thuế.
Phòng kê khai kế toán thuế: Tổ chức thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế, cấp MST.
Phòng Thanh tra- Kiểm tra thuế: Tham mưu, tổ chức triển khai thực hiện thống nhất chính sách thuế tài nguyên; kiểm tra giám sát việc thực hiện quản lý thuế tài nguyên tại các chi cục thuế; tổ chức thực hiện dự toán thu thuế tài nguyên theo kế hoạch cục thuế giao đối với các tổ chức
Phòng quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế: Tổ chức thực hiện công tác quản lý nợ thuế, đôn đốc thu tiền thuế nợ và cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt.
Phòng Tuyên truyền hỗ trợ NNT
Phòng Tuyên truyền, hỗ trợ NNT luôn là bộ phận phòng được giao nhiệm vụ trong việc cập nhật, hệ thống chính sách thuế tài nguyên để vừa phổ biến tới toàn bộ đội ngũ công chức thuế, những người thi hành pháp luật về thuế tài nguyên để nắm vững, nắm rõ những quy định hiện hành về thuế tài nguyên; đồng thời tuyên truyền, phổ biến tới NNT. Các chính sách về thuế tài nguyên vừa được hướng dẫn thực hiện chung dưới Luật quản lý thuế, vừa được hướng dẫn chi tiết, cụ thể trong Luật thuế tài nguyên và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Tổ chức các buổi tập huấn về văn bản pháp luật liên quan đến chính sách thuế, luật thuế... ở các thời điểm có sự thay đổi về chính sách thuế.Các chính sách về thuế tài nguyên vừa được hướng dẫn thực hiện chung dưới Luật quản lý thuế, vừa được hướng dẫn chi tiết, cụ thể trong Luật thuế tài nguyên và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trong những năm gần đây, ngành thuế Vĩnh Phúc nói riêng toàn ngành thuế nói chung, thuế tài nguyên là chuyên đề nóng, được quan tâm, chỉ đạo hướng dẫn thực hiện rất sát sao. Bộ phận tuyên truyền, hỗ trợ NNT đã tổ chức các buổi tập huấn về thuế tài nguyên cùng các sắc thuế khác ở các thời điểm có sự thay đổi về chính sách thuế. Như thời điểm Thông tư 174/2016/TT-BTC ngày 28/10/2016 sửa đổi, bổ sung Thông tư 152/2015/TT-BTC ngày 02/10/2015 hướng dẫn về thuế tài nguyên, bộ phận tuyên truyền hỗ trợ đã kết hợp với các phòng chức năng tổ chức buổi tập huấn về thuế tài nguyên cho các đơn vị đóng trên địa bàn. Do số lượng các đơn vị phát sinh nghĩa vụ thuế tài nguyên trên địa bàn không nhiều, nên việc tập huấn thuế tài nguyên thường được kết hợp cùng với tập huấn các chính sách về thuế khác.
Thực hiện giải đáp các vướng mắc cho NNT qua điện thoại, email hoặc văn bản... Cơ chế NNT tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm đòi hỏi NNT cũng phải tự cập nhật các chính sách về thuế tài nguyên cho đơn vị mình, và trong quá trình thực hiện, có phát sinh vướng mắc thì gửi văn bản hỏi, gửi email, điện thoại hoặc tới trực tiếp cơ quan thuế để được giải đáp. Bộ phận tuyên truyền, hỗ trợ NNT sẽ là bộ phận có trách nhiệm giải đáp vướng mắc cho NNT, công tác này được thực hiện kết hợp với các phòng ban chức năng có liên quan, để cùng đưa ra câu trả lời thỏa đáng nhất cho NNT.
Từ năm 2017 đến 2019, bộ phận tuyên truyền hỗ trợ NNT đã trả lời rất nhiều các câu hỏi, vướng mắc của NNT về thuế tài nguyên, phần lớn là giải đáp trực tiếp và giải đáp bằng đường điện thoại, email và chỉ trả lời 03
văn bản cho NNT liên quan tới thuế tài nguyên trên tổng số 247 văn bản trả lời. Nội dung vướng mắc chủ yếu là về căn cứ xác định giá tính thuế tài nguyên. Những vướng mắc đồng thời là cơ sở để bộ phận tuyên truyền và hỗ trợ NNT tổng hợp, đề xuất, kiến nghị lên cơ quan cấp trên để sửa đổi, bổ sung quy định về thuế tài nguyên cho phù hợp
Phối hợp với báo, đài các kênh truyền thông đăng tin, tuyên truyền về các chính sách thuế mới và các công tác khác của ngành thuế. Công tác tuyên truyền chính sách thuế tài nguyên cũng được chú trọng trong thời gian qua. Cục Thuế Vĩnh Phúc đã thực hiện 23 bản tin, phóng sự tuyên truyền pháp luật thuế trên truyền hình của tỉnh trong đó có 03 bản tin về thuế tài nguyên.trong 3 năm từ 2017-2019, bộ phận tuyên truyền và hỗ trợ NNT đã thực hiện được 14 bản tin, phóng sự tuyên truyền pháp luật thuế trên truyền hình của tỉnh về chính sách thuế tài nguyên; 36 buổi tuyên truyền về chính sách thuế tài nguyên trên đài phát thanh tỉnh và hệ thống truyền thanh cơ sở tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Đăng tải 11 tin, bài phản ánh trên các Báo, tạp chí của Trung ương và địa phương, bản tin sinh hoạt chi bộ, bản tin tư pháp, bản tin dân vận, Hội người cao tuổi của tỉnh có liên quan tới lĩnh vực thuế tài nguyên.
Bảng 3. 3. Số buổi tập huấn về thuế tài nguyên và giải đáp vướng mắc tại Văn phòng Cục Thuế từ năm 2017-2019
Năm Số buổi tậphuấn Số lượt giải đáp (qua điện thoại và trựctiếp)
2017 3 461
2018 2 507
2019 2 592
(Nguồn: Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc)
Phòng kê khai và kế toán thuế
Bộ phận Kê khai và kế toán thực hiện nhiệm vụ chủ yếu liên quan tới công tác theo dõi việc kê khai, nộp tờ khai thuế và nhập các dữ liệu kê khai
của NNT vào phần mềm quản lý thuế. Đối với thuế tài nguyên, công việc quản lý phát sinh liên quan tới xử lý dữ liệu kê khai trên tờ khai thuế tài nguyên, quản lý nộp tờ khai đúng thời hạn quy định, kiểm tra việc khai đúng các chỉ tiêu và việc hạch toán tiền thuế của các đơn vị
Bảng 3. 4. Tỷ lệ doanh nghiệp nộp tờ khai thuế tài nguyên qua mạng trên số doanh nghiệp đang hoạt động
Năm Số DN khai thác tàinguyên đang hoạt động Số DN khai thác tài nguyên nộp HSKT qua mạng Tỷ lệ DN nộp tờ khai qua mạng / số DN đang hoạt động (%) 2017 29 29 100 2018 37 37 100 2019 40 40 100 (Nguồn: Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc)
Thực hiện Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11, 100% doanh nghiệp kê khai, nộp thuế điện tử.
Theo Bảng 3.4 cho thấy các đơn vị khai thác thuế tài nguyên chấp hành rất tốt việc kê khai nộp thuế qua mang 100% số DN có hoạt động khai thác tài nguyên đều chấp hành nộp tờ khai thuế điện tử.
Bảng 3.5.Tỷ lệ nộp tờ khai đúng hạn N Năm Số tờ khai thuế phải nộp Số tờ khai thuế đã nộp Số tờ khai thuế đã nộp đúng hạn Tỷ lệ (%) Số tờ khai đã nộp/số tờ khai thuế phải nộp Số tờ khai đã nộp đúng hạn/số tờ khai thuế đã nộp 2017 372 367 329 98,7 89,6 2018 383 373 330 97,4 88,5 2019 425 418 390 98,4 93,3 (Nguồn: Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc)
Công tác kê khai thuế của các đơn vị khai thác tài nguyên được thực hiện khá đầy đủ theo quy định. Thuế tài nguyên là loại thuế kê khai theo tháng
và được thực hiện quyết toán theo năm tài chính. Cả 3 năm từ 2017-2019 đều đạt trên 97% % số tờ khai đã nộp trên số tờ khai phải nộp. Số tờ khai nộp đúng hạn tương đối cao, trung bình đạt 90%.
Bảng 3.6. Tỷ lệ tờ khai thuế tài nguyên đúng các chỉ tiêu
N
Năm Số tờ khai thuế tàinguyên đã nộp
Số tờ khai thuế khai đúng các
chỉ tiêu
Tỷ lệ tờ khai thuế khai đúng các chỉ tiêu (%)
2017 367 352 95,9
2018 373 356 95,4
2019 418 407 97,4
(Nguồn: Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc)
Tỷ lệ tờ khai thuế tài nguyên đúng các chỉ tiêu rất cao,đều đạt trên 95%, năm 2017 là 95,9% trên tổng số tờ khai đã nộp, năm 2018 là 95,4% và năm 2019 là 97,4%. Cho thấy các đơn vị thực hiện rất tốt việc kê khai thuế tài nguyên theo đúng các chỉ tiêu quy định.
Về công tác kế toán thuế tài nguyên: Thuế tài nguyên là loại thuế được điều tiết 100% cho ngân sách địa phương, do đó công tác kế toán thuế luôn cần phải chi tiết đến từng địa bàn nơi đơn vị tiến hành khai thác tài nguyên để có cơ sở hạch toán đúng số thu.
Bảng 3.7.Công tác kế toán thuế tài nguyên qua chứng từ nộp tiền
Năm Số chứng từ nộp thuế tài nguyên Số chứng từ có sai sót Tỷ lệ chứng từ có sai sót (%) 2010 186 29 15,6 2011 271 38 14,0 2012 302 35 11,6 (Nguồn: Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc)
Các đơn vị khai thác thuế tài nguyên thường có sai sót trong khi nộp tiền vào NSNN do nhầm mục, tiểu mục NSNN hoặc do ghi không đúng địa chỉ khai thác tài nguyên mà ghi theo địa chỉ trụ sở làm việc, điều này gây khó khăn cho công tác kế toán thuế tài nguyên, phát sinh nhiều công việc liên quan tới điều chỉnh số thu với Kho bạc Nhà nước. Năm 2017, có tới 29/186 số chứng từ nộp có sai sót về mục lục NSNN và địa bàn khai thác tài nguyên, chiếm 15,6%; năm 2018 có 14% số chứng từ nộp có sai sót và năm 2019 có
11,6% số chứng từ nộp có sai sót. Các đơn vị vẫn chưa nắm rõ các quy định trong việc nộp tiền đúng vào NSNN, gây ra tình trạng treo số thu, số thu không vào NSNN kịp thời, tạo khối lượng công việc phát sinh liên quan tới xử lý chứng từ nộp của bộ phận kế toán thuế, đồng thời tạo số nợ điều chỉnh mà bộ phận quản lý nợ phải phối hợp cùng xử lý. Về mặt luân chuyển số thu, chứng từ, công tác kê khai thuế đang được thực hiện theo đề án hiện đại hoá công tác thu nộp thuế thông qua kết nối thông tin giữa ngành Thuế - Kho bạc - Tài chính - Hải quan và thực hiện uỷ nhiệm thu thuế qua Ngân hàng phục vụ cho việc kết nối trao đổi thông tin giữa cơ quan Thuế và Kho bạc trên toàn tỉnh, do vậy việc tập hợp số thu được nhanh chóng kịp thời và có sự thống nhất.
Phòng Thanh tra-Kiểm tra thuế
Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc được bố trí 04 phòng Thanh tra- Kiểm tra nhằm thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra thuế đối với các đơn vị thuộc Văn phòng Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc quản lý, thanh tra kiểm tra toàn diện, trong đó bao gồm cả thuế tài nguyên. Những năm trở lại đây, công tác thanh tra, kiểm tra thuế tài nguyên luôn được ngành Thuế Vĩnh Phúc quan tâm chú trọng, chủ đạo là các phòng Thanh tra, kiểm tra thành lập chuyên đề thanh kiểm tra thuế tài nguyên trên toàn tỉnh nhằm rà soát lại công tác quản lý thuế tài nguyên trên địa bàn.
Bảng 3.8. Tỷ lệ doanh nghiệp đã thanh tra, kiểm tra trên số doanh nghiệp đang hoạt động khai thác thuế tài nguyên
Năm Tổng số DN đanghoạt động thanh tra, kiểm traTổng số DN đã
Tỷ lệ DN đã thanh tra, kiểm tra/ DN đang hoạt động (%)
2017 29 20 68,9
2018 37 26 70,2
2019 40 29 72,5
Nhìn vào số liệu trên cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp khai thác thuế tài nguyên đã thanh tra, kiểm tra đạt tỷ lệ tương đối cao so với tổng số doanh nghiệp khai thác tài nguyên đang hoạt động, theo kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm của Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc hàng năm là tối thiểu 20% số doanh nghiệp đang hoạt động.
Chuyên đề thanh tra, kiểm tra thuế tài nguyên đã được các phòng thanh tra, kiểm tra thực hiện rất hiệu quả. Số lượng các đơn vị khai thác tài nguyên quản lý không nhiều, nên tỷ lệ số đơn vị đã thực hiện thanh tra, kiểm tra thuế tài nguyên rất cao, trung bình giai đoạn 2017-2019 là trên 70%.
Bảng 3.9. Tỷ lệ doanh nghiệp đã thanh tra, kiểm tra phát hiện có sai phạm
Năm
Tổng số DN đã thanh tra, kiểm
tra
Tổng số DN đã thanh tra, kiểm tra phát hiện sai phạm
Tỷ lệ DN đã thanh tra, kiểm tra phát hiện sai phạm/ DN đã thanh tra, kiểm
tra (%)
2017 20 17 85,0
2018 26 23 88,5
2019 29 26 89,7
(Nguồn: Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc)
Căn cứ số liệu trên cho thấy số doanh nghiệp sai phạm trong lĩnh vực thuế tài nguyên là rất cao, trung bình từ 85%, cụ thể năm 2017 có đến 85 %, năm 2018 là 88,5%, năm 2019 là 89,7% doanh nghiệp sai phạm qua thanh tra, kiểm tra,chothấy được tình hình chấp hành nghĩa vụ thuế tài nguyên của các đơn vị khai thác tài nguyên chưa được tốt. Điều này có thể xuất phát từ nhiều lý do chủ quan và khách quan, do ý thức chấp hành pháp luật về thuế của đơn vị, do công tác tuyên truyền và hỗ trợ NNT chưa được tốt và đồng thời, cũng thể hiện được công tác thanh kiểm tra thuế tài nguyên được thực hiện rất nghiêm túc và triệt để.
Bảng 3.10. Tổng hợp số truy thu sau thanh tra, kiểm tra thuế tài nguyên của Văn phòng Cục thuế
Đơn vị: triệu đồng, DN
Năm
Số DN khai thác tài nguyên đã thanh tra, kiểm
tra
Số tiền truy thu sau thanh tra,
kiểm tra thuế tài nguyên Tổng số thu thuế tài nguyên vào NSNN Số truy thu bình quân / 1 cuộc thanh tra, kiểm tra
Tỷ lệ số truy thu sau thanh
tra,kiểm tra /tổng số thu thuế tài nguyên
(%)
2017 20 2.326 28.993 116 8,0
2018 26 2.931 30.274 113 9,7
2019 29 2.547 25.623 88 9,9
(Nguồn: Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc)
Số tiền truy thu trên tổng số thu thuế tài nguyên bình quân cho 01 cuộc thanh tra, kiểm tra giảm qua các năm, tuy nhiên tỷ lệ truy thu sau thanh tra, kiểm tra lại tăng qua các năm là do số cuộc thanh tra tăng dần qua các năm nhưng tốc độ tăng của số tiền thuế truy thu nhỏ hơn tốc độ tăng của số cuộc thanh tra kiểm tra nhưng tốc độ tăng của số thuế truy thu lại tăng nhanh hơn tốc độ thu thuế tài nguyên vào NSNN.
Về sản lượng tính thuế: Trong thời gian đầu tiến hành kiểm tra rà soát thuế tài nguyên, các đơn vị khai thác tài nguyên thường không kê khai sản lượng tài nguyên tính thuế theo sản lượng tài nguyên khai thác, mà tính theo sản lượng tiêu thụ. Trong quá trình thanh căn cứ vào lượng xuất và tồn kho, dựa vào các dữ liệu khai thác thực tế cơ quan thuế tính toán ra được sản lượng thực tế khai thác của đơn vị trong kỳ để tính thuế tài nguyên.
Về giá tính thuế: Các đơn vị khai thác tài nguyên cũng xác định không đúng mức giá tính thuế tài nguyên, thường xác định mức giá tính thuế tài nguyên rất thấp so với giá thực tế tiêu thụ.
Kết hợp cả việc tăng sản lượng tài nguyên tính thuế và tăng giá tính thuế, tạo ra số truy thu thuế tài nguyên sau khi kiểm tra. Thêm vào đó, đơn vị
phải chịu mức phạt chậm nộp và phạt vi phạm hành chính kèm theo. Những biện pháp xử lý mạnh sẽ tạo hiệu ứng tốt đối với việc thực hiện nghĩa vụ thuế